Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong đánh giá một số tổn thương khớp vai do chấn thương; Nhận xét giá trị của cộng hưởng từ và cộng hưởng từ tiêm chất tương phản nội khớp trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương có đối chiếu với phẫu thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUÔC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ---------*****--------- LÊ DUY DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 3.0 TESLA TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG KHỚP VAI DO CHẤN THƯƠNG Ngành: Chẩn đoán hình ảnh Mã số: 62.72.01.66 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2020
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lâm Khánh 2. PGS.TS. Lê Văn Đoàn Phản biện: 1. 2. 3. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: ............................................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện................................................................................
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khớp vai là khớp lớn, linh hoạt nhưng hay gặp tổn thương do chấn thương. Ở Mỹ, Zacchilli và cs (2010) nghiên cứu trên 8.940 BN, cho thấy tỷ lệ chấn thương khớp vai là 23,9/100.000 người. Theo Bùi Văn Đức (2004), đánh giá trên 8056BN, tỷ lệ chấn thương khớp vai chiếm tỷ lệ 45,0%. Bệnh lý khớp vai do chấn thương hay gặp là tổn thương chóp xoay, sụn viền. Thăm khám lâm sàng khó đánh giá hết và đầy đủ tổn thương. Cộng hưởng từ (CHT) khớp vai có nhiều ưu điểm so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, đặc biệt là máy có từ lực cao như 1.5 - 3.0 Tesla và với cộng hưởng từ có tiêm chất tương phản nội khớp. Theo Lambert.A và cs (2009), CHT 3.0 Tesla có giá trị trong đánh giá các tổn thương nhỏ và có độ chính xác cao hơn cho việc lập kế hoạch phẫu thuật. Theo Magnee.T (2015) đánh giá CHT 3.0 Tesla và CHT tiêm khớp rất hữu ích trong đánh giá trước phẫu thuật. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu nào trong nước về cộng hưởng từ khớp vai do chấn thương trên máy cộng hưởng từ có từ lực và độ phân giải cao như 3.0 Tesla. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương”. Với hai mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 3.0 Tesla trong đánh giá một số tổn thương khớp vai do chấn thương. 2. Nhận xét giá trị của cộng hưởng từ và cộng hưởng từ tiêm chất tương phản nội khớp trong chẩn đoán tổn thương khớp vai do chấn thương có đối chiếu với phẫu thuật.
- 2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu khớp vai Cấu trúc giải phẫu của khớp vai gồm những thành phần giữ vững chủ động và thụ động. Các gân cơ chóp xoay, sụn viền, dây chằng bao khớp có liên quan chặt chẽ đến hình ảnh những tổn thương khớp vai do chấn thương trên CHT. 1.3. Chẩn đoán hình ảnh khớp vai Chẩn đoán hình ảnh khớp vai gồm có X-quang thường qui, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và nội soi khớp vai chẩn đoán. Trong đó, CHT là phương pháp hiệu quả, không xâm lấn. 1.4. Giải phẫu cộng hưởng từ khớp vai Bao khớp, dây chằng, các gân cơ xoay và sụn viền có tín hiệu thấp trên tất cả các xung, xác định dựa vào vị trí giải phẫu. Các mặt cắt cộng hưởng từ cơ bản gồm mặt cắt ngang, đứng ngang, đứng dọc đảm bảo cắt qua hết khớp vai. 1.4.4. Hình ảnh cộng hưởng từ sụn viền Trên cộng hưởng từ sụn viền thấy rõ trên ảnh ngang và đứng ngang chéo, đặc điểm là giảm tín hiệu vừa trên tất cả các chuỗi xung, có hình tam giác hoặc hình chêm nằm giữa hai cấu trúc giảm tín hiệu mạnh của sụn đầu xương cánh tay và ổ chảo. 1.4.5. Hình ảnh cộng hưởng từ gân cơ chóp xoay Gân cơ xoay trên CHT có tín hiệu thấp trên tất cả các chuỗi xung. Đánh giá chóp xoay gồm có 4 gân cơ: trên gai, dưới gai, dưới vai và tròn bé, kèm theo có đầu dài gân cơ nhị đầu với đặc điểm đường đi, đường bờ dựa trên giải phẫu và xem xét trên các lớp cắt. 1.5. Một số hình ảnh tổn thương khớp vai trên cộng hưởng từ 1.5.1. Tổn thương chóp xoay Tổn thương chóp xoay bao gồm các tổn thương rách bán phần, rách toàn phần, viêm và thoái hóa gân cơ.
- 3 1.5.2. Tổn thương sụn viền Trên cộng hưởng từ sụn viền thấy rõ trên ảnh cắt ngang và đứng ngang chếch và giảm tín hiệu vừa trên tất cả các chuỗi xung. 1.5.2.1. Tổn thương Bankart Tổn thương Bankart là tổn thương sụn viền trước dưới, thường từ vị trí 3h đến 6h (và thường phối hợp với khuyết bờ sau chỏm xương cánh tay: tổn thương Hill- Sachs), đây được coi là tổn thương cơ bản và thường gặp nhất trong bệnh lý trật khớp vai tái diễn. 1.5.2.2. Khuyết sụn viền Là tổn thương khi thiếu đi một phần sụn viền bình thường ở vị trí trước trên (Buford complex). 1.5.3. Tổn thương phức hợp bờ trên ổ chảo (SLAP: Superior Labral Anterior to Posterior) Tổn thương sụn viền và gân cơ nhị đầu tại chỗ bám vào bờ trên ổ chảo, tổn thương từ trước ra sau, giới hạn từ vị trí 10h đến 2h có hoặc không kèm theo rách đầu dài gân cơ nhị đầu. 1.5.5. Tổn thương dây chằng, bao khớp Nhiều nghiên cứu cho thấy tổn thương gân cơ chóp xoay, sụn viền thường có tổn thương các khác như dây chằng và bao khớp phối hợp đặc biệt với tổn thương Bankart. 1.6. Sơ lược các phương pháp điều trị khớp vai 1.6.1 Điều trị bảo tồn Điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tiêm corticoid vào khoang dưới mỏm cùng vai có thể đem lại kết quả tốt cho BN rách chóp xoay ở giai đoạn sớm và tổn thương nhẹ. Tập mạnh cơ giúp ích rất nhiều cho BN trật khớp vai không do chấn thương, bệnh nhân nhi và các bệnh nhân mất vững do chủ ý.
- 4 1.6.2 Điều trị ngoại khoa Một số tác giả đã so sánh kết quả điều trị bảo tồn với phẫu thuật khâu cố định chóp xoay, sụn viền cho thấy phương pháp phẫu thuật đem lại kết quả tốt hơn về mặt hồi phục vận động, sức cơ và độ ổn định khớp. Ngày nay, phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến. 1.7. Tình hình nghiên cứu cộng hưởng từ khớp vai 1.7.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Chụp CHT khớp vai được thực hiện ngay sau khi phương pháp tạo ảnh bằng cộng hưởng từ được ứng dụng trong y học. Năm 1986, Michaen B và Zlatkin là người đầu tiên chụp CHT khớp vai trên tử thi. Năm 1992, Fritts HM nghiên cứu hình ảnh CHT khớp vai. Năm 1994, Tirman nghiên cứu tổn thương gân cơ xoay và sụn viền do chấn thương trên CHT. Nghiên cứu của Richard Kijowski và cs (2009), cộng hưởng từ 3.0T làm tăng khả năng chẩn đoán tốn thương sụn khớp gối so với may 1.5T. Theo Lambert.A và cs (2009), kết luận CHT 3.0T có giá trị trong phát hiện các tổn thương nhỏ. Theo Thomas Magee (2009), CHT tiêm khớp làm tăng độ nhạy phát hiện các tổn thương rách bán phần mặt khớp gân cơ trên gai, rách sụn viền trước và tổn thương SLAP tốt hơn trên máy 3.0T. 1.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Mặc dù các nghiên cứu ở nước ngoài khá phong phú tổn thương khớp vai do chấn thương trên CHT, tuy nhiên tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn rất ít nghiên cứu về hình ảnh CHT tổn thương khớp vai nói chung và tổn thương khớp vai do chấn thương nói riêng, phần lớn các nghiên cứu trong nước thường sử dụng máy cộng hưởng từ có từ lực thấp và số lượng bệnh nhân không nhiều, nhỏ lẻ.
- 5 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 154 BN chấn thương khớp vai được chụp CHT 3.0T tại khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2012 đến tháng 09/2017 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Bao gồm những BN bị chấn thương khớp vai, có đủ các xét nghiệm CHT 3.0T. Nhóm BN được phẫu thuật có đủ hồ sơ bệnh án. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - BN không có chấn thương, thiếu hồ sơ hình ảnh và bệnh án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có so sánh, tính giá trị chẩn đoán. Nội dung đánh giá gồm hai phần: + Phần 1: Mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương trên CHT. + Phần 2: Tính giá trị chẩn đoán của CHT có đối chiếu với kết quả phẫu thuật khớp vai. 2.2.2 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang (Cross-sectional study) ta có n = 143 BN. Chúng tôi đã tiến hành lấy số liệu trên 154 BN phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn. 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu Máy CHT gồm có 2 hệ thống: Máy Gyroscan Achieva 3.0T hãng Phillip-Hà Lan và máy Discovery MR750w 3.0T hãng GE-Mỹ. 2.2.4. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ khớp vai Kỹ thuật chụp CHT khớp vai với 3 mặt cắt cơ bản và phụ thuộc vào từ lực của máy cũng như tổn thương cần tìm. - Tư thế bệnh nhân chụp: BN nằm ngửa, tay thả lỏng xuôi chiều theo cơ thể, bàn tay ngửa, hoặc theo tư thể ABER. (Abduction External Rotation). Khớp vai được đặt trong coils chuyên dụng. - Lát cắt mỏng 2-4mm, GAP 0,3 mm, ma trận 256 x 256, FOV 12-16 cm che phủ hết khớp vai. Các chuỗi xung cơ bản gồm:
- 6 + Chuỗi xung T1W fat suppressed spin-echo (TR/TE 400-800/8-20 ms). + Chuỗi xung T2W fast spin-echo (TR/TE 3000-4200/90-120 ms). + Chuỗi xung mật độ Proton (PD) với (TR/TE 2200-3000/20-30 ms). * Kỹ thuật tiêm thuốc đối quang từ nội khớp: Tiêm khớp tiến hành dưới hướng dẫn màn tăng sáng hoặc dựa vào mốc giải phẫu với số lượng 39 BN. Kim tiêm 20-22G. Dung dịch tiêm là hỗn hợp được pha 0,1ml gadolium, 5ml thuốc cản quang + 5ml lidocain 1% + 10 ml NaCl 0,9% khi tiêm dưới màn tăng sáng hoặc hỗn dịch tiêm 0,1ml gadolium và 5ml lidocain pha với 10-15 ml NaCl 0,9% khi tiêm theo mốc giải phẫu. Thể tích tiêm 12-20ml, trung bình 15ml. Tiến hành chụp và đánh giá hình ảnh trên máy chụp và trạm xử lý hình ảnh (Workstation). 2.2.5. Các biến số nghiên cứu Các bệnh nhân được nghiên cứu theo mẫu hồ sơ bệnh án thống nhất, bao gồm các biến số nghiên cứu sau: 2.2.5.1. Biến số chung về nhóm nghiên cứu - Tuổi theo nhóm: < 20 tuổi, 20-39 tuổi, 40-59 tuổi và ≥ 60 tuổi - Giới: Nam và nữ - Vị trí chấn thương: khớp vai phải, vai trái, cả 2 bên. - Nguyên nhân gồm: Tai nạn giao thông, thể thao, sinh hoạt, lao động, vi chấn thương liên tục và nguyên nhân khác. - Thời gian từ khi bị chấn thương đến lúc đi khám: < 6 tuần (42 ngày); Từ 6 tuần đến < 3 tháng (42 ngày - < 90 ngày); Từ 3 tháng – 6 tháng ( từ 90- 180 ngày); > 6 tháng ( trên 180 ngày) 2.2.5.2. Các biến số đánh giá chấn thương khớp vai trên lâm sàng - Triệu chứng cơ năng: đau khớp, sưng nề, hạn chế vậng động, sợ sai khớp, số lần sai khớp, triệu chứng khác. - Chẩn đoán lâm sàng thực thể: + Hạn chế vận động chủ động, thụ động.
- 7 + Khám vận động và làm các nghiệm pháp gồm Palm-up hay Speed test, Neer, Lift-off, Jobe, Hawkins, Belly-press. + Tổn thương khác. 2.2.5.3. Các biến số đánh giá tổn thương khớp vai do chấn thương trên cộng hưởng từ thường qui và có tiêm thuốc đối quang từ nội khớp. - Tổn thương sụn viền: + Thay đổi về tín hiệu, hình thái và có hay không có đường rách, chia làm 4 loại từ I – IV và tổn thương Bankart. + Chia theo 6 vị trí gồm: Trên, trước trên, trước dưới, dưới, sau trên, sau dưới hoặc 4 vị trí: Trước trên, trước dưới, sau trên, sau dưới. + Tổn thương Bankart: Bankart xương, sụn, biến thể tổn thương. + Tổn thương Hill-Sachs. + Tổn thương SLAP chia 4 type theo Snyder gồm: - Type 1: rách (tước) sụn viền không hoàn toàn. - Type 2: bong phần trung tâm bờ trên sụn viền (vị trí 12h). - Type 3: Rách dạng quai xô sụn viền bờ trên ổ chảo, không bao gồm đầu dài gân cơ nhị đầu. - Type 4: rách sụn viền lan vào đầu dài gân cơ nhị đầu + Tổn thương phối hợp và các tổn thương khác - Rách gân cơ xoay + Rách bán phần (partial thickness): - Phân độ theo Ellman (1990) và Habermayer (2013) - Vị trí: mặt khớp, mặt hoạt dịch, trung tâm. mặt hoạt dịch. - Có rách hoàn toàn và không rách hoàn toàn. - Phân co rút gân cơ theo Patte và Baterman: Theo phân loại của Patte có 3 mức độ co rút: - Độ 1: vị trí gân co rút nằm ở ngoài chỏm xương cánh tay - Độ 2: gân co rút nằm ở đỉnh chỏm xương cánh tay. - Độ 3: gân co rút nằm ở ngang mức ổ chảo xương vai Theo Baterman:
- 8 - Độ 1: vị trí gân co rút dưới 1 cm từ điểm bám - Độ 2: gân co rút từ 1-3 cm từ điểm bám - Độ 3: gân co rút dưới 5 cm - Độ 4: Co rút toàn bộ gân cơ trên 5 cm, ít còn khả năng hồi phục. + Tổn thương thoái hóa mỡ gân cơ chóp xoay gồm các phân loại sau: - Theo Goutallier từ độ 0 – 4 gồm: Độ 0: cơ bình thường; Độ 1: có một vài dải mỡ trong cơ; Độ 2: mỡ chiếm 50% cơ. - Theo Warner từ độ 0 - 3 gồm: Độ 0: cơ bình thường; Độ 1: mức độ nhẹ, có một vài dải mỡ trong cơ; Độ 2: mức độ vừa, mỡ chiếm 50% cơ. - Theo Thomazeau từ độ 1 – 3 gồm: Độ I: cơ bình thường hoặc teo rất nhẹ khi 1,0< R < 0,6; Độ II: mức độ teo cơ vừa khi 0,6 < R < 0,4; Độ III: mức độ teo cơ nặng và rất nặng khi R< 0,4. + Rách hoàn toàn (full thickness) gân mất liên tục từ mặt khớp đến mặt hoạt dịch. + Tổn thương chỏm xương cánh tay và ổ chảo gồm vị trí, có phù xương, nang xương. + Tổn thương các bao hoạt dịch khớp và quanh khớp như viêm, tràn dịch bao hoạt dịch, vị trí bao hoạt dịch tổn thương. + Tổn thương khớp cùng vai đòn 2.2.5.4. Các biến số nghiên cứu đánh giá tổn thương khớp vai do chấn thương trên phẫu thuật - Các thông số đánh giá trên phẫu thuật khớp gồm: + Tổn thương sụn viền gồm vị trí, hình thái. + Tổn thương gân cơ chóp xoay gồm vị trí, hình thái rách, mức độ co rút, thoái hóa mỡ. + Tổn thương chỏm như sai khớp, vỡ xương ổ chảo, vỡ củ lớn xương cánh tay, phù xương, lún xương. + Tổn thương khoang dưới mỏm cùng vai.
- 9 + Tổn thương bao khớp và bao hoạt dịch khớp như tràn dịch, viêm,... 2.2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng bệnh án mẫu, lấy thông tin từ bệnh án, hình ảnh CHT của tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, từ 12/2012 đến 9/2017. - Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trên bệnh nhân có tổn thương, quá trình nghiên cứu không ảnh hưởng đến tiến độ điều trị, không gây nguy cơ có hại cho bệnh nhân. Thông tin bệnh nhân được giữ kín. 2.2.6.2. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS (V.22) để thống kê các thông số. + Các biến số về đặc điểm hình ảnh được tính theo tỷ lệ %. + Các biến số về giá trị CHT so sánh với phẫu thuật. Bảng 2.1: Bảng tính giá trị thống kê 2 x 2 PTNS (+) PTNS (-) Tổng CHT (+) a b a+b CHT (-) c d c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d - Tính các giá trị gồm độ nhạy (Sn), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác (Acc), giá trị dự báo dương tính (PPV), giá trị dự báo âm tính (NPV) theo công thức. - Tính hệ số phù hợp chẩn đoán theo hệ số Kappa. Bảng 2.2: Ý nghĩa độ phù hợp chẩn đoán của giá trị Kappa Chỉ số Kappa Độ phù hợp < 0,20 Kém (poor) 0,20 – 0,40 Yếu (fair) 0,41 – 0,60 Trung bình (moderate) 0,61 – 0,80 Tốt (good) 0,81 – 1,00 Rất tốt (excellent)
- 10 2.2.7. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu BN chấn thương khớp vai đến bệnh viện khám Thăm khám lâm sàng, chỉ định chụp CHT - Tổn thương BN được chụp chóp xoay và đánh giá tổn thương - Tổn thương trên CHT sụn viền - Tổn thương khác Vào viện phẫu thuật Không vào viện Kết quả phẫu thuật Kết quả hình ảnh CHT Đánh giá - Độ nhạy, độ đặc hiệu, Mục tiêu 2 giá trị dự báo âm tính, Mục tiêu 1 Giá trị của giá trị dự báo dương tính Đặc điểm cộng hưởng từ - Độ phù hợp chẩn đoán hình ảnh 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành khách quan, trung thực tại cơ sở chuyên môn và đào tạo có uy tín là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, các thông tin liên quan được giữ bí mật. Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng mà không nhằm mục đích khác.
- 11 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu - Tỷ lệ nam/ nữ 70,8%/ 29,2%, nam gặp nhiều hơn nữ 2,4 lần. - Vai phải/ trái 72,7%/ 27,3%, vai phải gặp nhiều hơn trái 2,7 lần. - Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 47,5 ± 15,5 tuổi, nhóm sai khớp 29,2 ± 9,3 tuổi, nhóm không sai khớp 53,5 ± 12,0 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất 40-60 tuổi, chiếm 45,5%. - Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông chiếm 32,5%. sinh hoạt 27,3%, tai nạn thể thao 26,6%, các nguyên nhân khác 13,6%. 3.2. Đặc điểm hình ảnh CHT các tổn thương khớp vai do chấn thương 3.2.1. Phân loại BN tiêm khớp theo nhóm PT và không PT Bảng 3.1: Số lượng BN theo nhóm PT và tiêm thuốc nội khớp Nhóm Nhóm PT Nhóm không PT Tổng (n = 97) (n = 57) (n = 154) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tiêm khớp lượng (%) lượng (%) lượng (%) Có tiêm 25 25,8 14 75,0 39 25,3 Không tiêm 72 74,2 43 25,0 115 74,7 p > 0,05 < 0,01 Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 39 BN tiêm khớp, chiếm 25,3%, trong đó có 25 BN phẫu thuật. 3.2.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ theo nhóm phẫu thuật và nhóm không phẫu thuật 3.2.2.1. Kết quả cộng hưởng từ rách bán phần gân cơ chóp xoay Bảng 3.2: Kết quả CHT rách bán phần gân cơ chóp xoay Nhóm Nhóm PT Không PT Tổng (n = 97) (n = 57) (n = 154) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Rách bán phần lượng (%) lượng (%) lượng (%) Gân TG 28 28,9 18 31,6 46 29,9 Gân DG 2 2,1 0 0,0 2 1,3 Gân DV 3 3,1 1 1,8 4 2,6 Có rách Gân TB 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân NĐ 1 1,0 0 0,0 1 0,6 TG+DV 1 1,0 1 1,8 2 1,3 TG+NĐ 2 2,1 0 0,0 2 1,3
- 12 DG+DV 2 2,1 0 0,0 2 1,3 Tổng 40 40,2 20 35,1 60 38,3 Không rách 57 59,8 37 64,9 94 61,7 p > 0,05 Nhận xét: Rách bán phần gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 29,9%. 3.2.2.2. Kết quả cộng hưởng từ rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay Bảng 3.3: Kết quả CHT rách hoàn toàn gân cơ chóp xoay Nhóm Nhóm PT Không PT Tổng (n = 97) (n = 57) (n = 154) Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Rách hoàn toàn lượng (%) lượng (%) lượng (%) Gân TG 23 23,7 3 5,3 26 16,9 Gân DG 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân DV 1 1,0 0 0,0 1 0,6 Có rách Gân TB 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Gân NĐ 1 1,0 3 5,3 4 2,6 TG+DV 1 1,0 0 0,0 1 0,6 TG+NĐ 4 4,1 2 3,5 6 3,9 DG+DV 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng 30 30,9 8 14,0 38 24,7 Không rách 67 69,1 49 86,0 116 75,3 p > 0,05 Nhận xét: Rách hoàn toàn gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 16,9%. 3.2.2.9. Kết quả CHT viêm phù nề gân cơ chóp xoay Bảng 3.4: Đặc điểm viêm phù nề gân cơ chóp xoay Nhóm Nhóm PT Không PT Tổng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Vị trí lượng (%) lượng (%) lượng (%) Không 26 26,8 16 28,1 42 27,3 Viêm gân TG 50 51,5 23 40,4 73 47,4 Viêm gân DG 0 0,0 1 1,8 1 0,6 Viêm gân DV 0 0,0 1 1,8 1 0,6 Viêm gân NĐ 1 1,0 0 0,0 1 0,6 Viêm 2 gân cơ 12 12,4 11 19,3 33 21,4 ≥ 3 gân cơ 8 8,2 5 8,8 13 8,4 Tổng 97 100 57 100 154 100 p > 0,05 < 0,01
- 13 Nhận xét: Tỷ lệ viêm phù nề gân cơ trên gai chiếm nhiều nhất 47,4% 3.2.2.10 Đặc điểm hình ảnh thoái hóa mỡ trên cộng hưởng từ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa mỡ theo các phân độ Nhận xét: BN thoái hóa mỡ nhẹ chiếm nhiều nhất theo các phân độ. 3.2.2.12. Tổn thương Bankart Bảng 3.5: Tổn thương Bankart Nhóm PT Không PT Tổng Tổn thương n % n % n % Sụn 24 66,7 8 72,7 32 68,1 Xương 9 25,0 3 27,3 12 25,5 Bankart Biến thể 3 8,3 0 0,0 3 6,4 Tổng 36 100 11 100 47 100 p > 0,05 < 0,05 Biến thể giải phẫu 14 28,0 14 56,0 28 37,3 Tổng 50 100 25 100 75 100 Nhận xét: Tổn thương Bankart sụn gặp nhiều nhất, chiếm 68,1%. 3.2.2.16 Liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với BN sai khớp Bảng 3.6: Liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với BN sai khớp Sai khớp Tổng Có Không Tổn thương Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Hill- Có 34 22,1 0 0,0 34 22,1 Sachs Không 4 2,6 116 75,3 120 77,9 Tổng 38 24,7 116 75,3 154 100 p < 0,01
- 14 Nhận xét: Sự liên quan giữa tổn thương Hill-Sachs với bệnh nhân sai khớp vai tái diễn là có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. 3.2.2.17 Tổn thương SLAP Biểu đồ 3.2: Tổn thương SLAP Nhận xét: Tổn thương SLAP type 2 gặp nhiều nhất chiếm 52,2%. 3.2.3. Đặc điểm hình ảnh CHT ở nhóm bệnh nhân tiêm khớp 3.2.3.1. Tổn thương rách gân cơ chóp xoay ở bệnh nhân tiêm khớp Bảng 3.7: Phân bố BN tổn thương chóp xoay ở nhóm tiêm khớp Số lượng Tỷ lệ Tổn thương (n=39) (%) Tổn thương Có 29 74,4 chóp xoay Không 10 25,6 Không rách 24 61,5 Gân TG 12 30,8 Rách bán Gân TG+DV 1 2,6 phần Gân TG+ĐDGNĐ 1 2,6 Gân DG+DV 1 2,6 Không rách 29 74,4 Rách hoàn Gân TG 7 17,9 toàn ĐDGNĐ 3 7,7 Nhận xét: Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ trên gai gặp nhiều nhất 3.2.3.6. Đánh giá tổn thương sụn viền ở bệnh nhân tiêm khớp Bảng 3.8: Các hình thái tổn thương sụn viền ở nhóm tiêm khớp Bệnh nhân Số lượng Tỷ lệ (%) p Tổn thương Loại 1 1 3,6 Loại tổn Loại 2 2 7,1 < 0,05 thương Loại 3 5 17,9
- 15 Loại 4 20 71,4 Bankart sụn 8 57,1 Tổn thương Bankart xương 4 28,6 < 0,05 Bankart Bankart biến thể 2 14,3 Biến thể giải Có 5 12,8 < 0,05 phẫu sụn viền Không 34 87,2 Nhận xét: Tổn thương sụn viền loại 4 và Bankart sụn gặp nhiều nhất. 3.3. Giá trị của cộng hưởng từ trong khảo sát tổn thương khớp vai do chấn thương so sánh với phẫu thuật 3.3.1.1 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT so với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương chóp xoay Bảng 3.9: Giá trị CHT trong chẩn đoán tổn thương chóp xoay Phẫu thuật So sánh Tổng Có Không Tổn thương chóp Có 69 4 73 xoay trên CHT Không 0 24 24 Tổng 69 28 97 p < 0,001 Kappa 0,90 Nhận xét: Sn 100%, Sp 85,7%, Acc 95,9%, PPV 94,5%, NPV 100%. 3.3.1.2. Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ so sánh phẫu thuật. Bảng 3.10: So sánh CHT với phẫu thuật trong đánh giá tổn thương rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay Phẫu thuật So sánh Tổng Có Không Có 34 5 39 CHT Không 1 57 58 Rách bán phần Tổng 35 62 97 gân cơ chóp xoay p < 0,001 Kappa 0,87 Có 27 3 30 CHT Không 4 63 67 Rách hoàn toàn Tổng 31 66 97 gân cơ chóp xoay p < 0,001 Kappa 0,83
- 16 Nhận xét: Rách bán phần gân cơ có: Sn 97,1%, Sp 91,9%, Acc 93,8%, PPV 87,2%, NPV 98,3%. Rách hoàn toàn gân cơ có: Sn 87,1%, Sp 95,5%, Acc 92,8%, PPV 90,0%, NPV 94,0%. 3.3.2 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương sụn viền 3.3.2.1 Giá trị trong đánh giá tổn thương sụn viền so với phẫu thuật Bảng 3.11: Đánh giá tổn thương sụn viền chung Phẫu thuật So sánh Tổng Có Không Tổn thương Có 69 2 71 sụn viền Không 3 23 26 Tổng 72 25 97 p < 0,001 Kappa 0,87 Nhận xét:Sn 95,8%, Sp 92,0%,Acc 94,8%, PPV 97,2%, NPV 88,5%. 3.3.2.2 Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương Bankart và Hill-Sachs Bảng 3.12: Đánh giá tổn thương Bankart so sánh với phẫu thuật Phẫu thuật So sánh Tổng Có Không Có tổn thương 30 3 33 Không có tổn thương 2 62 64 Bankart Tổng 32 65 97 p < 0,001 Kappa 0,88 Có tổn thương 26 1 27 Không có tổn thương 2 68 70 Hill - Tổng 28 69 97 Sachs p < 0,001 Kappa 0,92 Nhận xét: Tổn thương Bankart: Sn 93,8%, Sp 95,4%, Acc 94,8%, PPV 90,9%, NPV 96,9%. Tổn thương Hill-Sachs: Sn 92,9%, Sp 98,6%, Acc 92,8%, PPV 96,3%, NPV 97,1%. 3.3.2.3 Đánh giá sự phù hợp trong chẩn đoán CHT và phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương SLAP Bảng 3.13: Tổn thương SLAP so sánh với phẫu thuật Phẫu thuật So sánh Tổng Có Không SLAP Có tổn thương 46 6 52
- 17 Không có tổn thương 2 43 45 Tổng 48 49 97 p < 0,001 Kappa 0,84 Nhận xét:Sn 95,8%, Sp 87,8%,Acc 91,8%, PPV 88,5%, NPV 95,6%. 3.3.3 Giá trị và độ phù hợp chẩn đoán cộng hưởng từ các tổn thương khớp vai do chấn thương ở bệnh nhân có tiêm khớp 3.3.3.1 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán tổn thương chóp xoay và sụn viền nói chung so với phẫu thuật Bảng 3.14: Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán tổn thương chóp xoay và sụn viền Phẫu thuật Không tiêm Có tiêm Cộng hưởng từ Có Không Tổng Có Không Tổng Tổn Có 18 0 18 6 0 6 thương Không 3 51 54 1 18 19 chóp Tổng 21 51 72 7 18 25 xoay Kappa 0.90 1,0 Tổn Có 19 2 21 4 1 5 thương Không 2 49 51 0 20 20 sụn Tổng 21 51 72 4 21 25 viền Kappa 0.87 0.87 Nhận xét: o Tổn thương chóp xoay: Nhóm không tiêm: Sn 85,7%, Sp 100%, Acc 95,8%, PPV 100%, NPV 94,4%. Nhóm có tiêm: Sn 85,7%, Sp 100%, Acc 96,0%, PPV 100%, NPV 94,7%. o Tổn thương sụn viền: Nhóm không tiêm: Sn 90,5%, Sp 96,1%, Acc 94,4%, PPV 90,5%, NPV 96,1%. Nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 95,2%, Acc 96,0%, PPV 80,0%, NPV 100%. 3.3.3.2 . Rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay so sánh phẫu thuật. Bảng 3.15: So sánh CHT với phẫu thuật trong đánh giá tổn thương rách bán phần và hoàn toàn gân cơ chóp xoay Phẫu thuật Không tiêm Có tiêm Cộng hưởng từ Có Không Tổng Có Không Tổng Có 42 1 43 15 0 15 Rach Không 4 25 29 1 9 10 bán Tổng 46 26 72 16 9 25 phần Kappa 0.85 0.92
- 18 Có 45 3 48 18 1 19 Rách Không 3 21 24 0 6 6 hoàn Tổng 48 24 72 18 7 25 toàn Kappa 0.81 0.90 Nhận xét: - Tổn thương rách không hoàn toàn: Nhóm không tiêm: Sn 91,3%, Sp 96,2%, Acc 93,1%, PPV 97,7%, NPV 86,2%. Nhóm có tiêm: Sn 93,8%, Sp 100%, Acc 96,0%, PPV 100%, NPV 90,0%. - Tổn thương rách hoàn toàn: Nhóm không tiêm: Sn 93,8%, Sp 87,5%, Acc 91,7%, PPV 93,8%, NPV 87,5%. Nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 85,7%, Acc 96,0%, PPV 94,7%, NPV 100%. 3.3.3.3 Đánh giá sự phù hợp chẩn đoán CHT với phẫu thuật trong chẩn đoán tổn thương Bankart, Hill-Sachs, SLAP Bảng 3.16: Phù hợp chẩn đoán tổn thương Bankart, Hill-Sachs và SLAP Phẫu thuật Không tiêm Có tiêm Cộng hưởng từ Có Không Tổng Có Không Tổng Tổn Có 20 3 23 10 0 10 thương Không 2 47 49 0 15 15 Bankart Tổng 22 50 72 10 15 25 Kappa 0.84 1,0 Tổn Có 17 1 18 9 0 9 thương Không 2 52 54 0 16 16 Hill- Tổng 19 53 72 9 16 25 Sachs Kappa 0.89 1,0 Tổn Có 17 1 18 9 0 9 thương Không 2 52 54 0 16 16 SLAP Tổng 19 53 72 9 16 25 Kappa 0.89 1,0 Nhận xét: - Tổn thương Bankart: Nhóm không tiêm: Sn 90,0%, Sp 94,0%, Acc 93,1%, PPV 87,0%, NPV 95,9%; nhóm có tiêm tất cả các chỉ số giá trị đều đạt 100%. - Tổn thương Hill-Sachs: Nhóm không tiêm: Sn 89,5%, Sp 98,1%, Acc 95,8%, PPV 94,4%, NPV 96,3%; nhóm có tiêm tất cả các chỉ số đều đạt 100%. Tổn thương SLAP: Nhóm không tiêm: Sn 94,4%, Sn 86,1%, Acc 90,3%, PPV 87,2%, NPV 93,9%; nhóm có tiêm: Sn 100%, Sp 92,3%, Acc 96,0%, PPV 92,3%, NPV 100%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 304 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn