intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 cách khác để tăng tốc blog WordPress

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

132
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tùy từng quan điểm người xem, những trang web với nhẹ, đơn giản nhưng hoạt động nhanh chóng lại hấp dẫn hơn rất nhiều so với các trang web sặc sỡ, màu mè. Việc làm chủ những website “nhẹ” như vậy cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, giảm thiểu mức chi phí duy trì, bảo dưỡng cũng như lưu lượng băng thông. Đôi khi chỉ cần giảm được vài KB trên 1 trang nội dung thì toàn bộ trang web của bạn cũng có thể tăng lên hàng ngàn (thậm chí hàng triệu) lượt view...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 cách khác để tăng tốc blog WordPress

  1. 3 cách khác để tăng tốc blog WordPress Tùy từng quan điểm người xem, những trang web với nhẹ, đơn giản nhưng hoạt động nhanh chóng lại hấp dẫn hơn rất nhiều so với các trang web sặc sỡ, màu mè. Việc làm chủ những website “nhẹ” như vậy cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, giảm thiểu mức chi phí duy trì, bảo dưỡng cũng như lưu lượng băng thông. Đôi khi chỉ cần giảm được vài KB trên 1 trang nội dung thì toàn bộ trang web của bạn cũng có thể tăng lên hàng ngàn (thậm chí hàng triệu) lượt view sau đó. Sau đây, Quản Trị Mạng sẽ trình bày thêm 3 trong số rất nhiều cách để cải thiện tốc độ cũng như hiệu suất hoạt động của WordPress. 1. “Cheat” các đoạn mã cần thiết: 1 trong những nguyên nhân chính làm giảm tốc độ tải của
  2. website là các đoạn mã được sắp xếp hoặc bố trí không theo quy tắc nhất định, đặc biệt là sự “thiếu sót” của plugin – WP Minify. Khi được kích hoạt, plugin này sẽ kết hợp và nén các file JS và CSS để cải thiện tốc độ tải của trang web: Và đây là cơ chế hoạt động của WP Minify qua sự giải thích của chuyên gia: khi hoạt động, WP Minify sẽ “lấy đi” các file JS/CSS được tạo ra bởi WordPress và chuyển danh sách này tới bộ máy xử lý của Minify. Sau khi xử lý, bộ máy này sẽ trả về 1 đoạn mã đã được tối ưu, kết hợp và đồng nhất trong phần header của WordPress.
  3. Càng sử dụng nhiều mã CSS hoặc JS thì bạn càng tiết kiệm được nhiều, và bên cạnh đó, bạn cũng có thể loại trừ 1 số file hoàn toàn không cần thiết trong quá trình này – tất nhiên bạn phải chắc chắn về điều này. Nhưng hãy lưu ý rằng plugin này không dành cho những người “mới”, và việc chính sửa code chắc chắn không phù hợp với những người không ưa mạo hiểm. 2. “Cache” toàn bộ trang web: Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng cách thức sau để giảm thời gian khởi động website khi truy cập, bằng cách tạo bộ lưu đệm – cache của trang web. Thông thường, khi 1 người truy cập vào
  4. website bất kỳ (khi mở mới trang web), yêu cầu được gửi đi từ người dùng sẽ được chuyển tới server, sau đó server làm nhiệm vụ tải thông tin từ cơ sở dữ liệu, và chuyển ngược lại những thông tin này tới người dùng (lúc này trang web đã hoàn tất quá trình tải dữ liệu). Lượng thời gian nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào mức thông tin tải qua lại giữa server và người dùng, 1 phần khác do gói băng thông sử dụng của người quản trị. Nhưng nếu bạn sử dụng các bộ plugin cache như WP Super Cache hoặc Quick Cache, toàn bộ quá trình trên sẽ được rút ngắn lại như sau: yêu cầu từ phía người dùng => server => người dùng, vì toàn bộ dữ liệu đã được lưu tạm thời, bỏ được bước “ghé thăm” cơ sở dữ liệu để lọc thông tin. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua những điểm tích cực của Quick Cache: Điểm bất lợi của việc làm này là bạn đọc có thể không nhận
  5. được thông tin cập nhật mới nhất của website, nhưng đó cũng không phải là vấn đề quá to tát trừ khi website của bạn liên tục cập nhật với tần suất cao. Điểm mạnh dễ nhận thấy nhất là tiết kiệm đáng kể dung lượng băng thông và tài nguyên sử dụng trên server, đồng thời cũng là 1 cách khá tốt để các quản trị viên thoát khỏi những cuộc “ghé thăm” từ Digg. Và một lần nữa chúng tôi nhắc lại rằng đây không phải là công cụ thử nghiệm dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu và sử dụng WordPress. Hãy thật cẩn thận trong từng thao tác của bạn! 3. “Nhẹ nhàng” với các file ảnh:
  6. 1 nguyên nhân “thừa” khá lớn đối với mỗi website chính là những bức ảnh. Hầu hết mọi blogger chỉ kết nối video từ các website chuyên cung cấp như YouTube, nhưng ảnh thì lại được đăng tải trực tiếp lên server của họ, chỉ cần 10 tấm ảnh với dung lượng trung bình 100 KB sẽ tương đương khoảng 1 MB dung lượng tải. Do đó, rất nhiều ý kiến từ các chuyên gia rằng nên tối ưu hóa dung lượng các bức ảnh trước khi đưa vào sử dụng, các bạn có thể dùng nhiều công cụ hỗ trợ như SmushIt, add-on Yslow của Firefox, ImageOptim của Mac OS X và Photoshop. Nhưng cho dù giảm tối đa dung lượng của ảnh cũng không phải là cách tối ưu, thay vào đó các bạn có thể sử dụng DropBox. Thay vì upload ảnh trực tiếp lên server, hãy để toàn bộ vào thư mục chia sẻ của DropBox và đặt liên kết vào blog. Tuy sẽ tốn thêm dung lượng băng thông, nhưng bù lại, tốc độ của website sẽ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là thời gian khởi động. Bên cạnh đó, nếu phải chuyển blog của bạn sang 1 host lưu trữ khác, bạn sẽ không phải đau đầu vì việc chuyển dữ liệu ảnh như thường lệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2