intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người

Chia sẻ: Star Star | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:67

173
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài học này nhằm: Xác định được những đặc trưng tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau; xác định và phân tích được các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của con người ở mỗi lứa tuổi; xác định được một số rối nhiễu tâm lý có thể có ở mỗi lứa tuổi khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe: Các giai đoạn phát triển tâm lý con người

  1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CON NGƯỜI Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe Trường ĐH Y tế công cộng
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Xác định được những đặc trưng tâm lý ở các lứa tuổi khác nhau; 2. Xác định và phân tích được các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của con người ở mỗi lứa tuổi; 3. Xác định được một số rối nhiễu tâm lý có thể có ở mỗi lứa tuổi khác nhau.
  3. Phát triển tâm lý là gì?  Là quá trình hình thành, phát triển của các yếu tố, quá trình, thuộc tính, trạng thái tâm lý của mỗi cá thể.  Quá trình này đi từ đơn giản đến phức tạp theo những quy luật có liên quan, phụ thuộc lẫn nhau.  Các đặc điểm tâm lý khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của con người.
  4. Điều kiện phát triển tâm lý  Sự trưởng thành/phát triển về thể chất (điều kiện cần):  Sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh trung ương.  Các yếu tố môi trường:  Tự nhiên  Xã hội: tác động của gia đình, bạn bè, phong tục tập quán, giá trị, nguyên tắc ứng xử, phương thức nuôi dạy con...
  5. Một số lý thuyết về phát triển tâm lý  Thuyết phân tâm học (Freud)  Thuyết phát triển nhận thức (Piaget)  Thuyết tâm lý-xã hội (Erikson)
  6. Thuyết phân tâm học (Freud) 1856 - 1939
  7. Thuyết phát triển nhận thức (Piaget)  Giai đoạn vận động cảm giác: 0- 2 tuổi (Sensorimotor stage)  Giai đoạn tiền thao tác: 2-6,7 tuổi (Preoperational stage)  Giai đoạn thao tác cụ thể: 7- 11,12 tuổi (Concrete operational stage)  Giai đoạn thao tác hình thức: 12- 15,16 tuổi (Formal operational 1896 - 1980 stage)
  8. Thuyết tâm lý - xã hội (Erikson)  Sơ sinh (mới sinh - 18 tháng)  Trẻ nhỏ (2 - 3 tuổi)  Trước tuổi đi học (3 - 5 tuổi)  Tiểu học (6 - 11 tuổi)  Vị thành niên (12 - 18 tuổi)  Trưởng thành (19 - 40 tuổi)  Trung niên (40 - 65 tuổi) 1902 - 1994  Người già (65 trở lên)
  9. Các giai đoạn phát triển của con người  Sơ sinh (0-1 tuổi)  Trẻ nhỏ (1-3 tuổi)  Trước tuổi đi học (3-6 tuổi)  Tiểu học (6-12 tuổi)  Vị thành niên (12-20 hoặc 25 tuổi)  Trưởng thành (20 hoặc 25-45 tuổi)  Trung niên (45 hoặc 50-65 hoặc 70 tuổi)  Người già (trên 65 tuổi)- Việt Nam (60 trở lên) (R. B. Murray et.al. (2001) Health Promotion strategies through life span, 7th edition, Prentice Hall)
  10. Các giai đoạn phát triển tâm lý  Trước sinh  Thơ ấu (0 - 11,12 tuổi)  Tuổi vị thành niên (13,14 - 18,19 tuổi)  Tuổi trưởng thành (20 - 40 tuổi)  Tuổi trung niên (40 - 60 tuổi)  Tuổi già (trên 60 tuổi)
  11. Giai đoạn trước sinh  Tế bào trứng  Phôi thai  Bào thai
  12. Giai đoạn trước sinh  Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi:  Gen và di truyền  Các nhân tố môi trường:  Tình cảm, trạng thái tâm lý của người mẹ  Các nhân tố có khả năng gây dị tật bẩm sinh: thức ăn, đồ uống, thuốc lá, thuốc chữa bệnh...
  13. Thời thơ ấu (0 – 11, 12 tuổi)  Giai đoạn bế bồng (0-3 tuổi)  Học mẫu giáo (3-6 tuổi)  Đi học (6-12 tuổi)
  14. Giai đoạn 0-3 tuổi  Giai đoạn trẻ phát triển tính tự chủ và ngôn ngữ.  Mối quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ, anh chị, đặc biệt là quan hệ gắn bó với mẹ.  Trẻ cảm nhận thế giới xung quanh qua sự vận động của miệng, tay, chân.  Thiếu sự chăm sóc của mẹ sẽ làm cho trẻ luôn sợ sệt, ám ảnh, là nguyên nhân của những rối loạn hành vi, rối nhiễu quan hệ xã hội sau này.
  15. Giai đoạn 3-6 tuổi  Giai đoạn trẻ phát triển nhân cách và các quá trình nhận thức.  Ngôn ngữ phát triển phong phú hơn.  Quan hệ xã hội chủ yếu vẫn trong gia đình.  Tìm hiểu thế giới xung quanh qua các hoạt động, vận động tay chân gắn với các thao tác cụ thể.  Trẻ muốn được độc lập, muốn tự mình làm mọi việc và muốn tự đáp ứng các nhu cầu cá nhân.
  16. Giai đoạn 6-12 tuổi  Trẻ bắt đầu đi học, gia nhập vào các mối quan hệ xã hội mới, xuất hiện dấu hiệu tự khẳng định bản thân.  Trường học là môi trường xã hội thứ hai đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
  17. Thời thơ ấu: Sự phát triển về xã hội và nhân cách  Sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ gắn chặt với các quan hệ về xã hội và xúc cảm với người chăm sóc trẻ, đặc biệt là bố mẹ.  Quan hệ gắn bó về cảm xúc với bố mẹ giúp trẻ bước vào quá trình xã hội hóa, tiếp thu các quy tắc, giá trị của xã hội mà trẻ đang sống.  Mối quan hệ cảm xúc, sự gắn bó/chia tách với mẹ/người chăm sóc trẻ có ảnh hưởng đến nhân cách sau này của trẻ.
  18. Câu chuyện của bé Na Bé Na, 8 tuổi, chị của bé Bi (1 tháng tuổi). 8 năm sau khi sinh bé  Na thì mẹ mới sinh được bé Bi nên cả nhà rất vui mừng, ai  cũng tập trung sự chú ý vào bé Bi. Nhiều khi mọi người còn  đùa bé Na là “ra rìa” rồi vì bố mẹ đã có em Bi. Hôm làm đầy  tháng bé Bi, ông bà, cô chú ai cũng có quà cho Bi. Đến bữa cơm  cả nhà không thấy bé Na đâu. Mẹ đi tìm khắp nhà thì thấy bé  Na đang nằm trên gác xép đọc sách. Mẹ giận quá lôi bé Na  xuống nhà mắng. Sáng hôm sau, mẹ gọi bé Na dậy đi học thì  thấy bé cứ nằm mê mệt. Phát hiện chai thuốc ho trên bàn học  của bé không còn một giọt nào, mẹ vội đưa bé vào bệnh viện.  Lúc bé Na tỉnh dậy, mẹ ôm bé vào lòng hỏi: “Thuốc ho ngọt  con thích uống lắm sao?”. Lúc đó bé Na mới thỏ thẻ: “Tại ba  mẹ yêu cu Bi hơn nên con muốn uống cái đó để ngủ cho quên, 
  19. Câu chuyện của bé Tuấn, 10 tuổi Một hôm mẹ của Tuấn nhận được giấy mời của thầy giáo  chủ nhiệm lớp thông báo con trai chị chép bài của bạn khi thi  môn Toán. Vốn nóng tính, đợi con đi học về chị bắt con nằm  sấp trên giường, không hỏi han gì mà cứ thế đánh con. Vừa  đánh chị vừa nói: “Copy này, tao đánh cho mày chừa cái thói ăn  cắp”. Tuấn vừa khóc tức tưởi vừa nói “Con không ăn cắp”.  Bữa tối không thấy Tuấn ra ăn cơm, chị vẫn giận con nên  mặc kệ. Đến 10h tối chị mới ghé mắt vào phòng con thì không  thấy ai trong phòng. Tìm khắp nhà không thấy con đâu chị mới  thực sự hốt hoảng. Chạy sang hàng xóm nhờ mọi người tìm  giúp. Cuối cùng chị cũng tìm thấy con đang nằm ngủ co quắp  trên ghế đá công viên cách nhà 1km, đầu gối lên chiếc túi bên  trong có mấy bộ quần áo.
  20. Rối nhiễu tâm lý là gì? Là vấn đề tâm lý nghiêm trọng và kéo dài, trong đó suy nghĩ, cảm xúc hay hoạt động của cá nhân hoàn toàn khác hẳn với những người khác trong cùng lứa tuổi đó, và vấn đề tâm lý này gây ra rất nhiều khó khăn cho cá nhân trong cuộc sống thường ngày. (Giáo trình Tâm lý học sức khỏe, trường ĐHYTCC, 2005)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2