MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm trong vùng bán sơn địa với<br />
đặc điểm địa hình rất đa dạng: vùng gò đồi, vùng ruộng bậc thang và vùng<br />
đồng trũng ven sông. Trong đó đặc biệt là vùng đất gò đồi có vị trí rất quan<br />
trọng, rừng ở đây được coi là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu cho Thủ đô, nó<br />
không chỉ là rừng cảnh quan phục vụ du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần trong cụm<br />
đô thị Hà Nội - Nội Bài - Việt Trì,… mà còn có ý nghĩa phòng hộ môi<br />
trường, giữ nước, điều tiết nước phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất nông<br />
nghiệp của các huyện phía Bắc thành phố Hà Nội. Những năm gần đây vấn<br />
đề đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn đã gây áp lực không nhỏ đến<br />
việc sử dụng đất, cụ thể như: việc mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài, sân golf<br />
Minh Trí, khu du lịch văn hoá Đền Sóc, Học viện Phật giáo, di dời các trường<br />
đại học, các KCN, bãi rác, nghĩa địa,… cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây<br />
trồng, hình thành các trang trại trên các vùng gò đồi đã đặt ra những vấn đề<br />
cấp bách trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự<br />
tăng trưởng kinh tế, đồng hành với ổn định xã hội và phát triển bền vững.<br />
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định một<br />
số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn, thành phố<br />
Hà Nội”.<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát gắn với<br />
các mô hình sử dụng đất của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.<br />
Đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc<br />
Sơn, thành phố Hà Nội.<br />
<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu làm rõ về các chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi<br />
trường trong điều kiện sử dụng đất đặc thù ở vùng gò đồi huyện Sóc Sơn,<br />
thành phố Hà Nội, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về sử dụng<br />
đất bền vững đối với vùng gò đồi, đất dốc phục vụ công tác lập và thẩm định<br />
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Xác định một số yếu tố môi trường cần kiểm soát<br />
phục vụ công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn,<br />
thành phố Hà Nội nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững và giảm<br />
thiểu những rủi ro đối với sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai ở một<br />
huyện vùng gò đồi đang trong quá trình đô thị hoá.<br />
<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn và các vấn đề bảo vệ môi trường,<br />
trong đó tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu, yếu tố bảo vệ môi trường đối<br />
với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.<br />
<br />
2<br />
Các mô hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường trong<br />
quy hoạch sử dụng đất huyện Sóc Sơn.<br />
<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Toàn bộ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, trong đó tập trung thực<br />
nghiệm trên diện tích vùng gò đồi sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.<br />
<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ quan trọng để bảo vệ môi<br />
trường trong sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội<br />
thuộc vùng gò đồi, đất dốc của Việt Nam. Theo đó, đã xác định một số yếu tố<br />
môi trường cần thiết phải kiểm soát phục vụ lập và thẩm định quy hoạch sử<br />
dụng đất huyện Sóc Sơn đến năm 2020, đó là: tổng quỹ đất nông nghiệp cần<br />
bảo vệ, quỹ đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổng quỹ đất rừng, quỹ đất<br />
rừng thông cần bảo vệ nghiêm ngặt; độ che phủ rừng, độ che phủ chung gồm<br />
cả cây lâu năm; diện tích đất bảo đảm cảnh quan, nguồn nước và quỹ đất xây<br />
dựng các công trình bãi rác, xử lý chất thải. Đây là những chỉ tiêu kép: sử<br />
dụng đất - bảo vệ môi trường và được lồng ghép trong phương án quy hoạch<br />
sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững.<br />
<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tổng quan về sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất<br />
1.1.1. Đất và sử dụng đất<br />
Đất là một hệ thống phức tạp bao gồm phần vô cơ, hữu cơ, sinh vật, nước, khí<br />
và sự vận động liên tục từ bản thân nó cũng như tác động to lớn của con người. Vận<br />
động của con người là sự phát triển. Sự phát triển gắn liền với ô nhiễm và suy thoái<br />
môi trường đất (Trần Văn Nhân, Nguyễn Thị Lan Anh, 2006).<br />
Đất không đơn giản chỉ là lớp vỏ bề mặt của thạch quyển mà nó là sản<br />
phẩm của quá trình phong hoá lý hoá học tầng đá mẹ và sự chuyển hoá, nhào<br />
trộn của các chất khoáng và chất hữu cơ. Đất cũng là môi trường sống thuận<br />
lợi đối với đa số các loài sinh vật. Cảnh quan không có đất là cảnh quan<br />
không có sự sống (Lương Đức Phẩm và cộng sự, 2009).<br />
Sử dụng đất (Land Use): Bao gồm toàn bộ các hoạt động can thiệp của<br />
con người đối với tài nguyên đất đai tự nhiên. Sử dụng đất là quá trình thực<br />
hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh, quốc phòng…theo các<br />
định hướng quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực<br />
hoặc vùng lãnh thổ và có liên quan tới các biện pháp chính sau: Khai thác;<br />
Xây dựng; Canh tác và Bảo vệ.<br />
Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu có hạn này đem<br />
lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo<br />
được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.<br />
<br />
3<br />
<br />
1.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất<br />
Theo Đoàn Công Quỳ và cộng sự, Quy hoạch sử dụng đất (Land Use<br />
Planning) là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của<br />
Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ và hợp lý có hiệu quả cao thông<br />
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như<br />
một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm<br />
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi<br />
trường.<br />
Theo Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO (1993) “Quy<br />
hoạch sử dụng đất là sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và<br />
nước, về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã<br />
hội khác nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử<br />
dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá hủy tài<br />
nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp<br />
thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy”.<br />
<br />
1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất<br />
Để thấy được một cách đầy đủ những yêu cầu về môi trường trong quy<br />
hoạch sử dụng đất chúng ta xem xét mối quan hệ này ở cả hai khía cạnh: yêu<br />
cầu khách quan và yêu cầu chủ quan - do tính pháp lý mang lại.<br />
<br />
1.2.1. Yêu cầu khách quan<br />
Xét về mặt khái niệm, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất<br />
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn<br />
tại, phát triển của con người và sinh vật, cụ thể gồm các thành phần như đất,<br />
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái<br />
vật chất khác (Luật Bảo vệ môi trường 2005).<br />
Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng<br />
hợp toàn bộ các đối tượng trên để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính<br />
quy luật khách quan của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng của<br />
các nguồn tài nguyên gắn với đất phục vụ cho công tác hoạch định phương án<br />
khai thác sử dụng đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển kinh<br />
tế - xã hội, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.<br />
QHSDĐ cũng bao gồm những hoạt động mang tính dự báo, bố trí quỹ đất<br />
cho các nhu cầu trong tương lai, kể cả các nhu cầu cho hoạt động phòng<br />
ngừa, ứng phó với những rủi ro, sự cố môi trường trong tương lai (trồng rừng<br />
chắn sóng, chắn cát, xây dựng đê, kè, đập,...); những hoạt động nhằm cải<br />
thiện, giữ môi trường trong lành (trồng cây, trồng rừng, xây dựng hồ chứa<br />
nước,...); sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học (quy hoạch<br />
bảo vệ các khu vực khoáng sản, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia,...).<br />
<br />
1.2.2. Yêu cầu về pháp lý<br />
Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm<br />
bảo các nguyên tắc căn bản sau: Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả; Khai<br />
<br />
4<br />
thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Bảo vệ, tôn tạo di<br />
tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.<br />
Để đảm bảo đạt được những yêu cầu trên, những quy định về nội dung<br />
quy hoạch sử dụng đất đã bao hàm những hoạt động nhằm bảo vệ môi<br />
trường: Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,<br />
xã hội và hiện trạng sử dụng đất; Đánh giá tiềm năng đất đai; Xác định diện<br />
tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,<br />
an ninh; Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.<br />
Các phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra đều được xem xét, cân nhắc<br />
và tính toán trên cả ba khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường để từ đó lựa<br />
chọn được phương án phù hợp. Đó là phương án đảm bảo Phát triển bền<br />
vững, tức là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không<br />
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ<br />
sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội<br />
và bảo vệ môi trường.<br />
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định đối tượng phải đánh giá môi<br />
trường chiến lược là quy hoạch sử dụng đất đối với khu vực liên tỉnh, liên<br />
vùng, tức là đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và quy hoạch sử dụng<br />
đất của cả nước phải đánh giá môi trường chiến lược.<br />
<br />
1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch<br />
sử dụng đất<br />
Một nguyên tắc căn bản đã được Luật Đất đai quy định, yêu cầu trong sử<br />
dụng đất phải đảm bảo “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không<br />
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”. Chính<br />
nguyên tắc này có ảnh hưởng xuyên suốt, đòi hỏi công tác quy hoạch sử dụng<br />
đất phải quan tâm đến khía cạnh môi trường. Đồng thời, bản thân quy hoạch<br />
sử dụng đất cũng là một hoạt động tổng hợp bảo vệ môi trường.<br />
Pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ môi trường cũng đã có những quy<br />
định về công tác bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nói chung và quy<br />
hoạch sử dụng đất nói riêng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và<br />
chủ quan đã ảnh hưởng đến việc áp dụng những quy định, lồng ghép các vấn<br />
đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh đó cũng còn có nhiều<br />
tồn tại cần bổ sung, hoàn thiện.<br />
Thực tế thời gian vừa qua chúng ta còn lúng túng trong quan niệm và<br />
phương pháp lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất.<br />
Thứ nhất là quan niệm về vấn đề lồng ghép, từ trước đến nay công tác<br />
quy hoạch sử dụng đất vẫn được quan niệm tự thân nó đã bao hàm các hoạt<br />
động môi trường, do đó đây là hoạt động tương đối độc lập, đầy đủ các yếu tố<br />
cấu thành: tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường.<br />
Xu hướng thứ hai thì coi công tác quy hoạch sử dụng đất mới là một phần<br />
của hoạt động môi trường, cần có sự lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi<br />
trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.<br />
<br />
5<br />
Thứ ba là phương pháp tiếp cận, những năm trước đây việc lồng ghép<br />
thường được quan tâm nghiên cứu là những ảnh hưởng đến môi trường của<br />
phương án quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên ngày nay cách tiếp cận này đã<br />
thay đổi “Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng,<br />
thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự<br />
án phát triển”, thậm chí phải được nghĩ đến ngay từ khâu hình thành ý tưởng<br />
quy hoạch, những xu hướng ban đầu của phương án quy hoạch, như vậy việc<br />
lồng ghép mới đem lại hiệu quả cao.<br />
<br />
1.3. Bảo vệ môi trường đất<br />
1.3.1. Môi trường đất<br />
Môi trường đất là tập hợp các yếu tố về thành phần và tính chất của đất (đặc<br />
trưng và thuộc tính), các quá trình cũng như các yếu tố tác động đến quá trình đó<br />
trong đất, liên quan đến sự hình thành, phát triển, quyết định độ phì nhiêu tự<br />
nhiên của đất tại một thời điểm nhất định và trong một phạm vi nhất định, có ảnh<br />
hưởng đến sự sống của sinh vật cũng như đến các dạng và thành phần môi trường<br />
liên quan (Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất, 2009).<br />
Hiện nay quan điểm nghiên cứu các vấn đề về môi trường đất, đã xác định<br />
4 quá trình gây suy thoái đất do tác nhân của con người: xói mòn do gió và<br />
nước, suy thoái do dư thừa các chất hoá học, suy thoái vật lý và suy thoái<br />
sinh học (Trung tâm Điều tra, Đánh giá tài nguyên đất, 2009).<br />
<br />
1.3.2. Bảo vệ môi trường vùng gò đồi, đất dốc<br />
1.3.2.1. Đặc điểm vùng gò đồi, đất dốc<br />
Vùng gò đồi là vùng được xác định trong phạm vi độ cao tuyệt đối dưới<br />
500m, trừ trường hợp đặc biệt có địa hình chia cắt mạnh và có địa mạo đa<br />
dạng (lượn sóng, bát úp, núi thấp). Sự phát triển nông lâm nghiệp trong một<br />
tổng thể thống nhất sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng cả trong phát<br />
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giữ gìn đa dạng sinh học và an ninh chính<br />
trị, an toàn xã hội.<br />
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng lớp đất mặt để duy<br />
trì cuộc sống của nhân loại là rất mỏng và rất dễ bị tổn thương. Khi lớp đất<br />
mỏng trên bề mặt đã bị xói mòn thì khó mà khôi phục lại. Đối với vùng nhiệt<br />
đới ẩm thì nguy cơ xói mòn đất thường cao hơn các vùng khác. Nếu thiếu sự<br />
bảo vệ do việc canh tác, trồng trọt không đúng cách, đất sẽ bị thoái hoá trầm<br />
trọng trong một thời gian ngắn.<br />
<br />
1.3.2.2. Sử dụng đất dốc bền vững<br />
Về phát triển bền vững (dẫn theo Lê Quốc Doanh và cộng sự, 2006), viện<br />
dẫn khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và sự phát triển (WCED):<br />
Phát triển bền vững là sự phát triển có khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ<br />
hiện nay mà không phương hại đến khả năng của các thế hệ mai sau đáp ứng<br />
được những nhu cầu của họ.<br />
<br />