intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 cách chống đột tử cho bé

Chia sẻ: Tran Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, trẻ bú mẹ ít nhất là 1 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ SIDS. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp bé tăng khả năng miễn dịch, lợi tiêu hóa… mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 cách chống đột tử cho bé

  1. 8 cách chống đột tử cho bé
  2. Vợ em mới sinh cu Max được 1 tháng và có được cảnh báo về Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nên thực sự khá lo lắng. Để giảm thiểu nguy cơ đột tử cho bé, vợ chồng em nên làm gì? Trả lời: Hội chứng đột tử (SIDS) ở bé sơ sinh có lẽ là cơn ác mộng lớn nhất với tất cả các bậc phụ huynh bởi lẽ, cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyễn nhân chính xác khiến trẻ đột ngột tử vong. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên thực hiện theo các lời khuyên dưới đây: 1. Nuôi con bằng sữa mẹ Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, trẻ bú mẹ ít nhất là 1 tháng sẽ giảm 50% nguy cơ SIDS. Vì thế, nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp bé tăng khả năng miễn dịch, lợi tiêu hóa… mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
  3. 2. Luôn đặt bé nằm ngửa Học viện Nhi khoa Mỹ (APP) khuyên các bậc phụ huynh nên đặt bé nằm ngủ thay vì nằm nghiêng hay nằm sấp. Vì nằm sấp sẽ tạo áp lực lên hàm của bé và cản trở sự hô hấp. Mặt khác, tư thế này có thể tăng nguy cơ trẻ hít lại chính khí carbonic vừa thở ra. Khi đó trẻ sẽ không nạp đủ lượng oxi cho cơ thể trong khi lượng carbonic lại tăng. Điều này rất nguy hiểm đối với bé. Ngủ sấp dễ khiến trẻ đột tử (Ảnh minh họa). 3. Đảm bảo rằng bé được ngủ ở nơi an toàn
  4. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Sử dụng nôi hoặc cũi đủ tiêu chuẩn an toàn, đệm cứng và khăn trải giường vừa với bé. Tuyệt đối không đặt bé nằm ngủ trên đệm nước hay đệm lông vũ. 4. Không để đồ chơi trong nôi/ cũi của bé Không để các vật mềm, các bộ đồ giường (chăn, gối, nệm, khăn trải giường) rộng thùng thình hoặc bất kỳ thứ gì có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt, ngạt thở hoặc bóp nghẹt gần hoặc trong nôi. Cha mẹ nên biết gối, chăn bông, da cừu, các vật kê, lót hoặc các đồ chơi nhồi bông… rất có thể sẽ trở thành sát thủ với bé. 5. Cùng phòng, khác giường Để tiện bề chăm bé, không ít cha mẹ đặt bé nằm ngủ cùng giường. Điều này rất không nên, vì đôi khi một chút sơ suất
  5. của cha mẹ có thể phải trả giá bằng tính mạng của ‘thiên thần’ nhỏ. Một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Mỹ (APP) cho thấy, 13% số trẻ đột tử là nạn nhân của việc ngủ chung giường với cha mẹ. 6. Đừng quấn bé quá chặt Chị em hãy bỏ thói quen quấn tã hoặc mặc quá nhiều quần áo cho bé. Quá nóng có thể làm tăng nguy cơ SIDS. Do đó, nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và giữ nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp. 7. Cho bé sử dụng núm vú giả Một số chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng, ngậm núm vú giả có thể giảm nguy cơ SIDS. Song, một số khác khăng khăng, bé sẽ bỏ bú mẹ nếu ngậm ti giả. Trước tranh luận trái chiều này, APP khuyến cáo, trẻ bú mẹ không nên ngậm ti giả trong vòng 1 tháng đầu sau sinh để học cách quen với việc bú mẹ.
  6. 8. Tạo môi trường không khói thuốc lá Bộ não và phổi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và đang ở giai đoạn phát triển mạnh. Vì vậy khi người cha hút thuốc, sẽ gây ra nguy cơ lớn khiến trẻ tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2