intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các yếu tố vật lý trong môi trường lao động - TS. Nguyễn Duy Bảo

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:40

145
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng trình bày các khái niệm về yếu tố vật lý; trình bày cơ chế tác động của một số yếu tố vật lý đến sức khoẻ con người; thực hành đo lường một số yếu tố vật lý trong môi trường; trình bày các kỹ thuật vệ sinh đối với một số yếu tố vật lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các yếu tố vật lý trong môi trường lao động - TS. Nguyễn Duy Bảo

  1. CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TS. Nguyễn Duy Bảo
  2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày các khái niệm về yếu tố vật lý. 2. Trình bày cơ chế tác động của một số yếu tố vật lý đến sức khoẻ con người. 3. Thực hành đo lường một số yếu tố vật lý trong môi trường. 4. Trình bày các kỹ thuật vệ sinh đối với một số yếu tố vật lý.
  3. Cấu trúc bài • Tiếng ồn • Rung chuyển • Bức xạ ion hoá • Điện từ trường • Áp suất
  4. Tiếng ồn • Tiếng ồn là tập hợp tất cả những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng bất lợi cho con người.
  5. Các tham số chính của tiếng ồn • Tần số: Đặc trưng cho sự trầm hay bổng của âm thanh. Đơn vị đo là Hz . Tần số thấp âm trầm, tần số cao âm bổng. Tai người có thể nghe được các tần số từ 20-20.000 Hz, nhưng thính nhất ở dải tần số 1.000-3.000 Hz. • Cường độ: Đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của âm thanh. Cường độ càng lớn âm nghe càng rõ, cường độ càng nhỏ âm nghe càng bé.
  6. P LdB 10 lg P0 Mức áp âm L có đơn vị là decibell (dB), được xác định theo công thức: • Trong đó: – P là mức công suất âm thực tế. – P0 là mức công suất âm tối thiểu có thể nghe thấy- ngưỡng nghe 10-16 Watt/cm2 ở 1000Hz.
  7. Thang đo độ ồn • Như vậy, thang đo độ ồn âm thanh có mức áp âm từ: 0-130dB. • Mức áp âm nghe thấy L0 = 0dB. • Mức áp âm lớn 130dB gây cảm giác chói tai, trên 140dB thường gây thủng màng nhĩ tai.
  8. Ảnh hưởng của tiếng ồn lên cơ thể người • Đặc trưng là ảnh hưởng lên cơ quan thính giác. • Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên thính giác sẽ bị mệt mỏi rồi thính lực giảm dần và cuối cùng là giảm toàn phần thính lực – “Điếc nghề nghiệp”.
  9. Ảnh hưởng của tiếng ồn lên cơ thể • Ảnh hưởng chung tới cơ thể – Ức chế tiêu hoá, rối loạn chức năng hệ tim mạch. – Trạng thái mệt mỏi mạn tính do ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. – Tiếng ồn cao là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động.
  10. Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào • Mức áp âm: áp âm càng cao tác hại càng mạnh. • Tần số: Cường tiếng ồn độ cao ở tần số cao thì nguy hiểm hơn là tiếng ồn có cường độ nhỏ hơn ở tần số cao. – Tiếng ồn có cường độ cao vượt quá mức cho phép ở vùng tần số cao 2000 – 8000Hz. – Vùng tần số 4000Hz là tiếng ồn nguy hiểm. • Thời gian tiếp xúc càng lâu càng bị ảnh hưởng nhiều.
  11. Đại lượng đo • Có thể xác định một trong 3 giá trị sau: – LAE. Mức ồn tiếp xúc-dBA. – LAg. Mức ồn trung bình tương đương-dBA. – LeqA. Mức ồn tương đương-dBA.
  12. • Phương pháp đo - Máy đo: Các máy đo ồn hiện nay cho phép xác định mức áp âm chung (line) và mức áp âm theo các đặc tính A, B, C. Một số máy đo liều ồn "Noise dosimeter" đã được sử dụng ở các nước tiên tiến. - Vị trí đo : Đo tại chỗ làm việc của người tiếp xúc. - Kiểm tra kết quả, so với QCVN và TCVN hiện hành.
  13. Rung chuyển Định nghĩa : Rung chuyển là những dao động cơ học phát sinh từ các địa chấn, động cơ và dụng cụ lao động.
  14. • Ba đại lượng đặc trưng cho rung chuyển có thể xác định được là: - Biên độ dao động; - Vận tốc; - Gia tốc.
  15. Cơ chế tác động sức khoẻ của rung chuyển Bệnh rung chuyển được phân loại theo tác hại. Ở tần số khác nhau, các loại tác hại khác nhau nên bệnh rung chuyển được phân loại theo tần số. Tác hại của rung chuyển quyết định bởi mức rung chuyển và thời gian tiếp xúc.
  16. • Tiếp xúc với rung chuyển cục bộ tần số cao vượt quá mức cho phép và trong thời gian dài, sau 3-4 năm (có thể 10 năm), sẽ mắc bệnh rung chuyển nghề nghiệp.
  17. • Có thể chia rung chuyển tần số cao ra ba loại: – Tần số dưới 40 Hz, biên độ lớn hàng cm, gây tổn thương xương và khớp. – Tần số từ 40 Hz đến 300Hz, biên độ lớn hàng mm, gây rối loạn vận mạch, đặc biệt gặp ở bàn tay. – Tần số trên 300 Hz, biên độ khoảng 0,01mm, gây tổn thương cân, cơ, thần kinh, gặp ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và vai.
  18. Kỹ thuật đo rung chuyển • Đại lượng đo: - Biên độ (a) đơn vị mm. - Vận tốc (v) đơn vị cm/s. - Gia tốc (g) đơn vị m/s2 ở các tần số.
  19. Đơn vị đo rung – Đo được các mức rung vận tốc từ 0,03cm/s - 100cm/s hoặc gia tốc 0,03 m/s2 - 100 m/s2. – Phân tích các dải tần số từ 1 - 1000Hz (dải 1 ốc ta). – Có đầu gia tốc rời riêng và các phụ kiện kèm theo để gắn đầu gia tốc vào các vật gây rung cần đo.
  20. Bức xạ ion hoá - Khái niệm: Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân của một chất không cần tác động của bên ngoài với sự phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà không có tác nhân nào làm ngừng được. Các bức xạ này khi chiếu vào vật chất làm ion hoá đối tượng bị chiếu nên còn được gọi là bức xạ ion hoá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2