intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đạo đức và văn hóa kinh doanh: Bài 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

40
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Đạo đức và văn hóa kinh doanh - Bài 2: Xây dựng đạo đức kinh doanh" sẽ giúp sinh viên sau khi kết thúc được trang bị những kiến thức và kỹ năng để có thể xây dựng đạo đức kinh doanh; các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh; xác định được các hành vi và xây dựng đạo đức kinh doanh; trình bày được đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đạo đức và văn hóa kinh doanh: Bài 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương

  1. ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA KINH DOANH Giảng viên: ThS. Nguyễn Ngọc Dương 1 v1.0014106201
  2. BÀI 2 XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Giảng viên: ThS. Nguyễn Ngọc Dương 2 v1.0014106201
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học sẽ giúp sinh viên sau khi kết thúc có thể: • Được trang bị những kiến thức và kỹ năng để có thể xây dựng đạo đức kinh doanh. • Trình bày được các khía cạnh thế hiện đạo đức kinh doanh. • Xác định được các hành vi và xây dựng đạo đức kinh doanh. • Trình bày được đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu. 3 v1.0014106201
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến môn học sau: • Tâm lý học Quản trị kinh doanh; • Quản trị kinh doanh; • Marketing; • Triết học Mác-Lênin… 4 v1.0014106201
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Mở rộng liên hệ thực tế những vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp. • Nắm được những khái niệm về kiến thức cơ bản để vận dụng trong các bài tiếp theo. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu bài. 5 v1.0014106201
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh 2.2 Xây dựng đạo đức kinh doanh 2.3 Đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu 6 v1.0014106201
  7. 2.1. CÁC KHÍA CẠNH THỂ HIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 2.1.1. Đạo đức kinh doanh trong các chức năng của doanh nghiệp 2.1.2. Đạo đức kinh doanh trong quan hệ với các đối tượng hữu quan 7 v1.0014106201
  8. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP a. Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực Phân biệt đối xử Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử Tôn trọng quyền riêng tư của lao động dụng lao động Sử dụng chất xám của người lao động Quyền lực Thất vọng Đạo đức trong đánh Sợ hãi giá người lao động Ganh ghét Định kiến 8 v1.0014106201
  9. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Đạo đức trong bảo vệ người lao động  Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động.  Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn.  Các trường hợp người quản lý sẽ bị quy trách nhiệm vô đạo đức:  Không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động;  Che giấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc;  Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm;  Không phổ biến kỹ lưỡng, kiểm tra thường xuyên các quy trình và thiết bị an toàn lao động;  Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm;  Không tuân thủ các quy định về các tiêu chuẩn an toàn. 9 v1.0014106201
  10. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) b. Đạo đức trong marketing • Marketing và phong trào bảo hộ người tiêu dùng “Bản hướng dẫn về bảo vệ  Marketing là hoạt động hướng dòng lưu người tiêu dùng” của chuyển hàng hóa dịch vụ chảy từ người sản Liên hợp quốc xuất đến người tiêu dùng.  Triết lý của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi 8 quyền về người nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích tiêu dùng của toàn xã hội.  Nguyên tắc chỉ đạo của marketing là tất cả các hoạt động marketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng. Quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất 10 v1.0014106201
  11. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) 8 quyền của người tiêu dùng trong “Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêu dùng” của Liên hợp quốc: • Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; • Quyền được an toàn; • Quyền được thông tin; • Quyền được lựa chọn; • Quyền được lắng nghe; • Quyền được bồi thường; • Quyền được giáo dục về tiêu dùng; • Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững. 11 v1.0014106201
  12. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Các biện pháp marketing phi đạo đức  Quảng cáo phi đạo đức: Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che giấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn.  Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi:  Lôi kéo nài ép người tiêu dùng;  Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm;  Quảng cáo phóng đại thổi phồng sản phẩm;  Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu...  Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm (người nghèo, trẻ em, vị thành niên...).  Bán hàng phi đạo đức: Bán hàng lừa gạt; bao gói và dán nhãn lừa gạt; nhử và chuyển kênh; lôi kéo; bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường.  Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ đối với đối thủ cạnh tranh: Cố định giá cả, phân chia thị trường, bán phá giá. 12 v1.0014106201
  13. 2.1.1. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP (tiếp theo) c. Đạo đức trong hoạt động kế toán tài chính • Kế toán là tác nghiệp không thể thiếu của doanh nghiệp. • Do phạm vi hoạt động của tác nghiệp này, các vấn đề đạo đức có thể xuất hiện cả về nội bộ hoặc ngoại vi của doanh nghiệp.. Sự cạnh tranh Số liệu vượt trội Các vấn đề phải đối mặt của kế toán viên Các khoản phí “không chính thức” Tiền hoa hồng 13 v1.0014106201
  14. 2.1.2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN • Các đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và sự thành công của một hoạt động kinh doanh. • Đối tượng hữu quan bao gồm:  Những người bên trong doanh nghiệp: Các công nhân viên chức, ban giám đốc, hội đồng quản trị...  Những người bên ngoài doanh nghiệp: Khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan nhà nước, đối thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương... • Chủ sở hữu  Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp toàn bộ hay toàn bộ nguồn lực vật chất, tài chính cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm xã hội như kinh tế, pháp lí, đạo đức và nhân văn.  Các vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu:  Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của các nhà quản lý đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ.  Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điểu khiển doanh nghiệp. 14 v1.0014106201
  15. 2.1.2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN (tiếp theo) • Người lao động Các vấn đề đạo đức phải đối mặt của người lao động:  Vấn đề cáo giác;  Bí mật thương mại;  Điều kiện và môi trường làm việc;  Lạm dụng của công, phá hoại ngầm. • Khách hàng  Khách hàng là đối tượng phục vụ, là người thể hiện nhu cầu, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá chất lượng, tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp.  Những vấn đề đạo đức điển hình liên quan đến khách hàng là những quảng cáo phi đạo đức, những thủ đoạn marketing lừa gạt và an toàn sản phẩm. 15 v1.0014106201
  16. 2.1.2. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN (tiếp theo) • Trách nhiệm của doanh nghiệp về an toàn sản phẩm:  Doanh nghiệp phải thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ cẩn thận.  Doanh nghiệp phải cảnh báo trước những rủi ro có thể xảy ra để người tiêu dùng lưu tâm.  Doanh nghiệp không được cố tìm cách ràng buộc người tiêu dùng bởi bất kỳ cam kết đảm bảo chính thức hay ngầm định về trách nhiệm họ phải.  Từ ngữ trong lời giới thiệu, trong quảng cáo, trong tuyên bố của doanh nghiệp phải có tính trung thực. • Đối thủ cạnh tranh:  Cạnh tranh là nhân tố thị trường tích cực.  Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn trọng đối thủ cạnh tranh.  Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh:  Thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh;  Ăn cắp bí mật thương mại. 16 v1.0014106201
  17. 2.2. XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 2.2.2. Xây dựng và 2.2.1. Xây dựng chương truyền đạt các tiêu trình tuân thủ đạo đức chuẩn đạo đức 2.2.4. Cải thiện liên tục 2.2.3. Thiết lập hệ thống chương trình tuân thủ điều hành kiểm soát đạo đức 17 v1.0014106201
  18. 2.2.1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC • Một chương trình đạo đức sẽ giúp các doanh nghiệp giảm những khả năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của dân chúng đối với những hành động sai trái. • Tính hiệu quả của một chương trình tuân thủ đạo đức được xác định bởi các thiết kế và việc thực hiện của nó. • Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả đòi hỏi trách nhiệm cao của đội ngũ quản lý cấp cao. 18 v1.0014106201
  19. 2.2.2. XÂY DỰNG VÀ TRUYỀN ĐẠT CÁC TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC • Hành vi đạo đức có thể được khuyến khích thông qua việc hình thành các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp. • Một bản quy phạm về đạo đức phải cụ thể đủ để ngăn chặn một cách hợp lý các hành vi sai phạm. • Doanh nghiệp cần đưa ra đủ các phương hướng cho nhân viên để tránh các nguy cơ liên quan đến việc kinh doanh cụ thể của họ. 19 v1.0014106201
  20. 2.2.3. THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT • Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là sự đánh giá có hệ thống của một chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức để xác định tính hiệu quả của nó. • Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức có thể sử dụng để đánh giá những mối quan ngại đạo đức của doanh nghiệp và điều khiển cơ chế đấy. 20 v1.0014106201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2