intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 điều cần ghi nhớ khi muốn tạo lịch trình ăn, ngủ cho bé

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa con vào được một lịch trình quy củ cho giấc ngủ, bữa ăn, và các hoạt động khác sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để bắt đầu? Dưới đây là 7 hướng dẫn tuyệt vời cho việc thiết lập những thói quen này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 điều cần ghi nhớ khi muốn tạo lịch trình ăn, ngủ cho bé

  1. 7 điều cần ghi nhớ khi muốn tạo lịch trình ăn, ngủ cho bé Đưa con vào được một lịch trình quy củ cho giấc ngủ, bữa ăn, và các hoạt động khác sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nhưng làm thế nào để bắt đầu? Dưới đây là 7 hướng dẫn tuyệt vời cho việc thiết lập những thói quen này. Thói quen trước khi đi ngủ Cách dễ nhất để thiết lập một giờ giấc đi ngủ cố định cho con là bạn cần bắt đầu thực hiện lặp đi lặp một thói quen trước khi đi ngủ cho bé vào mỗi đêm.
  2. Đặt con ngay ngắn vào nôi và giảm bớt ánh sáng phòng ngủ cũng là một tín hiệu của mẹ. Ảnh: Getty images “Những thói quen trước khi đi ngủ là điều quan trọng nhất, bạn cần xem xét khi thiết lập một lịch trình đi ngủ đúng giờ,” bác sĩ nhi khoa Altmann cho biết. “Bạn không thể ép buộc con ngay lập tức nhưng hãy bắt đầu bằng những hoạt động này. Sau khoảng 2 tháng thực hành, mọi thứ sẽ đi vào quy củ.” Bạn chỉ cần làm những việc đơn giản: tắm nước ấm, lau mình, thay đồ ngủ cho con, cho bé uống sữa, sau đó tắt đèn nê-ông và vặn đèn ngủ… Dù lúc
  3. này con bạn vẫn rất tỉnh táo và ham chơi nhưng không sao cả, bạn cứ từ từ, nhẹ nhàng, sau khoảng 3 hoặc 4 tháng thì dù bạn có muốn bé tỉnh táo, thức dài hơn đi nữa thì mắt của bé cũng đã “quen giờ” và díp lại rồi – đó là do bé đã học được cách ngủ của riêng mình. Dạy cho con sự khác biệt giữa ngày và đêm Nhiều trẻ sơ sinh lúc đầu gần như lẫn lộn giữa ngày và đêm, bé có thể ngủ dài trong ngày nhưng lại thức chơi khi mặt trời lặn. Giúp con học cách phân biệt giữa ngày từ đêm là một trong những bước đầu tiên quan trọng để tạo dựng thói quen đi ngủ đúng giờ. Alex, mẹ của 1 em bé 8 tháng tuổi, khuyên: “Trong ngày, bạn nên giữ ngôi nhà nhiều ánh sáng và làm ngược lại vào ban đêm – để không gian mờ và yên tĩnh. Trong đêm, khi con dậy bú sữa, bạn đừng nói chuyện với bé nhiề u. Hãy để bé nhận biết được đêm là để ngủ và ngày là cho các hoạt động giao tiếp và thời gian chơi.” Tìm hiểu để đọc tín hiệu của con
  4. "Con buồn ngủ rồi mẹ ơi!" Ảnh: Getty images Các trang web, sách, bác sĩ và tất cả các phụ huynh khác đều có thể giúp bạn tìm ra một lịch trình thích hợp cho em bé của bạn. Tuy nhiên, con mới là hướng dẫn quan trọng nhất, bé sẽ cho bạn biết những gì bé cần – nếu bạn quan tâm học được cách đọc các chỉ dẫn của bé. Chị Liana Scott cho biết, đến 9 tháng tuổi, bé Keaton của chị đã giúp chị dự đoán được nhu cầu của bé, làm cho cuộc sống của chị dễ dàng hơn, chị hạnh phúc hơn rất nhiều. “Bây giờ tôi có thể để đến khi bé thực sự đói để cho bé bú và ăn cháo sao cho ngon miệng nhất, và cho bé đi ngủ trước khi bé mệt và quấy khóc,”,chị Scott nói thêm. Để đọc được những tín hiệu của con, bạn cần có thời gian và sự kiên nhẫn, nhưng cũng không phải là quá khó đâu. Là một người mẹ tinh tế, yêu con, bạn sẽ dễ nhận biết thôi, cả khi con còn sơ sinh. Ưu tiên hàng đầu cho lịch trình của con
  5. Nếu đang khuyến khích em bé của mình tuân theo một lịch trình nào đó, bạn cần ưu tiên hàng đầu cho lịch trình này, ít nhất là tuần đầu tiên. Tránh sai lệch các thói quen của lịch trình (khi vướng phải các kỳ nghỉ, các bữa ăn không phải ở nhà, thay đổi người chăm sóc…). Một khi đã thiết lập một thời gian biểu để con đi ngủ đúng giờ, bạn cần thay đổi các hoạt động khác của gia đình cho phù hợp. Đừng để tình trạng sai lịch trình đã định, vì các hoạt động của gia đình sẽ ảnh hưởng đến làm mọi thứ trở lại như cũ và sẽ khó cho lần tập sau rất nhiều. Khi bé thay đổi thói quen Con của bạn sẽ lớn lên và trưởng thành rất nhiều trong năm đầu tiên. Bé gần như sẽ tăng gấp ba lần trọng lượng của mình và đạt được một số kỳ công lớn như ngồi, bò, thậm chí đứng lên bước đi. Đôi khi bé thức dậy giữa đêm và chuyện trò, vui chơi rất vui vẻ. Ảnh: Getty images
  6. Trong thời kỳ này, khi cơ thể con đang phấn đấu để đạt được một cột mốc mới, đừng ngạc nhiên nếu bé có những khác biệt từ thói quen bình thường của mình. Bé có thể đói hơn bình thường, cần ngủ nhiều hơn, hoặc trở lại thức dậy nhiều lần trong đêm. Và khi điều này xảy ra, bạn hãy hiểu rằng, đây là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh thói quen của bạn để phù hợp hơn với bé. Điều phù hợp với độ tuổi của bé Khi lớn hơn, con bạn sẽ cần ít hơn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và dành thời gian chơi nhiều hơn. Bé cũng sẽ cần ăn những thực phẩm đặc như cháo, bột nhiều hơn là chỉ có sữa. Khi những thay đổi phát triển xảy ra, lịch trình của bé thay đổi là điều tốt và hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu lo lắng, bạn có thể tìm đọc về những cột mốc phát triển quan trọng của 1 em bé thông thường ở tất cả các lứa tuổi để yên tâm hơn và có sự chuẩn bị sẵn sàng. Đừng mong đợi sự hoàn hảo Đôi khi cha mẹ kỳ vọng rằng thói quen của bé sẽ luôn luôn chạy như đồng hồ. Nhưng thực tế, kể cả khi con luôn có những hoạt động nhất quán thì bạn cũng cần hiểu rằng, cùng với sự phát triển thế chất của con, sẽ có những lúc lịch trình kia gần như rối loạn. Đôi khi, vì lý do gì đó, em bé của bạn sẽ muốn bỏ qua một giấc ngủ ngắn, muốn bú thêm 1 cữ sữa nữa, thức dậy trước lúc bình minh hoặc không thích bú…. Những điều này là bình thường bạn nhé. Bạn đừng nên quá lo lắng, miễn là em bé của bạn vẫn ngủ, chơi, ăn uống và vẫn được chăm sóc yêu thương để phát triển tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2