intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 gợi ý để trở thành cha mẹ tốt trong mắt trẻ

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn đang lúng túng với việc dạy dỗ con thì nhưng gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành cha mẹ tốt. Hầu hết các bậc phụ huynh vô cùng khó khăn khi phải kỷ luật trẻ. Đặc biệt, trẻ thường có thái độ phòng thủ hay phản ứng lại mỗi khi phạm lỗi và điều đó khiến cha mẹ khó khăn hơn trong việc áp dụng kỷ luật. Bạn nên biết rằng thực hiện các biện pháp kỷ luật là một phần của cha mẹ tốt. vào n...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 gợi ý để trở thành cha mẹ tốt trong mắt trẻ

  1. 5 gợi ý để trở thành cha mẹ tốt trong mắt trẻ
  2. Nếu bạn đang lúng túng với việc dạy dỗ con thì nhưng gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành cha mẹ tốt. Hầu hết các bậc phụ huynh vô cùng khó khăn khi phải kỷ luật trẻ. Đặc biệt, trẻ thường có thái độ phòng thủ hay phản ứng lại mỗi khi phạm lỗi và điều đó khiến cha mẹ khó khăn hơn trong việc áp dụng kỷ luật. Bạn nên biết rằng thực hiện các biện pháp kỷ luật là một phần của cha mẹ tốt. Một đứa trẻ có kỷ luật sẽ tự nhận biết những việc cần làm của mình mà không cần đến sự nhắc nhở của người khác. Sau đây là những hình thức kỷ luật đã được nhiều phụ huynh áp dụng và đạt được những thành công tuyệt vời. Nếu bạn đang lúng túng với việc dạy dỗ con thì nhưng gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành bố mẹ tốt. 1. Nghệ thuật sử dụng thời gian Đây là một hình thức kỷ luật được nhiều phụ huynh và giáo viên áp dụng với các bé bướng bỉnh. Khi bé phạm lỗi, hãy để bé ngồi ở một góc riêng, tách biệt khỏi cha mẹ hoặc những đứa trẻ khác trong nhóm một khoảng thời gian nhất định. Hấu hết các trẻ em đếu muốn thoát ra khỏi tình trạng bị tách biệt này và ngay lập tức bé sẽ xem xét lại hành động của mình. Vì vậy mà thời gian phạt không cần quá lâu. Theo các chuyên gia, với trẻ 2 tuổi thời gian tách riêng này là 2 phút và cứ thêm một tuổi thì cộng thêm 1 phút. Tuy
  3. nhiên, thời gian phạt không được kéo dài quá 5 phút, bởi chúng có thể tạo ra những phản ứng bất lợi của trẻ. Phương pháp này cũng không nên dùng với trẻ dưới 18 tháng tuổi. Loại hình phạt này được đánh giá là hiệu quả với trẻ dưới 10 tuổi. Khu vực bé bị phạt nên là một khu riêng, yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động thường nhật khác. Sự yên tĩnh tuyệt đối này sẽ giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về sự tách biệt để bé thay đổi hành vi. 2. Nghệ thuật khen thưởng Nghệ thuật khen thưởng mang lại nhiều lợi ích trong việc đưa các bé vào khuôn phép. Đây là hình thức kỷ luật được các chuyên gia khuyên dùng. Khi con trẻ làm điều gì đó đúng, hãy thưởng cho con thứ mà bé đang chờ đợi, điều này sẽ làm bé hạnh phúc. Trao phần thưởng cho một hành đúng và một thái độ tốt sẽ đảm bảo rằng, trẻ hiểu được tầm quan trọng của hành vi tốt và cố gắng học những điều tốt khác. Phần thưởng không cần phải là thứ đắt tiền, đồ chơi hay những thứ vật chất khác. Phần thưởng có thể đơn giản chỉ là một cái ôm yêu thương, một nụ hôn trên má hay một vài phút riêng tư để mẹ khen bé. Và đương nhiên, khi bé sai trái tuyệt đối không được khen thưởng. Việc khen thưởng không đúng lúc sẽ làm hỏng bé và làm bé không nhận thức được hành vi, thái độ nào là tốt và đáng được khen.
  4. Ảnh minh họa 3. Nghệ thuật tăng cường tiêu cực Nghệ thuật này hoàn toàn khác với kỹ thuật tích cực ở trên. Ở đây, các hành vi không đúng của trẻ sẽ bị đánh dấu lại và dùng nó làm cơ sở để ngăn chặn hành vi xấu của bé tái diễn. Khi con trẻ vi phạm quy định, bạn sẽ trừng phạt con bằng việc từ chối thực hiện điều bé muốn hoặc không cho bé chơi những đồ chơi bé yêu thích. Phương pháp từ chối này sẽ làm cho trẻ hiểu rằng, hành vi của trẻ là không được bạn cũng như những người xung quanh chấp nhận và để có được điều bé muốn, bé phải thay đổi hành vi của mình. Con cần phải hiểu được, bé bị từ chối những điều bé thích vì hành vi không tốt của bé.
  5. Hầu hết trẻ em sẽ phản ứng với tình huống này bằng cách thay đổi hành vi để có điều mình muốn. Kỹ thuật này sẽ giúp bé tự hiểu về hành vi của mình và tự thay đổi sau khi nhận ra đó là điều không được phép. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên áp dụng kỹ luật này thường xuyên, bởi nếu áp dụng quá nhiều, bé sẽ nổi loạn. 4. Nghệ thuật giảng dạy Tất cả trẻ em chỉ nên bị kỷ luật sau khi được dạy về các hành vi đúng và sai. Bạn cần phải dạy bé đâu là những điều được phép và điều không được phép trước khi nói từ “không được” với bé. Cách dạy bé hiệu quả nhất là nói về các quy định trước, sau đó là khen thưởng khi bé làm đúng. Khi bé làm đúng hãy khen ngợi hoặc cho bé một món quà nhỏ. Bằng cách này, bé sẽ ghi nhớ những hành vi tốt. Hãy lập giúp con một bản quy tắc và dính nó vào nơi quy định giống như những thành viên khác trong gia đình. Những quy tắc này sẽ chỉ cho bé thấy điều gì là được phép và đây là một cách rõ ràng nhất để bé biết hành vi nào được coi là tốt. 5. Sự nhất quán trong việc dùng phương pháp kỷ luật
  6. Cho dù bạn sử dụng nghệ thuật kỷ luật nào chăng nữa thì sự nhất quán trong hành động là rất quan trọng và nó là chìa khóa để bạn có được thành công. Tùy vào độ tuổi mà bạn nên chọn kỷ luật nào cho phù hợp, nhưng phải thực hiện nó đến cùng. Rất nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm không nhất quán. Hôm nay, họ kỷ luật bé nhưng ngay mai vì một lý do nào đó mà họ lại nuông chiều bé. Nếu một đứa trẻ có thể trốn tội bằng cách khóc, bé sẽ thường xuyên vận dụng điều này. Vì vậy, bạn cần phải nhất quán trong việc áp dụng kỹ thuật kỷ luật với bé. Sự nhất quán là điều không thể thiếu giúp nỗ lực của bạn thành công và bé sớm hiểu ra điều mình phải làm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2