intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Phan Thị Minh Châu

Chia sẻ: Hgfch Hgfch | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

1.041
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp nhằm trình bày các khái niệm về văn hóa, văn hóa chính thống và văn hóa nhóm, văn hóa doanh nghiệp mạnh và yếu, văn hóa doanh nghiệp tạo nên tính cách của doanh nghiệp, các cách tiếp cận về cấu trúc văn hóa doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Phan Thị Minh Châu

  1. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1
  2. I . MỘT SỐ KHÁI NIỆM CĂN BẢN 2
  3. “Văn hóa doanh nghiệp (VHDN) được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”. 3
  4. VĂN HÓA CHÍNH THỐNG VÀ VĂN HOÁ NHÓM  Văn hoá chính thống: là những giá trị cốt lõi được chia sẻ bởi đa số các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là những giá trị văn hoá của tổ chức mà người ta sẽ nghĩ đến hay nhắc đến khi nói về tổ chức này và chúng hướng dẫn hành vi của người lao động trong tổ chức (doanh nghiệp) đó.  Văn hoá nhóm: là những giá trị văn hoá được chia sẻ bởi một số thành viên trong tổ chức (một bộ phận, phòng, ban,nhóm…). Văn hoá nhóm là kết quả của những vấn đề hoặc những kinh nghiệm được chia sẻ bởi các thành viên của một bộ phận hay một nhóm người trong tổ chức (doanh nghiệp). 4
  5. VĂN HÓA DN MẠNH & YẾU Văn hoá DN mạnh hay yếu phụ thuộc vào phạm vi và cường độ chia sẻ các đặc tính của văn hoá trong tổ chức  Phạm vi chia sẻ có thể rộng hoặc hẹp (được nhiều thành viên hoặc ít thành viên đồng tình)  Cường độ chia sẻ có thể cao hoặc thấp (tích cực thể hiện ở mức độ cao hay thấp) Văn hoá DN mạnh là văn hoá được nhiều người đồng tình, chia sẻ và tích cực thể hiện để đóng góp vào những thành công của DN 5
  6. VHDN được xem là “mạnh” khi:  Các giá trị văn hoá chủ đạo được mọi thành viên cùng chia sẻ và quyết tâm thể hiện  Nhân viên tỏ ra gắn bó và trung thành với tổ chức  Duy trì được các giá trị văn hoá đặc trưng theo thời gian  Tạo ra được kết quả hoạt động cao 6
  7. II. VĂN HÓA DN – Tính cách của doanh nghiệp 7
  8. Các dạng tính cách của tổ chức (CŨNG NHƯ VỚI MỘT CON NGƯỜI, CÓ NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ TÍNH CÁCH GẮN LIỀN VỚI DOANH NGHIỆP)  Tính sáng tạo và sẵn sàng mạo hiểm  Tính chú trọng chi tiết  Tính định hướng kết quả  Tính định hướng vào con người  Tính định hướng tập thể (nhóm)  Tính nhiệt tình  Tính ổn định 8
  9. Từ những đặc trưng tính cách được một tổ chức coi trọng, hình thành 7 dạng VHDN  1.VHDN ưa mạo hiểm  2.VHDN chú trọng chi tiết  3.VHDN chú trọng kết quả  4.VHDN chú trọng con người  5.VHDN chú trọng tính tập thể  6.VHDN chú trọng sự nhiệt tình của người lao động  7.VHDN chú trọng sự ổn định 9
  10. III. Cấu trúc văn hoá doanh nghiệp 10
  11. Các cách tiếp cận về cấu trúc VHDN  1.Quan điểm tiếp cận theo biểu trưng trực quan và phi trực quan  2.Quan điểm tiếp cận theo lát cắt lõi của khúc gỗ.  Quan điểm tiếp cận theo các lớp vỏ của củ hành 11
  12. 1. Organizational Culture ( VHDN) (Biểu trưng trực quan và phi trực quan) Phần nhìn thấy được Không nhìn thấy được 12
  13.  Các biểu trưng trực quan của VHDN :  Kiến trúc đặc trưng  Biểu tượng  Màu sắc chủ đaọ  Ngôn ngữ  Nghi lễ  Giai thoại về nhân vật anh hùng  Đồng phục  Ấn phẩm điển hình  Được thiết kế và qui định như là dấu hiệu để nhận biết về doanh nghiệp hay tổ chức 13
  14. Các biểu trưng phi trực quan cuả VHDN  Lý tưởng, triết lý, niềm tin  Giá trị  Chuẩn mực 14
  15. 1. Lý tưởng, triết lý hành động  Là khái niệm thể hiện niềm tin ở mức độ rất cao  Con người sẵn sàng xả thân, hy sinh, cống hiến cho lý tưởng cuả mình( cho niềm tin mãnh liệt đã được xác định)  Triết lý cuả một DN sẽ là kim chỉ nam cho hành động cuả DN ấy 15
  16. Triết lý kinh doanh “Nếu khơng đi trước thì phải đi nhanh hơn đối thủ” (Samsung) 16
  17. Triết lý FPT khẳng định con người là tài sản quý giá nhất, đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong Công ty. “Con người - sức mạnh cốt lõi” 17
  18. 2. Giá trị cốt lõi (core values)  Là quan niệm của doanh nghiệp về đúng- sai; tốt-xấu; quan trọng-không quan trọng trước các sự việc  Các giá trị cốt lõi là những giá trị đặc trưng nhất thể hiện quan điểm của DN trước các vấn đề có liên quan, từ đó hình thành nên chuẩn mực ứng xử cuả họ 18
  19. VĂN HÓA P&G Gía trị cốt lõi:  Liêm chính (trung thực trong kinh doanh)  Khát vọng chiến thắng  Làm chủ ( làm chủ công việc, bản thân )  Vì cộng đồng  Khách hàng làm gốc 19
  20. 3.Chuẩn mực  Chuẩn mực được hiểu như là một hệ thống các quy tắc, các tiêu chuẩn, quy định… được thể hiện bằng văn bản hay bằng sự ngầm hiểu giữa các cá nhân.  Những chuẩn mực bất thành văn( tập quán, thói quen, truyền thống…) đôi khi chưa rõ ràng nhưng laị có tác dụng ràng buộc sự tuân thủ để đực chấp nhận là thành viên cuả tổ chức 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2