Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 2
lượt xem 17
download
Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài Rõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm. Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng, thậm chí cứng nhắc khiến nhiều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 2
- Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài Rõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm. Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng, thậm chí cứng nhắc khiến nhiều lúc chính các nhà lý luận “lầm lạc” ngay trong lý luận của mình. Dương Nghĩa trong Tự sự học Trung Quốc cũng đã có những nhận xét về hiện tượng đó. Ông viết: “Thứ tự thuận thời gian của Trung Quốc là “Năm tháng ngày” trong khi thói quen của phương Tây lại là “ngày tháng năm”. Trật tự không giống nhau sẽ biểu thị cho ý nghĩa không giống nhau Trọng tâm ý nghĩa giữa Trung Quốc và phương Tây không giống nhau. Như thế là phương thức tư duy cũng khác nhau”(24). Ông chỉ ra: “Tư duy của người Trung Quốc là tính thống nhất, cái lớn bao hàm cái nhỏ; trong khi tư duy phương Tây lại là tư duy phân tích, cái nhỏ bao hàm lớn. Vì vậy đã ảnh hưởng tới tự sự học của phương Tây và Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời gian và phương thức vận hành của tác phẩm văn học. Tự sự phương Tây coi trọng flashback(25), bắt đầu từ một người, một sự kiện, giới thiệu một người và đưa vào sự kiện. Nhưng tự sự Trung Quốc lại coi trọng prolepsis(26), tức tự sự kiểu lời dự
- báo. Tất thảy đều mông lung, lấy không gian, thời gian lớn để bao quát thời gian, không gian nhỏ”(27). Dương Nghĩa đã chỉ ra những dị biệt về quan niệm và thói quen của người Trung Quốc và phương Tây, từ đó đề xuất đặt lại điểm xuất phát cho việc nghiên cứu tự sự học đối với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc, đó là phải “Trở lại với bản thổ”. Ông cho rằng, văn học tự sự cổ điển Trung Qu ốc vốn có nguồn gốc sâu xa và đậm đặc đặc trưng Trung Quốc. Vì thế, để nghiên cứu văn học tự sự cổ điển Trung Quốc phải xây dựng một nền lý luận tự sự học bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc. Có thể thấy văn học tự sự đương đại Trung Quốc đã “mượn” rất nhiều cấu trúc và kĩ xảo có nguồn gốc trực tiếp từ văn học và văn hóa phương Tây. Cũng phải công nhận rằng, việc áp dụng những mô hình lý thuyết tự sự phương Tây trên một số lĩnh vực cũng có sự tương đồng và hợp lí. Tuy nhiên để nghiên cứu các phương thức tự sự trong văn học cổ điển Trung Quốc thì lại cần có những thận trọng vì phong cách tự sự là khác biệt với tự sự của phương Tây. Ví dụ như hiện tượng đảo lộn trật tự thời gian trong những cuốn sử biên niên lớn của Trung Quốc. Nguyên nhân là do thói quen của các sử gia không muốn cắt vụn sự kiện qua lát cắt thời gian. Tính khởi điểm của tự sự thường liên quan tới tính tổng thể của tác phẩm. Thói quen của văn học Trung Quốc th ường định vị bằng những không gian lớn, giá trị lớn. Đây là một trong những điểm cốt yếu của văn hóa Trung Quốc. Khác với điều này, chủ nghĩa cấu trúc của phương Tây thường bỏ qua những nhân tố tác giả và lịch sử, xã hội trong bình diện kết cấu, trong khi ở Trung Quốc, cấu trúc của
- tác phẩm lại là mối quan hệ giữa cấu trúc và kĩ pháp. Kết cấu của một từ trước hết là động từ, sau mới kéo theo danh từ có tính động từ. Dương Nghĩa cho rằng: “Các học giả đương đại khi áp dụng những thuật ngữ phương Tây vào nghiên cứu thời cổ đại cần phải có những ki ến thức của thời hiện đại, và cũng phải biết chuyển hóa những trí tuệ cổ kim, với mục tiêu Trung Quốc và nước ngoài cùng hưởng. Cần nhất là phải có khả năng sáng tạo khi chuyển hóa những thuật ngữ hay từ ngữ có tính sáng chế. Như thế ngôn ngữ mới có thể chuyển tải được trí tuệ văn hóa”(28). Cùng chú trọng với việc diễn dịch những thuật ngữ từ phương Tây vào Trung Quốc, Thân Đan trong bài Tựa của tập Ngả đường Trung Quốc của Tự sự học(29) đã nêu lên hiện trạng thói quen sử dụng những thuật ngữ được dịch từ nước ngoài về tiếng Trung. Ông cho rằng việc dịch thuật và sử dụng chúng không chính xác cũng gây nên những rối rắm, những sai lầm không đáng có đối với nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc. Ví dụ việc dịch thuật ngữ narratologie (tự sự học) cũng gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. Ông viết: “Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn quen chuyển dịch một số khái niệm “tự sự” narratologie (tiếng Pháp) và narratology (tiếng Anh) sang tiếng Trung thành 叙事学 (Tự sự học) và 叙述学 (Tự thuật học). Tuy nhiên khi áp dụng từng trường hợp cụ thể lại thấy có sự không nhất quán. “Tự sự (叙事) là một kết cấu động tân, chỉ hành vi giảng thuật (tự 叙) và đối tượng được kể (sự事); mà “tự thuật (叙述)” lại không thuộc dạng kết cấu, mà nhằm chỉ hành vi trùng lặp (tự 叙 + thuật述). “Tự thuật” có quan hệ mật thiết với “người tự thuật”, phù hợp ở
- tầng ngôn ngữ biểu đạt mà từ “tự sự” rất thích hợp cả hai tầng ngôn ngữ biểu đạt và kết cấu câu chuyện. Do vậy, ở một phạm vi ý nghĩa, narratology không nên chú ý vào nội dung câu chuyện mà là lời kể”(30). Với hai cách hiểu như trên, Thân Đan chỉ ra: “Không khó để thấy, narratology ở định nghĩa thứ nhất nên được dịch là tự sự học (chỉ toàn bộ chỉnh thể tác phẩm), mà ở định nghĩa thứ hai narratology nếu được dịch là tự thuật học (thì chỉ tập trung vào những câu chữ tự thuật)”. Trên cơ sở đó, Thân Đan đề nghị “nên căn cứ vào trọng tâm của những phạm trù trong nghiên cứu để dịch là “tự sự học” hay “tự thuật học”. Nếu mục đích nghiên cứu đề cập đến sự biểu đạt của tự thuật, lại đề cập đến kết cấu của câu chuyện thì tốt nhất nên dịch là “tự sự học”(31). 3. Tiến đến nền Tự sự học mới Đường đi nào cho nghiên cứu tự sự học của Trung Quốc là một vấn đề bức bối cho mỗi nhà tự sự học Trung Quốc đương đại với tâm thế đối thoại với thế giới. Đánh giá về nghiên cứu tự sự học kinh điển ở Trung Quốc, Thượng Tất Vũ trong bài tham luận ở Hội nghị quốc tế tự sự học lần 1 đã viết: “Trong những năm cuối thập kỉ 90 (thế kỉ XX), lí luận phương Tây lại quay lại nghiên cứu tự sự học với ba hướng chính: 1. Coi tự sự học đã chết và đề xuất nên thay thế tự sự học cũ bằng những lí thuyết tự sự mới; 2. Cho rằng tự sự học đã chuyển hóa thành tự sự học hậu chủ nghĩa cấu trúc; 3. Cho rằng tự sự học ngày nay nên dựa trên sự chú ý của độc giả và ngữ cảnh để làm tiêu chí cho hậu tự sự học (Tự sự học mới). Như thế, hai hướng sau không coi tự sự học đã chết, mà thực ra chúng đang trên bước
- chuyển sang hình thái tự sự mới. Tuy nhiên, rõ ràng cả hai hướng này đều cho rằng đã qua thời của tự sự học kinh điển. Do môi trường chính trị văn hóa khác nhau và những khác biệt về con đường phát triển lí luận phê bình văn học, nghiên cứu tự sự học trong nước đối với học giới phương Tây đã lộ ra những hướng ngược, nghiên cứu tự sự học kinh điển mãi mãi không suy vong, nghiên cứu tự sự học hậu kinh điển còn chậm chạp chưa được coi trọng đúng mức. Những tác phẩm dịch và nghiên cứu tự sự học kinh điển phương Tây thường chỉ giới hạn trong khoảng những năm 80 của thế kỉ XX trở về trước. Hội nghị này một mặt làm rõ tự sự thi học kinh điển của nghiên cứu mô hình cấu trúc không hề lỗi thời, một mặt cho rằng khi giải thích tác phẩm cụ thể nên chú ý giải phóng những giới hạn của tự sự học kinh điển, chú ý mở rộng tầm nhìn và thành quả rộng rãi của tự sự học hậu kinh điển, điều đó có tác dụng vô c ùng to lớn đối với việc tự sự thi học kinh điển dắt tay cùng tiến với tự sự học hậu kinh điển”(32). Như vậy, nghiên cứu tự sự học kinh điển “không chết” mà là chuyển hướng đối tượng nghiên cứu. Lần đầu tiên có một hội thảo quốc tế đ ược tổ chức tại Đức với chủ đề vận dụng khái niệm “tự sự học” vào những văn bản phi văn học. Như thế trên hình thức vẫn là tự sự học kinh điển nhưng đã được phát triển đến vận dụng các phạm trù tự sự vào thực tế. Các nhà tự sự học Trung Quốc thấy tự sự học kinh điển không nên là một dòng lí luận nhất nguyên mà nên là một vấn đề phức tạp và đa dạng, là sự tổng hợp của rất nhiều lí luận của các ngành tự sự học mới như tự sự học tu từ, tự sự học nữ tính, tự sự học nhận thức, tự sự học liên ngành, Bakhtin,
- chủ nghĩa giải cấu trúc, phê bình người đọc – trả lời (Reader-response criticism), phân tâm học, chủ nghĩa lịch sử, tu từ học, lí luận điện ảnh, khoa học máy tính, phân tích diễn ngôn (discourse analysis) cho đến (tâm lí) ngôn ngữ học,… đã khiến chính khái niệm tự sự học vốn là số ít (narratology) cũng đã trở thành số nhiều (narratologies). Cũng phải nói đến một sự kiện được coi là một mốc quan trọng trong sự lựa chọn hướng đi mới cho nghiên cứu tự sự Trung Quốc là việc nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh xuất bản một bộ tùng thư sách dịch lí luận Tân tự sự trong năm 2002. Bộ sách với năm phương diện: chủ nghĩa giải cấu trúc, chủ nghĩa nữ tính, tu từ, hậu hiện đại và liên ngành đã giới thiệu những xu hướng cập nhật nhất về nghiên cứu tự sự học trên thế giới. Rõ ràng, việc xuất bản bộ tùng thư đã tăng sức hấp dẫn cho nghiên cứu tự sự học mới ở Trung Quốc. Như thế, tính chất liên ngành của lí luận tự sự học hậu kinh điển đã thoát khỏi nghiên cứu các tác phẩm tự sự hư cấu trong truyền thống, hay chỉ thuần túy nghiên cứu tự sự học. Hơn nữa, những môn ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, pháp luật,… cũng đã có ảnh hưởng tạo nên những môn ngành mới trong nghiên cứu tự sự học như tự sự học âm nhạc, tự sự học hội họa, tự sự học pháp luật, tự sự học điện ảnh... Có thể thấy, nghiên cứu tự sự học Trung Quốc đã dần thoát khỏi những phạm vi “thiếu tính văn học” hay “thiếu tính văn thể” trong quá khứ bằng những bước tiến ngày càng tinh tế như nghiên cứu tự sự trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết trinh thám, kịch, thơ ca, truyện kí…
- Không chỉ có vậy, sự thành công của Hội nghị tự sự toàn quốc lần thứ tư và là Lần thứ nhất Quốc tế như trên đã nói cũng cho thấy sức hấp dẫn của nghiên cứu Tân tự sự học. Trong hội nghị này, các nhà nghiên cứu tự sự Trung Quốc rất chú ý tới hai tham luận của James Phenal - Chủ tịch hiệp hội nghiên cứu tự sự quốc tế, chủ biên tạp chí Tự sự - và Peter Rabinowitz - đại biểu sáng giá nhất đời thứ ba của phái Aristose Mới (New - Aristotelians). Phenal với bài tham luận Nguyên tắc đọc hiểu tu từ qua phân tích tác phẩm Thùng rượu vang (The Cask of Amontillado) của Poe, nhằm giải thích nguyên tắc chủ đạo “tự sự là hành vi giao tiếp có tính mục đích”. Cùng đề tài, Rabinowitz với tham luận Để hiểu được sắc thái tu từ: Âm nhạc phương Tây và lí thuyết tự sự đã giải thích tính tự sự của tu từ, từ những nguyên tắc nghiên cứu cho đến khả năng không gian của nó. Điểm xuất phát của Rabinowitz là từ tính hư cấu và góc độ tự thuật không đáng tin để nghiên cứu phương thức triển khai của các tác phẩm âm nhạc. Không chỉ có vậy, từ góc độ của chủ nghĩa nữ quyền, Robyn Warhol với tham luận Hình thức và hành vi tình cảm: ảnh hưởng của giới tính đối với tự sự cho đến tự sự đối với giới tính(33) cũng giới thiệu tự sự theo hướng của chủ nghĩa nữ tính, từ việc nghiên cứu giới tính cho đến phân tích những hành vi giới tính của hình thức tự sự đã có ảnh hưởng như thế nào đối với độc giả. Bài tham luận này cho thấy sự hấp dẫn của hướng nghiên cứu tự sự học theo chủ nghĩa nữ tính. Một nguyên cớ khiến tự sự học nữ tính vẫn được phát triển cũng được bà chỉ ra. Đó là sự quay lại của tự sự học kinh điển. Theo bà, chính tự sự học chủ nghĩa nữ tính đã là một tiền đề quan trọng của tự sự học kinh điển, là những phát ngôn có tính cách
- mạng đối với tự sự học truyền thống. Suốt một thời gian dài, tự sự học chủ nghĩa nữ tính đã đặt điểm nhìn vào mối quan hệ giữa giới tính và tự sự. Nó nghiên cứu hình thức tự sự và kết cấu giới tính trong một hoàn cảnh văn hóa lịch sử cụ thể. Khi phân tích những ảnh hưởng của giới tính đối với tự sự, các nhà học giả trường phái tự sự học tính nữ đều để nói tới quá trình xây dựng nhân vật, những qui ước của tình tiết cho đến sự đan xen tự thuật. Còn Sangeeta Ray (Khoa Văn học Anh ngữ, trường đại học Maryland, Mỹ) với tham luận Tự sự học chủ nghĩa hậu thực dân giải thích luân lý, đọc hiểu ho àn cảnh đã kết hợp chủ nghĩa hậu thực dân, chủ nghĩa nữ tính, luân lý học,… qua việc phân tích tác phẩm Thủy triều đói của Amitav Ghosh để giải thích sự song trùng thị giác của độc giả luân lý và “tính hoàn cảnh” để có thể đọc hiểu tác phẩm tự sự hậu thực dân…. Có thể thấy cả hai tác giả này đều dùng những luận điểm của hai nh à tự sự học hậu hiện đại, giáo sư trường đại học Ohio Mc. Hale - Chủ biên tạp chí Thi học ngày nay - và Brian Richardson - Thường vụ hiệp hội nghiên cứu tự sự học quốc tế, khoa Văn học Anh ngữ đại học Maryland , Mỹ. Cũng trong hội thảo đó, Mc Hale với tham luận Tự sự học của nghĩa đen hóa: cảm hứng m à truyện khoa học viễn tưởng mang lại từ một số tiểu thuyết khoa học viễn tưởng để tiến hành phân tích những mẫu tự sự, đặc biệt là những điểm nhìn mà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng sử dụng. Cũng như Mc Hale, Brian Richardson với tham luận Những cách thức mới của tiến trình tự sự kịch đương đại đã khảo sát một số phương thức sắp xếp tình tiết trong kịch đương đại(34)…
- Rõ ràng tự sự học mới với điểm xuất phát từ tự sự học kinh điển, trên cơ sở phê phán, kế thừa, đã có những thành công nhất định tại Trung Quốc. Trên thực tế, từ những bình diện của cơ sở phương pháp luận, vị trí đọc, bình diện tâm điểm chú ý, các phân phái nghiên cứu tự sự học mới có những lúc thậm chí đã bộc lộ những mâu thuẫn,... nhưng rõ ràng sự phê phán đó cũng chính là những động thái cần thiết để tân tự sự học tại Trung Quốc càng có động lực phát triển. 4. “Quay về với nguồn gốc” Trong tâm thế đối thoại với thế giới, giới học giả Trung Quốc lại không ít người đề xuất việc nghiên cứu tự sự học trong văn học Trung Quốc. Từ việc kết hợp giữa lịch sử và tự sự đã chỉ ra những nguyên tắc biểu hiện khác nhau của nh ững phương thức tư duy tự sự khác nhau nhằm phát huy những đặc trưng của trí tuệ tự sự Trung Quốc. Từ những khái niệm kết cấu tự sự, thời gian tự sự, góc nhìn tự sự, hình tượng tự sự, phê bình tự sự,… có nguồn gốc từ tự sự học của phương Tây đã chỉ ra những điểm khác biệt của thế giới tự sự Trung Quốc đối với phương Tây, nhằm tạo dựng những nguyên lý tự sự của Trung Quốc. Người đứng đầu của cách thức này là Dương Nghĩa. Qua cuốn sách Tự sự học Trung Quốc, Dương Nghĩa đề xuất hướng nghiên cứu với ba đối tượng: 1. Văn học tự sự cổ điển Trung Quốc; 2. Văn học tự sự đương đại Trung Quốc; 3. Văn học tự sự nước ngoài. Ông cho rằng, các nguyên tắc phương pháp để nghiên cứu những văn hiến tự sự Trung Quốc và lí luận tự sự của phương Tây phải được khái quát trong 8 chữ: hoàn nguyên (还原), tham chiếu (参照), quán thông (贯通) và dung hợp (融合). Điểm bắt đầu của
- chuỗi nguyên tắc đó là sự quay về (hoàn nguyên), tức quay về với khởi điểm của văn hóa Trung Quốc. Từ đó mới đối chiếu (tham chiếu) với các lí luận văn hóa của phương Tây, rồi xâu chuỗi (quán thông) văn sử cổ kim của Trung Quốc, từ đó mà kết hợp (dung hợp) để sáng tạo nên hệ thống lý luận mang bản sắc Trung Quốc. Nguyên tắc mà Dương Nghĩa đề xướng đã nhận được sự ủng hộ của nhiều học giả Trung Quốc. Tiền Trung Văn nhận xét: “Dương Nghĩa từ hệ tư tưởng hiện đại và tự sự học của phương Tây đã cấu trúc nên một hệ lý thuyết mới. Thông qua thư tịch cổ đại Trung Quốc, tác giả đã tìm ra những mấu chốt quan trọng của văn hóa, của ngôn ngữ cũng như tập quán địa phương, từ đó mà giải mã được nhiều biểu tượng văn hóa khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây”(35). Học giả Đỗ Thư Doanh cũng dành không ít lời ngợi khen cho công trình: “Cuốn Tự sự học Trung Quốc của Dương Nghĩa là sự bổ sung nhất hạng cho những khoảng trống trong học thuật. Lần đầu tiên ông lập được cái đặc sắc của Trung Quốc, có thể bổ sung vào hệ thống tự sự học của phương Tây. Cuốn sách thực sự rất có giá trị thực tiễn và đầy tính phát minh”(36). Tóm lại, nghiên cứu tự sự học là một quá trình liên tục, từ giới thiệu, dịch thuật, phê bình, áp dụng để có thể thiết lập nền lí luận tự sự của chính mình là một nỗ lực không ngừng của các học giả Trung Quốc. Để có thể có một vị trí độc lập khả dĩ đối thoại được với phương Tây, họ xác định đường lối nên bắt nguồn từ những yếu tố bản địa, cố tìm cho ra những tinh túy của văn hóa truyền thống, so sánh với những đặc tính của ngôn ngữ hay ngữ âm dân tộc để từ đó tiến hành đối chiếu với những tập quán văn hóa của phương Tây. Mục tiêu hướng đến trước hết nhằm đáp ứng được đời sống thực tế của nền văn học, văn hóa đương đại Trung Quốc, từ đó
- mới có thể độc lập đối thoại với thế giới hiện đại. Những tiếng nói đầy thuyết phục ở những cuộc hội thảo tự sự học quốc tế được tổ chức ở Trung Quốc đã khiến lí luận tự sự học thế giới thêm một phong vị mới lạ. Công lao đó rõ ràng không thể phủ nhận sức nghiên cứu miệt mài với những bước đi chắc chắn, đáng khâm phục các nhà nghiên cứu tự sự học Trung Quốc ____________ (1) Tiền Trung Văn: Lời nhận xét của chuyên gia cuốn Trung Quốc tự sự học của Dương Nghĩa, bản tái bản lần 1, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, 2009, tr.455. (2) Từ Đại: Tiểu thuyết tự sự học, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1992. (3) Phố An Địch: Trung Quốc tự sự học, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1996. (4) La Cương: Tự sự học đạo luận, Nxb. Nhân dân Vân Nam, 1997. (5) Dương Nghĩa: Trung Quốc tự sự học, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, 1997. (6) Thân Đan: Tự sự học dữ tiểu thuyết văn thể học nghiên cứu, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2004. (7) Nam Chí Cương: Tự sự đích cuồng hoan hoa thẩm mỹ dích biến dị – tự sự học dữ Trung Quốc đương đại tiên phong tiểu thuyết, Nxb. Hoa Hạ, Bắc Kinh, 2006. (8) Wayne Booth: The Rhetoric of Fiction (小说修辞学 – Tiểu thuyết tu từ học), Hoa Minh, Hồ Hiểu Tô, Chu Hiến dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1987.
- (9) Gérard Genette: Figures III; Discours du récit: Nouveau discours du récit (叙事话语新叙事话语), Vương Văn Dung dịch, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1990. (10) Shlomith Rimon-Kenan: Narrative Fiction: Contemporary Poetics (叙事虚构作品:当代诗学), Lại Can Kiên dịch, Nxb. Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến, 1991. (11) Mieke Bal: Narratology: Introduction to Narrative Theory (叙述学:叙事理论导论), Đàm Quân Cường dịch, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 2003. (12) Martin Wallace: Recent theories of narrative (当代叙事学), Ngũ Hiểu Minh dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2005. (13) David Herman (chủ biên): Narratologies, (新叙事学), Mã Hải Lương dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1999. (14) Wallace Martin: Recent theories of narrative (当代叙事学), Ngũ Hiểu Minh dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2005. (15) Mark Currie: Postmodern Narrative Theory (后现代叙事理论), Đinh Nhất Trung dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2003. (16) James Phelan: Narrative as Rhetoric: Technique, Audiences, Ethics, Ideology (作为修辞的叙事:技巧、读者、伦理、意识形态), Trần Vĩnh Quốc dịch, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2002.
- (17) Dẫn theo Lê Thời Tân: Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết, (http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=515&menu=74) (18), (19), (20) Dẫn theo Đường Vĩ Thắng: Tình hình nghiên cứu tự sự học Trung Quốc giai đoạn 1999-2002 trên một số báo chuyên ngành. Xem trên trang web: http://ch.shvoong.com/humanities/771814 (21) Tổ Quốc Tụng (chủ biên): Tự sự học đích Trung Quốc chi lộ, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 2006. (22), (23) Tổ Quốc Tụng (chủ biên): Lời tựa cuốn Tự sự học đích Trung Quốc chi lộ. Sđd, tr.2-3. (24) Dương Nghĩa: Tự sự học Trung Quốc, Lời cuối bản tái bản 2009, Nxb. Nhân dân, Bắc Kinh, 2009, tr.462. (25) Flashback (còn gọi là analepsis, số nhiều là analepses) là một cảnh xen vào đó có những câu chuyện trở lại trong thời gian từ điểm hiện tại đã đạt đến câu chuyện. Hồi tưởng thường được sử dụng để kể lại sự kiện xảy ra trước khi trình tự chính của câu chuyện về các sự kiện hoặc điền vào đằng sau các câu chuyện quan trọng. (26) Ví dụ, một nhân vật người sắp chết có thể được mô tả như "người chết" trước khi ông ta chết thực sự. (27), (28) Dương Nghĩa: Tự sự học Trung Quốc, Sđd, tr.457. (29) Tự sự học đíchTrung Quốc chi lộ, Sđd, tr.1. (30) Thân Đan: Lời tựa cuốn Tự sự học đíchTrung Quốc chi lộ, Sđd, tr.1. (31) Tự sự học đíchTrung Quốc chi lộ, Sđd, tr.2
- (32) Thượng Tất Vũ: Hậu kinh điển tự sự học đích nghiên cứu thái thế cập kì đái lai đích khảo lự, Tham luận Hội thảo Tự sự học toàn quốc lần 3 tại Nam Xương, 2007. (33) Robyn Warhol – Down được coi là người lĩnh xướng của tự sự học nữ tính chủ nghĩa, hiện là chủ nhiệm khoa văn học Anh ngữ trường đại học Vermont, nguyên Chủ tịch Hội Nghiên cứu tự sự học quốc tế. Bà chủ yếu nghiên cứu về Phê bình văn học nữ tính chủ nghĩa và văn học Anh Mỹ thế kỉ XIX. (34) Một thông tin mới nhất mà chúng tôi mới cập nhật là vào tháng 10 năm 2009, một hội thảo quốc tế về tự sự học lần thứ hai và là lần thứ tư toàn quốc lại được tổ chức ở Trùng Khánh, với chủ đề Tự sự học trong bối cảnh mới (NVN). (35), (36) Dương Nghĩa: Tự sự học Trung Quốc, Sđd. tr.457.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
10 p | 1042 | 50
-
Giáo án Lịch sử 11 bài 3: Trung Quốc
15 p | 1794 | 40
-
Giáo án Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
5 p | 965 | 29
-
Bài giảng Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
68 p | 206 | 27
-
Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 1
11 p | 159 | 27
-
Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
7 p | 559 | 25
-
Giáo án Lịch sử 7 bài 4: Trung Quốc thời phong kiến
6 p | 780 | 24
-
Bài giảng Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20
27 p | 273 | 22
-
Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài_3
6 p | 110 | 15
-
Quá trình hiện đại hoá văn học Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX: Sự tương tác giữa những chuyển biến tự thân với các ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài_2
5 p | 110 | 9
-
Từ điển Trung Quốc - Việt Nam
1799 p | 13 | 8
-
Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải _3
5 p | 80 | 7
-
Bài giảng Lịch sử 6 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
26 p | 30 | 7
-
Bài giảng Lịch sử lớp 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
21 p | 143 | 5
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo: Bài 9
15 p | 23 | 4
-
Tài liệu: Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải (part 1)
7 p | 70 | 4
-
Bài giảng Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc
23 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn