
Truyền thông trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên hiện nay
lượt xem 1
download

Bài viết tập trung phân tích một số phương diện chủ yếu của truyền thông như nâng cao vai trò của truyền thông, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực truyền thông, phát triển truyền thông số phục vụ du lịch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Truyền thông trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên hiện nay
- Truyền thông trong phát triển du lịch ở Tây Nguyên hiện nay Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thu Thủy Tóm tắt Tây Nguyên, vùng đất “đại ngàn” hùng vĩ, nơi cư ngụ của 47 sắc tộc anh em là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, với những giá trị văn hóa độc đáo dậm đà bản sắc là nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đa dạng. Vùng đất Tây Nguyên vốn giàu tiếm năng nhưng khai thác phát triển du lịch còn chậm và chưa xứng tầm. Một trong những nguyên nhân này bởi truyền thông, quảng bá cho du lịch là marketing cho thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu về giá trị và trải nghiệm của các điểm đến nhằm khơi gợi, kích cầu khách du lịch hiện nay chưa được các địa phương quan tâm đầu tư đúng mức. Trong phát triển du lịch, truyền thông đóng một vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Bài tham luận này tập trung phân tích một số phương diện chủ yếu của truyền thông như nâng cao vai trò của truyền thông, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực truyền thông, phát triển truyền thông số phục vụ du lịch. Từ khóa: truyền thông, phát triển du lịch, Tây Nguyên, du lịch thông minh Abstract The Central Highlands, the “majestic huge jungle” land, home to 47 ethnic groups, is a multi-ethnic and multicultural land, with unique cultural values imbued with its identity and a source of tourism. extremely rich and diverse. In tourism development, communications play an essential role, especially in the current context of digital transformation. The Central Highlands region is rich in potential, but tourism development is still slow and inadequate. Because communications and promotion of tourism is marketing to potential markets, target markets about the values and experiences of destinations to stimulate and encourage tourist demand. This article focuses on analyzing some key aspects of communictions as enhancing the role of communications, investing in information and communications technology (ICT) infrastructure, training human resources in communications, and developing digital communications to serve tourism. Keywords: communications, tourism development, Central Highlands, smart tourism Dẫn nhập Vùng đất Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích khoảng 54.641,0km². Đây là một vùng đất gồm một hệ thống cao nguyên kề sát liền nhau với độ cao từ 500-1500m, với khi hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Nhắc đến Tây Nguyên là nói đến một “đại ngàn” hùng vĩ, là nơi cư trú của 47 sắc tộc anh em. Tây Nguyên là vùng đất đa sắc tộc, đa văn hóa, với những giá trị văn hóa độc đáo dậm đà bản sắc của các tộc người nơi đây. Tài nguyên du lịch ở Tây Nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Trước hết, Tây Nguyên có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú đến từ đặc điểm địa hình khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên rộng lớn và các thung lũng với những cánh đồng trù phú, nhiều cảnh quan hấp dẫn, độc đáo mang đến những giá trị đặc sắc có thể khai thác để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Thứ hai, Tây Nguyên có tài nguyên du lịch nhân văn dồi dào đa dạng nhờ lưu giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, trong đó có nhiều di tích được xếp 40
- hạng quốc gia. Đặc biệt, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn này phong phú và da dạng từ trang phục, ẩm thực, lễ hội cho đến cư trú và tập quán của nhiều tộc người đã quần cư trên địa bàn hình thành, gìn giữ và trao truyền cho đến nay. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn giàu có như vậy đã được các tỉnh Tây Nguyên khai thác lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch phù hợp với từng vùng đất, từng địa phương, từng tộc người. Tuy nhiên, theo Trần Thị Tuyết Mai (2019) nhận định rằng “trên thực tế du lịch các tỉnh Tây Nguyên còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có, tốc độ tăng trưởng kinh tế từ du lịch còn ở mức độ thấp, chậm so với mặt bằng chung của các địa phương trong cả nước”. Xác định nguyên nhân của thực tế trên có thể kể đến cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, sản phẩm du lịch còn chưa phong phú và nguồn nhân lực còn yếu và thiếu… Nhưng, chúng tôi cho rằng có thể kể ra một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng mà lâu nay các địa phương chưa chú trọng, chưa đầu tư, khai thác, phát huy hiệu quả đúng mức vai trò, tác dụng của hình thức này – đó là công tác truyền thông quảng bá các giá trị di sản của địa phương tới công chúng, đây là hình thức giúp lan toả nhanh và hấp dẫn trong thời đại công nghệ số hiện nay. Truyền thông, quảng bá du lịch nghĩa là giới thiệu, phổ biến rộng rãi (với phạm vi không giới hạn) để cộng đồng xã hội trong và ngoài nước biết đến giá trị của tài nguyên, tiềm năng du lịch của các vùng miền gồm cả di sản tự nhiên và di sản văn hóa. Nói cách khác, truyền thông, quảng bá cho du lịch là marketing cho thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu về giá trị và trải nghiệm của các điểm đến nhằm khơi gợi, kích cầu khách du lịch. Do đó, việc nâng cao vai trò của truyền thông, đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực truyền thông, phát triển truyền thông số phục vụ du lịch là những vấn đề mà các địa phương cần phải chú trọng đầu tư. 1. Nâng cao vai trò của truyền thông trong phát triển du lịch Truyền thông, hiểu một cách đơn giản, là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin, tư tưởng, ý kiến diễn ra giữa hai hoặc nhiều người bằng cách nói ra, viết ra, dùng ký hiệu, dấu hiệu, tín hiệu và hành vi (Andrew Edgar & Peter Sedgwick (1999, tr.72-73). Nó được thực hiện nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng,… góp phần nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức, tư duy cũng như tạo động lực to lớn cho sự phát triển của xã hội. Nói đến truyền thông là nói đến 5 thành tố cơ bản gồm: người gửi (người phát) – thông điệp – kênh (phương tiện truyền thông) – người nhận – phản hồi (feedback) (Stanley J.Baran, 2008, tr. 4-5). Tóm lại, “truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đối trong hành vi và nhận thức” (Báo chí truyền thông, 2021). Truyền thông hiện nay được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm báo in (báo viết), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng điện tử (Internet) với vô số các kênh khác nhau kể cả nguồn chính thống và nguồn tự phát. Trong quá trình “sáng tạo và trao đổi ý nghĩa” ("the creation and exchange of meaning”), truyền thông cung cấp cho công chúng những thông tin mà họ cần để giúp họ lựa chọn và đưa ra quyết định tốt nhất có thể về các vấn đề trong cuộc sống, cộng đồng, xã hội (Báo chí truyền thông, 2021). Truyền thông trong thời đại ngày này đóng nhiều vai trò, mục đích khác nhau. Một trong những mục đích quan trọng mà chúng tôi muốn bàn đến là quảng cáo và quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, thương hiệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp du lịch. Do đó, nếu biết cách tận dụng hợp lý, nhà sản xuất/đơn vị cung ứng có thể bán được nhiều hơn, đạt doanh số cũng như lợi nhuận cao hơn. 41
- Trong thực tế vai trò của truyền thông chưa được đánh giá cao, quyền lực thực sự của nó chưa được thiết lập nên hiệu quả còn hạn chế. Vậy, ngành du lịch cần phải làm gì để nâng cao vai trò của truyền thông trong phát triển du lịch. Thứ nhất là tăng cường truyền thông, tiếp thị điểm đến một cách xuyên suốt theo chu trình của hoạt động du lịch. Truyền thông, theo chúng tôi, có vai trò xuyên suốt trong chuỗi hoạt động du lịch của du khách, bao gồm ít nhất 3 khâu đoạn chính: trước, trong và sau khi hoạt động trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ du lịch của du khách được thực hiện. Linda Tillman (2021) trong bài nghiên cứu “How to develop a successful and sustainable tourism destination” (Làm thế nào để phát triển điểm đến du lịch thành công và bền vững) đã đề cập đến một trong bốn trụ cột của kinh tế du lịch là thương hiệu điểm đến và công tác tiếp thị. Mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác truyền thông. “Thương hiệu điểm đến là tổng hợp những trải nghiệm mà một địa điểm mang lại cộng với những câu chuyện mà mọi người kể về những trải nghiệm đó, từ lần tìm kiếm đầu tiên trên Internet cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ của họ. Đó là giá trị mà du khách nhận được từ điểm đến, về mặt chức năng, cảm xúc và xã hội… (Linda Tillman, 2021). Tiếp thị, quảng bá hay truyền thông cho điểm đến không chỉ là hoạt động kích hoạt thương hiệu với các chiến dịch quảng cáo có trả phí mà còn bao gồm lập kế hoạch, quan hệ đối tác, đóng gói, cung cấp dịch vụ, bằng chứng vật chất về dịch vụ, phân phối, đặc điểm của sản phẩm được cung cấp và chiến lược giá cả (Linda Tillman, 2021). Thứ hai là đa dạng hóa, chi tiết hóa và tích hợp nguồn thông tin phục vụ nhu cầu của du khách. Trong hành trình du lịch của mình, du khách có nhu cầu tiếp nhận thông tin theo nhiều cách khác nhau. Du khách truy cập phương tiện truyền thông xã hội, trang web có thông tin phản hồi, đại lý du lịch trực tuyến, trang web điểm đến và ứng dụng di động để tìm thông tin khi họ muốn. Họ cũng truy cập nghiên cứu các chủ đề và loại thông tin khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong hành trình của họ. Vì vậy, nội dung thông tin nên được lọc và cung cấp cho du khách bất kỳ khi nào họ cần sẽ rất hiệu quả. Các trang web truyền thông du lịch nên được thiết kế theo dạng tích hợp nhiều nội dung phục vụ cho quảng bá du lịch được thể hiện dưới dạng link liên kết với các trang web khác. 2. Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp xu hướng Du lịch thông minh (Smart tourism) trên thế giới. “Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được xây dựng trên nền tảng của công nghệ và truyền thông; giúp cho sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa nhà quản lí, doanh nghiệp và khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách, đồng thời, giúp cho việc quản lí thuận tiện hơn. Cùng với đó là hệ thống hạ tầng được công nghệ hoá” (Vietnambiz, 2019). Du lịch thông minh là xu hướng du lịch được vận dụng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Amsterdam, Barcelona, Dubai, London, Melbourne, New York, Oslo, Singapore và Tokyo. Theo Jackie Ong (giảng viên Đại học RMIT), du lịch thông minh có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh lâu dài cho các điểm đến du lịch Việt Nam. Bà nhận định ngành du lịch Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để học tập kinh nghiệm của các điểm đến toàn cầu và áp dụng công nghệ phù hợp nhằm thay đổi hoàn toàn trải nghiệm khách hàng, từ đó nâng cao tính cạnh tranh lâu dài của ngành du lịch. Du lịch thông minh không chỉ đề cấp đến việc áp dụng công nghệ mà còn bao hàm nhiều khía cạnh khác của ngành du lịch như tính bền vững, hiệu quả, đổi mới sáng tạo và quản trị (theo Tuổi trẻ Online, 2021). 42
- Như vậy, du lịch thông minh giúp tăng khả năng tiếp cận toàn cầu của điểm đến, nâng cao chất lượng phục vụ và quản lý, hướng tới phát triển bền vững. Đối với vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có những điểm đến ở vùng sâu, vùng xa và chưa được khai thác hiệu quả như Tây Nguyên thì công nghệ truyền thông giúp tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, vượt qua rào cản địa lý, quảng bá hình ảnh điểm đến rộng rãi, nâng cao hiệu quả quảng bá tiếp thị số và thích ứng kịp thời với sự thay đổi hành vi của du khách. Có thể nói du lịch thông minh là loại hình du lịch được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ truyền thông hiện đại. Ở góc nhìn ngược lại, du lịch thông minh cũng là một xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào các hình thức thông tin, truyền thông. Vì vậy, không còn cách nào khác nhiệm vụ hiển nhiên quan trọng đầu tiên mà các điểm du lịch Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng cần thực hiện là đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. 3. Đào tạo nhân lực truyền thông trong phát triển du lịch Ở thành tố cơ bản thứ nhất của truyền thông, đầu tư bài bản cho nguồn phát, tức là đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, nâng tầm đạo đức và tay nghề cho những người làm công tác truyền thông trong lĩnh vực du lịch là vô cùng quan trọng. Như trên đã đề cập công tác quảng bá du lịch đã được quan tâm, xúc tiến mạnh nhưng vẫn chưa xứng tầm với kho tài nguyên di sản đồ sộ, đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển rầm rộ của Internet mà công tác quảng bá, giới thiệu các điểm đến ở vùng đất Tây nguyên trở nên dễ dàng tiếp cận hơn, với đa dạng nhà cung cấp thông tin hơn. Ví dụ khi dùng cụm từ khóa “điểm đến ở Tây Nguyên” để tìm trên công cụ Google, kết quả cho ra một con số rất ấn tượng 3,370,000 kết quả; còn nếu tìm với cụm từ khóa “sản phẩm, dịch vụ du lịch Tây Nguyên” kết quả là con số 1,030,000 với tên bài viết rất hấp dẫn và thu hút. Tuy nhiên, khi đọc kĩ một số nội dung chi tiết thì chúng tôi cảm thấy hơi thất vọng vì nội dung quảng cáo, giới thiệu của các trang này na ná nhau, còn khá sơ sài, đơn giản và đặc biệt nhất là thiếu tính hệ thống, thiếu cái hồn của Tây Nguyên đại ngàn. Ngoài ra, tính chuyên nghiệp trong việc quảng bá du lịch còn chưa được thể hiện rõ ở chỗ thông điệp truyền tải phải rõ ràng, trung thực, cách thể hiện phải tinh tế, hấp dẫn, kích thích sự tò mò và tạo ra tâm lý hiếu kỳ muốn tìm hiểu, muốn khám phá, muốn đi du lịch. Để làm được điều này, đòi hỏi người viết/người phát không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng xử lý thông tin; phải đào sâu, tìm tòi, chọn lọc, xử lý những giá trị đặc sắc của các nguồn tài nguyên du lịch từ các nguồn tư liệu tiếp cận được và quan sát, cảm nhận, trải nghiệm, dấu ấn của người viết của đơn vị cung cấp thông tin. Có thể nói, tính chuyên nghiệp của đội ngũ người làm công tác truyền thông là hạt nhân để xây dựng nên tính chuyên nghiệp của truyền thông, báo chí hiện đại. Và chỉ có như vậy tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở “vùng tiểu ôn đới trong lòng nhiệt đới” đại ngàn này mới có được những thông điệp quảng bá đa sắc diện, sinh động và phù hợp với các đối tượng công chúng mà du lịch đang nhắm tới. Một yếu tố khác, theo chúng tôi trong truyền thông, tính xác thực của thông tin vô cùng quan trọng. Bởi vì “nếu một điểm đến được tiếp thị thành công với sự đầu tư mạnh mẽ và nội dung tuyệt vời bằng chiến lược tiếp thị chi tiết và tập trung nhưng không mang lại trải nghiệm chất lượng khi du khách đến thì tiềm năng du lịch của điểm đến đó sẽ không bao giờ được hiện thực hóa” (Linda Tillman, 2021). Để tăng mức chi tiêu của du khách, điểm đến phải có những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm hấp dẫn, chất lượng, mang đậm bản chất địa phương, đặc tính vùng miền của vùng đất Tây Nguyên buộc du khách chi tiền. Như vậy, điều quan trọng là truyền 43
- thông phải đi trước một bước trong công tác quảng bá nhưng đồng thời phải đồng hành cùng du khách, phải đảm bảo rằng giữa truyền thông và thực tế được cung cấp trong khu vực là trùng khớp nhau, tức đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách (hoặc du khách tiềm năng). Điều này đòi hỏi tính trung thực, khách quan và đạo đức của công tác truyền thông, của đội ngũ những người làm truyền thông. Nếu không có điều này, quảng bá, tiếp thị điểm đến sẽ không hiệu quả, có nguy cơ trở thành kẻ lừa dối. Ngoài ra, như trên đã phân tích (mục 2) khi đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông "Một yêu cầu quan trọng là phải có nguồn nhân lực thông minh để quản trị du lịch thông minh. Lãnh đạo và quản lý cấp cao trong tương lai của ngành du lịch cần được trang bị hiểu biết về công nghệ, tư duy phản biện, quản trị và phân tích, cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề, để đưa ra những giải pháp tích cực cho các vấn đề phát triển bền vững toàn cầu" (Theo Jackie Ong, Tuổi trẻ Obline, 2021). Nói đến nguồn nhân lực thông minh là nói đến vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, đặc biệt là ngành Quản trị Du lịch, lữ hành, Khách sạn ở các trường đại học. Chương trình đào tạo cần cập nhật, đổi mới như các học phần về phân tích dữ liệu và kinh doanh số, nhằm chuẩn bị cho sinh viên du lịch hội nhập vào kỷ nguyên số thông minh. Nhà trường tăng cường liên kết hợp tác với doanh nghiệp du lịch để bổ sung những vị trí thực tập liên quan đến các công việc trong thực tế của xu hướng du lịch hiện nay như vị trí kinh doanh trực tuyến, quản trị sự kiện trực tuyến, và tư vấn liên quan đến xu hướng quản trị du lịch và khách sạn thông minh. 4. Phát triển truyền thông số phục vụ du lịch Truyền thông số (Digital Media) là các phương thức truyền thông kỹ thuật số, tức là thông tin được chia sẻ thông qua thiết bị hoặc màn hình kỹ thuật số. Về cơ bản, đó là bất kỳ hình thức truyền thông nào dựa trên thiết bị điện tử để tạo, phân phối, xem và lưu trữ. Các công ty thường sử dụng phương tiện này để quảng cáo doanh nghiệp và thương hiệu của họ. Trên thực tế, phần lớn hoạt động tiếp thị hiện đại liên quan đến một số dạng nội dung kỹ thuật số để tạo và hiển thị quảng cáo bao gồm các bài đăng trên mạng xã hội, quảng cáo video và blog hoặc bài báo nghiên cứu (CopyPress, 2023). Dạng phương tiện này có thể tạo, xem, phân phối và sửa đổi, bảo quản các bản truyền thông khác nhau. Thông qua truyền thông để có thể dẫn các thông tin trên thiết bị điện tử chuyên dụng nhằm hỗ trợ cho con người. Việc sử dụng truyền thông số sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức du lịch giảm bớt được các chi phí cho công tác truyền thông, đem lại hiệu quả cao, tiếp cận dễ dàng với nhiều tệp khách hàng đa dạng khi doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng thông tin cần thiết, hữu ích phù hợp với nhu cầu khách du lịch. Như vậy, khi nói đến phát triển truyền thông số phục vụ du lịch là đề cập đến nội dung, thông tin, thông điệp nhằm quảng bá, quảng cáo cho du lịch và các kênh truyền tải để du khách dễ dàng tiếp cận. CopyPress (2023) đề cập một số ví dụ về phương tiện truyền thông kỹ thuật số trong tiếp thị, quảng cáo mà ngành du lịch ở Tây Nguyên có thể vận dụng như sau: Nội dung bằng văn bản: những văn bản viết là một trong những chiến lược có giá trị nhất trong tiếp thị nội dung cho doanh nghiệp du lịch quảng bá thương hiệu, kích cầu du lịch. Âm thanh: Các công ty, doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng âm thanh để tiếp thị hoạt động kinh doanh của mình thông qua các phương tiện như podcast kỹ thuật số. Video: Các doanh nghiệp sử dụng video với nhiều muc dích: quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, nâng cao nhận thức về thương hiệu của họ, giới thiệu nét hấp dẫn đặc sắc của điểm đến một cách sống động và hiệu quả. 44
- Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến đề cập đến một dạng nội dung số mà doanh nghiệp du lịch sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên các trang web và mạng xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội: Doanh nghiệp du lịch có thể tạo quảng cáo, tương tác, quảng bá để thu hút khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Trang web: được sử dụng để mô tả nội dung hoạt động, dịch vụ, sản phẩm, chiến lược, khuyến mại, chính sách chăm sóc khách hàng của công ty tạo ra kênh tương tác giữa nhà cung cấp và cho khách hàng của họ. Trong chiến lược truyền thông số cho sản phẩm và thị trường, cần truyền thông cho các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, qui mô lớn để có khả năng chi trả cao, nhằm tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách cũng như tập trung vào tiềm năng du lịch đặc thù của Tây Nguyên để phát triển thành khu du lịch trọng điểm của quốc gia (Nguyễn Duy Mậu, 2016). Kết luận Giữa truyền thông và du lịch có một mối quan hệ mật thiết và tương hỗ nhất định. Để phát triển du lịch ở Tây Nguyên thành công và bền vững trong tương lai thì công tác truyền thông cần được nhìn nhận lại một cách thấu đáo và đầu tư thỏa đáng cho cả nội dung và phương tiện, công nghệ truyền thông để phát triển bền vững và bắt kịp xu hướng của thời đại. Nâng cao vai trò của truyền thông cũng chính là đầu tư chất lượng cho nội dung truyền thông và nguồn nhân lực truyền thông hướng tới xu hướng du lịch thông minh trên thế giới. Nội dung truyền thông cần mang đậm bản sắc và cái hồn của vùng đất Tây Nguyên thể hiện qua cái tài, cái tâm, cái tầm của đội ngũ làm truyền thông du lịch được đào tạo, rèn luyện chuyên ngiệp. Trong thời đại ngày nay, Internet đã trở thành một công cụ truyền thông hữu dụng và không thể bỏ qua cho hầu hết các ngành kinh tế. Du lịch cần biết tận dụng, khai thác nền tảng truyền thông số để giảm chi phí, tăng tính tiếp cận và tương tác với khách hàng, đối tác nhiều hơn để từng bước tạo ra các bước đột phá góp phần đánh thức và khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng du lịch của vùng đất đại ngàn. Tài liệu tham khảo Andrew Edgar & Peter Sedgwick. (1999). Key Concepts in Cultural Theory. Routledge Press. Báo chí truyền thông. (2021). Truyền thông (Communication) là gì? Các mô hình truyền thông cơ bản. https://lytuong.net/truyen-thong-communication-la-gi/ (truy cập ngày 20/09/2023). CopyPress. (2023). Digital Media: Definition and Examples. https://www.copypress.com/kb/content-marketing/digital-media-definition-and-examples/ (truy cập ngày 15/09/2023). Gonatour. (2020). Du lịch Tây Nguyên có gì hay? Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Tây Nguyên. https://gonatour.vn/du-lich-tay-nguyen-co-gi-hay-san-phan-du-lich-dac-trung- cua-vung-tay-nguyen.html (truy cập ngày 12/09/2023). Linda Tillman. (2021). How to develop a successful and sustainable tourism destination.https://www.linkedin.com/pulse/how-develop-successful-sustainable-tourism- linda-tillman (truy cập ngày 15/09/2023). 45
- Nguyễn Duy Mậu. (2016). Phát triển sản phẩm du lịch Tây Nguyên. Nguồn: Tạp chí Du lịch. https://vtr.org.vn/phat-trien-san-pham-du-lich-tay-nguyen.html (truy cập ngày 15/09/2023). Stanley J.Baran. (2008). Mass communication, culture, and media literacy. In Introduction to mass communication – Media literacy and culture. McGraw – Hill, p3-31. Trần Thị Tuyết Mai. (2019). Du lịch vùng Tây Nguyên - Tiềm năng và giải pháp. Tạp chí điện tử Du lịch. https://www.vtr.org.vn/du-lich-vung-tay-nguyen-tiem-nang-va-giai- phap.html (truy cập ngày 13/09/2023). Trùy Trang. (2022). Truyền thông số là gì? Vai trò của truyền thông kỹ thuật số. https://news.timviec.com.vn/truyen-thong-so-93741.html (truy cập ngày 14/09/2023). Tuổi trẻ online. (2021). Du lịch thông minh: Tương lai của các điểm đến du lịch Việt Nam. https://tuoitre.vn/du-lich-thong-minh-tuong-lai-cua-cac-diem-den-du-lich-viet-nam- 20211206181113024.htm (truy cập ngày 20/09/2023). Vietnambiz. (2019). Du lịch thông minh (Smart tourism) là gì? Đặc trưng và lợi ích. https://vietnambiz.vn/du-lich-thong-minh-smart-tourism-la-gi-dac-trung-va-loi-ich- 20191210092624452.htm (truy cập ngày 20/09/2023). What is Communications Studies? https://www.communications-major.com/what-is- communications/ (truy cập ngày 27/09/2019) Tác giả: TS.Lê Thị Thanh Thủy Điện thoại: 0919.892.098 Email: lethithanhthuyvh@gmail.com TS.Nguyễn Thị Thu Thủy Điện thoại: 0902846367 Email:2002trunghanguyen@gmail.com Đơn vị: Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh 46

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thừa Thiên Huế: Du lịch làng nghề
4 p |
272 |
101
-
Taco – Món ngon truyền thống của người Mêxico
2 p |
80 |
5
-
Tác động của trải nghiệm thương hiệu điểm đến trên truyền thông xã hội đến ý định quay lại du lịch Bình Định của du khách nội địa
15 p |
4 |
2
-
Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch làng nghề
11 p |
5 |
2
-
Xây dựng mô hình điểm đến du lịch thông minh tại tỉnh Đắk Nông
12 p |
1 |
1
-
Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc lựa chọn điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Đắk Nông
11 p |
3 |
1
-
Quản lý mạng xã hội trong phát triển du lịch
5 p |
1 |
1
-
Phát triển chợ truyền thống Đắk Nông thành điểm du lịch đặc sắc
8 p |
2 |
1
-
Chuyển đổi số trong du lịch góp phần gia tăng trải nghiệm của du khách
7 p |
1 |
1
-
Di sản nông thôn: Nhìn nhận giá trị di sản làng An Truyền – Đầm Chuồn, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế
16 p |
4 |
1
-
Văn hóa Halal trong phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang
6 p |
1 |
1
-
Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch vùng chiến khu Việt Bắc
6 p |
2 |
1
-
Một số giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch văn hoá trung tâm hành hương Châu Đốc - An Giang
12 p |
5 |
1
-
Liên kết các làng nghề truyền thống - Giải pháp thúc đẩy du lịch sinh thái tỉnh Bình Dương
9 p |
4 |
1
-
Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p |
11 |
1
-
Đề xuất một số sản phẩm du lịch phục vụ phát triển làng nghề gốm sứ truyền thống tỉnh Bình Dương
12 p |
2 |
1
-
Tác động của hoạt động tiếp thị truyền thông mạng xã hội đến lòng trung thành thương hiệu trong ngành Khách sạn
20 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
