![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Dược học của thuốc giảm đau và điều trị đau trong khoa Cấp cứu
lượt xem 44
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng Dược học của thuốc giảm đau và điều trị đau trong khoa Cấp cứu được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về dịch tễ học của đau; dược học của thuốc giảm đau (NSAIDS, Paracetamol, Paracetamol, thuốc dạng thuốc phiện); điều trị giảm đau trong khoa Cấp cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Dược học của thuốc giảm đau và điều trị đau trong khoa Cấp cứu
- Dược học của thuốc giảm đau và điều trị đau trong Khoa cấp cứu Prof. Peter Cameron, MBBS, MD, FACEP President, IFEM Academic Director of EM & Trauma Alfred Hospital Australia
- Mục tiêu bài giảng • Dịch tể học của đau • Dược học của thuốc giảm đau • NSAIDS • Paracetamol • Aspirin • Thuốc dạng thuốc phiện • Điều trị giảm đau trong khoa Cấp cứu
- “Chúng ta tất cả rồi sẽ chết. Nhưng tôi sẽ cảm thấy rất vinh hạnh nếu tôi có thể cứu giúp một người khỏi những tháng ngày đau đớn vật vã. Đau đớn còn hành hạ con người nhiều hơn bản thân cái chết.” » Dr. Albert Schweitzer
- Nguyên nhân bệnh nhân đến phòng cấp cứu • Chảy máu • Đau • Cảm thấy bất thường • Hoặc bất kỳ hoặc tất cả các vấn đề trên…
- Dịch tễ học của đau • Đau là trải nghiệm thường gặp nhất của loài người và là lý do phổ biến nhất khiến người bệnh tìm kiếm chăm sóc y tế, đến khoa Cấp cứu • Đau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tàn tật bán phần hoặc toàn phần ở Hoa Kỳ và tốn kém chi phí kinh tế rất nhiều cho nên y tế cũng như giảm thu nhập cho người bệnh • Đau gây hậu quả to lớn về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội và nghề nghiệp cho người bệnh, gia đình, bạn bề và nhân viên y tế • Gần nửa số bệnh nhân đau mãn tính muốn tự tử do đau
- Đau là gì? “một cảm giác không thoải mái và trạng thái xúc cảm đi kèm với tổn thương tổ chức thực thể hoặc nguy cơ hoặc cả 2” Hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế (IASP)
- Các dạng đau—cấp tính hoặc mãn tính Đau cấp tính • 1 sự thúc đẩy hành vi có liên quan đến lợi ích sống còn. • Có thể dẫn đến hành vi tìm kiếm chăm sóc y tế, tránh bị tổn thương thêm, dấu hiệu nhận biết của rối loạn nội sinh, hoặc kích hoạt hê thống thần kinh tự động để duy trì hàng định nội môi. • Thông thường có nguyên nhân xác định và mất đi khi kích thích mất đi.
- Các dạng đau—cấp tính hoặc mãn tính Đau mãn tính • Kéo dài sau khi nguồn kích thích mất đi thường không có nguyên nhân bệnh lý rõ ràng. • Không khư trú rõ ràng, khó định lượng, lúc có lúc không và khó điều trị hơn đau cấp tính.
- Bệnh lý của đau mãn tính Giả thuyết hiện nay tập trung vào rối loạn chức năng của hệ thần kinh • là hậu quả của sự liên quan của hệ thần kinh với một quá trình bệnh học (ví dụ, ung thư xâm lấn tủy sống) • do thay đổi sinh hóa của neuron trong tủy sống do kích thích đau kéo dài. Một thương tổn tự hạn chế có thể gây ra tình trạng đau mãn tính, đôi khi là hậu quả của đau cấp tính không được điều trị triệt để.
- Điều trị giảm đau là quyền được chăm sóc y tế • Điều trị đau là vấn đề quan trọng trong chăm sóc y tế • Hướng dẫn cụ thể trong vấn đề đánh giá và điều trị đau. • Các chuẩn này khẳng định quyền được điều trị đau của bệnh nhân.. • Thầy thuốc và nhân viên y tế cần đánh giá và điều trị đau có tất cả bệnh nhân và đánh giá điều trị 1 cách thường quy trong quá trình điều trị. • Mặc dù các vấn đề điều trị đau là hiển nhiên, nghiên cứu cho thấy là vấn đề tồn tại lớn nhất trong công tác điều trị đau là nhân viên y tế bỏ sót không xác định được vấn đề đau của người bệnh. • Chuẩn quốc tế cho thấy có sự thiếu hiểu biết rất lớn của bệnh nhân và thầy thuốc trong vấn đề kiểm soát đau. Điều này cho thấy cần phải có giáo dục phổ biến kiến thức
- Định nghĩa và Đánh giá Lời khai của bệnh nhân là biện pháp chủ yếu để đánh giá đau trong phòng cấp cứu • Khó khăn về mặt thời gian • Các tình trạng bệnh lý khác kèm theo • Giảm tri giác • Bệnh nhân và bác sĩ không có mối quan hệ từ trước Thông thường, mức độ đau được đánh giá dùng thang điểm từ 0 đến 10 Đánh giá đau qua quan sát đơn thuần, như thang điểm đánh giá nét mặt, rất hữu dụng trong khám trẻ em mà ít có khả năng diễn đạt bằng lời. Mô tả triệu chứng cũng là 1 biện pháp đánh giá thay đổi: nhẹ, hơi khó chịu, khó chịu, đau khủng khiếp, đau như dao đâm
- Định nghĩa và Đánh giá Mặc dầu không cấp thiết cho bệnh nhân có đau cấp tính trong phòng cấp cứu, các câu hỏi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể có tính hữu dụng. Các đặc điểm của bệnh nhân như tuổi, giới, chủng tộc cũng ảnh hưởng đến cảm nhận đau và lời kể của bệnh nhân. • Một số nhóm bệnh nhân có thể cho rằng họ không nên nói với nhân viên y tế về tình trạng đau của họ • người già thông thường ít phàn nàn về tình trạng đau khi làm các thủ thuật ví dụ như đặt xông • các trường hợp ghi chép về đau mà không phù hợp với lời khai của bệnh nhân chúng ta cần phải đánh giá kỹ hơn, tuy nhiên phải lưu ý kinh nghiệm cũng như đặc điểm văn hóa của bệnh nhân. Nhịp tim, huyết áp, hoặc vẻ mặt của bệnh nhân không phù hợp với biểu hiện đau.
- Cảm nhận đau Rất nhiều loại kích thích có thể làm sợi thần kinh cảm nhận đau phát tín hiệu: • Cơ học • Nhiệt độ • Hóa học Các chất dẫn truyền trung gian có tác dụng nhiều • Histamine • Bradykinin • Serotonin • Prostaglandins Đây là các chất dẫn truyền trung gian có khả năng gây kích thích các sợi dẫn truyền cảm giác đau, nhưng thông thường có chức năng làm giảm tần số kích thích để xuất hiện xung. Tác dụng của các chất trên chứng mính cho tăng tính nhạy cảm, trong đó các kích thích thông thường có thể gây đau
- Các chất dẫn truyền trung gian của đau • Histamine • Bradykinin • Serotonin • Prostaglandins
- Đường dẫn truyền cảm giác đau Tín hiệu cảm giác được dẫn truyền qua tủy sống băng 2 loại sợi thần kinh khác nhau Sợi delta A-delta • Lớn hơn, myelin hóa, nhanh hơn • Đau sắc nét, khư trú • Sợi này bắt chéo và đi lên cuống não
- Đường dẫn truyền cảm giác đau Sợi C Nhỏ hơn, không myelin, chậm Cảm giác bỏng, lan tỏa, không xác định Trước khi đi vào tủy sống, hầu hết các sợi Adelta tạo synapse với nhóm các neuron trung gian trong tủy sống trước khi xung thần kinh bắt chéo và đi lên Các neuron trung gian là biện pháp quan trọng điều chỉnh các cảm nhận đau theo hướng làm chậm và cảm xúc của sợi C- fibers. Sau khi đến cuống não, các sợi dẫn truyền đau đi vào các trung khu thần kinh ở vùng đồi, dưới đồi, và hệ lưới
- Các can thiệp vào đường dẫn truyền cảm giác đau Thông thường, chúng ta có thể sử dụng thuốc Có 3 nhóm chính: • Chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs) và acetaminophen • Chất dạng thuốc phiện • Các dạng chất hỗ trợ Đặc tính của từng loại thuốc, cùng với các ví dụ điển hình của từng loại sẽ được trình bày dưới đây Chúng tôi xin phép không đi chi tiết trong báo cáo này mà chỉ nhấn mạnh đến 1 số loại thường dùng.
- Chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDS) • NSAIDs là các thuốc có 1 số đặc tính chung • Các thuốc này can thiệp vào COX qua chặn các COX receptors • Không giống như aspirin, ức chế enzym của các NSAIDs có thể đảo ngược. • Các COX receptors có thể được chia làm 2 loại: • COX-1 receptor, có số lượng tương đối hằng định • COX-1 có trên khắp cơ thể và duy trì chức năng nội môi • Duy trì niêm mạc dạ dày, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng cường ngưng kết tiểu cầu và điều hòa vận mạch.
- Chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDS) • COX-2 receptor, được tạo ra khi có các kích thích, chủ yếu là trong quá trình viêm. • Các enzyme COX-2 tạo ra prostanoids • Liên quan đến phản ứng viêm, tăng nhiệt độ cơ thể, và là 1 phần của đường dẫn truyền đau • Prostanoids do các enzyme COX-2 tạo ra làm giảm ngưỡng kích thích của các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau và đôi khi kích thích các receptor cảm nhận đau ngoại vi, và cũng làm giảm sốt và giảm đau qua ức chế COX trung ương. • Các NSAIDs ức chế các enzymes COX-2 và làm giảm đau.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dược động học và tương tác thuốc
33 p |
491 |
107
-
Bài giảng Động vật làm thuốc
42 p |
294 |
66
-
Bài giảng Tác dụng của thuốc
20 p |
103 |
18
-
Bài giảng Tính năng của thuốc YHCT
13 p |
151 |
16
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 6 - DS. Trần Văn Chện
19 p |
31 |
11
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 17 - DS. Trần Văn Chện
40 p |
38 |
11
-
Bài giảng Y học quân sự: Bài 19 - Đại Tá Bác Sỹ Bùi Xuân Quang
30 p |
112 |
10
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 9 - DS. Trần Văn Chện
18 p |
39 |
10
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 8 - DS. Trần Văn Chện
11 p |
27 |
10
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 2 - DS. Trần Văn Chện
51 p |
35 |
10
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 4 - DS. Trần Văn Chện
36 p |
53 |
9
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 12 - DS. Trần Văn Chện
40 p |
20 |
8
-
Bài giảng Dược lý học: Bài 1 - DS. Trần Văn Chện
3 p |
33 |
8
-
Bài giảng Dược lý học: Dược lý tâm thần kinh
49 p |
48 |
7
-
Bài giảng Y học quân sự: Bài 18 - Đại Tá Bác Sỹ Bùi Xuân Quang
11 p |
102 |
6
-
Bài giảng chuyên đề: Dược học - Các thuốc chống trầm cảm
15 p |
41 |
5
-
Bài giảng Dược lý 3: Thuốc kháng virus - Mai Thị Thanh Thường
94 p |
25 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)