intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự học chụp ảnh - Chế độ Macro

Chia sẻ: Sczc Zczc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Tự học chụp ảnh - Chế độ Macro Tính năng macro có trên hầu hết máy ảnh hiện nay. Nó giúp bạn chụp sát vào chủ thể để có được bức ảnh cận cảnh giàu chi tiết. Chuẩn bị: - Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh nào. - Mục tiêu: Nắm được thế nào là chế độ Macro và cách chụp những bức anh macro đẹp. - Thời gian: 10 phút. Macro, hay còn được gọi là chụp cận cảnh, là tính năng có mặt trên hầu hết các máy ảnh du lịch hiện nay. Tính năng này cho phép...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự học chụp ảnh - Chế độ Macro

  1. Tự học chụp ảnh - Chế độ Macro Tính năng macro có trên hầu hết máy ảnh hiện nay. Nó giúp bạn chụp sát vào chủ thể để có được bức ảnh cận cảnh giàu chi tiết. Chuẩn bị: - Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh nào. - Mục tiêu: Nắm được thế nào là chế độ Macro và cách chụp những bức anh macro đẹp. - Thời gian: 10 phút. Macro, hay còn được gọi là chụp cận cảnh, là tính năng có mặt trên hầu hết các máy ảnh du lịch hiện nay. Tính năng này cho phép bạn cầm máy chụp gần sát với chủ thể để có một bức cận cảnh giàu chi tiết. Bằng việc chụp sát như vậy, bạn sẽ tạo một ấn tượng mạnh cho người xem bởi những chi tiết cận cảnh thường không mấy được chú ý và dễ dàng bị bỏ qua.
  2. Mẹo khi chụp ảnh macro Biểu tượng của chế macro trên máy ảnh. 1. Kiểm tra khoảng cách lấy nét tối thiểu của máy ảnh (tức là khoảng cách gần nhất máy ảnh của bạn có thể dí gần sát đối tượng). Con số này thường được hiển thị ở phần thông số kỹ thuật và thông thường sẽ ở mức khoảng 5cm. Một số máy ảnh còn có chế độ siêu macro, cho phép chụp ảnh gần tới 1cm hoặc thậm chí là 0cm. 2. Tốt nhất khi chụp ảnh macro không nên dùng đèn flash tích hợp. Ánh sáng mạnh và gắt của đèn flash chụp thẳng sẽ khiến ảnh bị bẹp. Nhưng nếu bạn có thể nối với đèn ngoài, có thể điều chỉnh khoảng cách đèn tới đối tượng để có được cường độ sáng hợp lý nhất. 3) Nên sử dụng chân máy.
  3. Ảnh macro đẹp nhất khi nét đúng, và chỉ cần một chuyển động rất nhỏ của tay cũng có thể khiến ảnh macro kém hấp dẫn do bị rung mờ. Làm sao biết đối tượng đã đúng nét? Hình trên hiển thị một khung hình màu đỏ, có nghĩa là máy ảnh đã không thể lấy nét vào đối tượng (do đặt quá gần), trong khi ảnh dưới, ô màu xanh báo đối tượng đã được lấy đúng nét. (Ảnh: Shawn Low / CNET Asia).
  4. Khi bấm nhá nút chụp ảnh để lấy nét, màn hình sẽ hiển thị một ô hình vuông, đó chính là khung căn nét. Nếu khung này xanh (hoặc vàng), nghĩa là chủ thể trong vùng này đã nét. Nếu khung hình màu đỏ nghĩa là máy đã không thể lấy nét ở vùng này (do để máy ảnh quá sát chẳng hạn). Lúc đó, hãy dịch máy ảnh ra xa chủ thể và tiến hành bấm nhá lấy nét lại. Thể loại ảnh này áp dụng với những chủ thể nào? Thực ra chụp macro không nhất thiết phải là hoa lá hay động vật, dù cũng phải nói rằng hoa vẫn là một chủ đề đẹp để thể hiện ảnh macro. Với một chút sáng tạo, bạn có thể chụp macro bất kỳ chủ thể nào mà ảnh vẫn ấn tượng. Dưới đây là một số ví dụ về ảnh macro có thể tạo cảm hứng sáng tác cho bạn:
  5. Hoa luôn là chủ đề truyền thống của ảnh macro, đơn giản bởi chúng đẹp và lại đứng yên, dễ dàng cho người chụp lấy nét.
  6. Nếu khéo léo chọn, kể cả tay vịn hay hàng rào gỗ cũng có thể tạo nên một ảnh macro đẹp mắt.
  7. Một ảnh chụp hoa với độ tương phản giữa màu đỏ của hoa trên nền xanh của lá.
  8. Những vân lá này thường ít người để ý khi chụp ảnh thông thường nhưng với ảnh macro nó vẫn thể hiển một ý tưởng nhất định thông qua những vân lá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1