intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðưa bé về nhà

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

74
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðưa bé sơ sinh từ bệnh viện về nhà là một trải nghiệm đầy phấn khích và đôi khi quá mạnh. Dù cho trước đó bạn đã từng làm việc này hay đây là lần đầu tiên, có rất nhiều điều cần nhớ. Chuẩn bị cho cuộc trở về của bạn bằng cách chuẩn bị trước mọi thứ có thể và hoãn lại những công việc ít cấp bách cho đến khi bạn và bé đã thu xếp yên ổn. Trước khi bé chào đời Bạn có thể làm nhiều việc, ngay cả trước khi sinh, để làm giảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðưa bé về nhà

  1. Ðưa bé về nhà Ðưa bé sơ sinh từ bệnh viện về nhà là một trải nghiệm đầy phấn khích và đôi khi quá mạnh. Dù cho trước đó bạn đã từng làm việc này hay đây là lần đầu tiên, có rất nhiều điều cần nhớ. Chuẩn bị cho cuộc trở về của bạn bằng cách chuẩn bị trước mọi thứ có thể và hoãn lại những công việc ít cấp bách cho đến khi bạn và bé đã thu xếp yên ổn. Trước khi bé chào đời Bạn có thể làm nhiều việc, ngay cả trước khi sinh, để làm giảm sự căng thẳng của việc đưa bé về nhà. Chuẩn bị ghế cho bé trên ô tô Bắt đầu bằng ghế dành riêng cho bé lắp đặt một cách an toàn trên xe. Tuyy nhiên, không chỉ đơn thuần là mua một cái ghế - mà phải quen với nó. Kiểm tra đai và khoá để đảm bảo rằng bạn hiểu đày đủ về cách hoạt động
  2. của chúng. Mang nó đi quanh đôi chút để quen với cách tay cầm và tập lắp ghế vào xe bạn. Đặt nôi hoặc cũi của bé Dù bạn cũi mới hay đã dùng rồi, Hội Nhi khoa Mỹ đưa ra một số tiêu chuẩn an toàn sau: Giát cách nhau dưới 0,7cm  Ván bưng hai đầu phải chắc và không có hình chạm khắc trang  trí Thành cũi hạ xuống cần có chốt khóa mở bằng tay, đảm bảo  không tình cờ bị tuột ra. Các cột ở góc cần lắp ngang bằng với ván  Ðệm phải vừa khít - bạn không thể nhét quá 2 ngón tay vào  giữa đệm và thành cũi. Cũng là một ý hay nếu đặt những tấm đệm đỡ xung quanh toàn bộ cũi cho đến khi bé đủ lớn để đứng được. Ðến lúc đó, bỏ những tấm đệm này đi
  3. để bé không thể dùng chúng làm bậc thang để trèo lên. Khi chọn đồ trải trong cũi cho bé, không dùng nhiều gối hoặc chăn to, thay vào đó, hãy dùng đệm trải cũi và chăn dành cho bé. Dự trữ những đồ cần thiết Lập danh mục những thứ mà bạn luôn cần đến khi có con nhỏ. Danh mục của bạn có thể không giống hệt với của những bậc cha mẹ khác, nhưng bạn có thể tham khảo các bậc cha mẹ khác về những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Những thứ có lẽ nên đưa vào danh mục này là: Bỉm hoặc tã vải  Giấy lau dành cho bé  Xô đựng tã  Mỡ bôi hăm  Xà phòng trẻ em  Dầu gội trẻ em  Quần áo lót và các quần áo khác  Yếm dãi 
  4. Chăn  Giày len và tất  Khăn tắm trẻ em  Khăn mặt  Bàn chải và lược  Bấm móng tay hoặc kéo cắt móng tay trẻ em  Bình sữa và núm vú  Núm vú giả  Đến một lúc nào đó có thể bạn cần thêm quần áo, cũng như ghế đẩy, đồ chơi và một chiếc ghế cao, cùng với một số vật dụng khác. Giặt một số quần áo mới của bé Hãy giặt quần áo mới rước khi cho bé mặc, hóa chất trong đồ mới có thể gây kích ứng da bé. Tuy nhiên, đừng cho rằng bạn phải giặt mọi thứ. Hãy giữ lại hóa đơn và nhãn trên một số quần áo mới bởi vì có thể bạn cần trả lại chúng. Cuối cùng, khó có thể biết được chính xác chiều dài và cân
  5. nặng của bé khi sinh ra và bé sẽ lớn như thế nào trong những ngày và những tuần sau đó. Thông tin liên lạc khẩn cấp. Lập danh sách những số điện thoại liên lạc khẩn cấp - gồm những số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện địa phương và trung tâm chống độc, bạn thân và người thân trong gia đình bạn. Để nó ở gần điện thoại trong nhà. Lôi cuốn sự tham gia của anh, chị của bé Nếu bé đã có anh chị, hãy để anh chị bé tham gia vào việc chuẩn bị cho bé ra đời. Ðưa chúng đi mua đồ cho bé, để chúng tự chọn áo hoặc chăn. Tranh thủ sự giúp đỡ của anh chị bé để chuẩn bị phòng cho bé. Ðể anh chị bé vẽ một bức tranh đặc biệt cho em bé sắp chào đời, và đặt nó ở nơi nổi bật trong phòng. Nghỉ ngơi Sự phấn chấn và căng thẳng về em bé sắp chào đời - cũng như viêc bụng to lên và phải đi toa lét nhiều hơn - có thể làm bạn mất ngủ, song bạn rất cần nghỉ ngơi nhiều hơn trước khi em bé ra đời. Sự nghỉ ngơi này sẽ đến rất kịp thời khi chuyển dạ và đẻ.
  6. Sau khi bé chào đời Sau khi bé ra đời, bạn sẽ có một số việc khác cần làm, bao gồm: Làm các giấy tờ Theo luật, sự ra đời của mỗi đứa trẻ đều cần phải được ghi nhận. Bạn cần làm khai sinh cho bé sớm sau khi bé chào đời. Bạn cũng cần nhập hộ khẩu cho bé. Lường trước sự tị nạnh của anh chị của bé. Lôi cuốn sự tham gia của anh chị bé vào việc chuẩn bị đón bé chào đời có thể giúp giảm sự căng thẳng khi bạn đ ưa bé về nhà, tuy nhiên vẫn có khả năng còn sự tị nạnh. Bước đầu tiên để chống lại sự tị nạnh này là: mỗi ngày hãy dành riêng khoảng 15 phút cho từng đứa con của bạn . Cho bé làm quen với con vật nuôi trong nhà Theo dõi chặt chẽ vài lần tiếp xúc đầu của vật nuôi trong nhà với bé. Đối với vật nuôi, bé có thể là đối thủ không mong muốn cạnh tranh sự quan tâm của bạn, và con vật cần có thời gian để điều chỉnh. Để vật nuôi ngửi chăn hoặc tã của bé là một cách an toàn để giúp vật nuôi của bạn và bé làm quen với nhau. Đừng để bé một mình, nhất là trong tầm với của vật nuôi.
  7. Yêu cầu giúp đỡ Có lẽ điều quan trọng nhất cần nhớ là yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Làm cha mẹ là một công việc vất vả, và nhiều khả năng bạn sẽ muốn được giúp đỡ. Nếu bạn bè và người nhà đề nghị được giúp, đừng từ chối. Thay vào đó, gợi ý xem họ có thể giúp bạn như thế nào. Có một người bạn làm những công việc vặt, đi chợ hoặc thu dọn bát đĩa sau bữa ăn là một sự giúp đỡ to lớn đối với những người mới sinh con nhỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2