intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Trao đổi hàng hóa

Chia sẻ: Tran Phuong Chi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

280
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sự trao đổi ngang giá giữa vật với vật, hàng hóa với hàng hóa đơn giản, trực tiếp giữa người mua và người bán. Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ tư hữu hình thành. Trong lịch sử phát triển loài người trao đổi hàng hóa xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Lúc đầu trao đổi mang tính ngẫu nhiên và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Trao đổi hàng hóa

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ TRẦN PHƯƠNG CHI Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “ Khi lưu thông hàng hóa ra đời, nó đã phủ nhận hoàn toàn trao đổi trực tiếp; nhưng khi thương mại ra đời, nó lấy lưu thông hàng hóa làm “ xương sống” cho sự phát triển”. Anh chị hãy bình luận ý kiến trên Trao đổi hàng hóa là: sự trao đổi ngang giá giữa vật với vật, hàng hóa với hàng hóa đơn giản, trực tiếp giữa người mua và người bán. Trao đổi hàng hóa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa khi phân công lao động xã hội đã tương đối phát triển và chế độ tư hữu hình thành. Trong lịch sử phát triển loài người trao đổi hàng hóa xuất hiện vào giai đoạn cuối của xã hội cộng đồng nguyên thủy và thời kỳ đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ. Lúc đầu trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được tiến hành theo hình thức hàng đổi hàng (H-H′). Để cho đơn giản, giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B. Có sự phân công lao động (có thể dựa trên năng lực sản xuất) giữa hai người; A chuyên sản xuất gạo và B chuyên sản xuất thịt. Hai người sẽ đem trao đổi sản phẩm của mình với nhau, nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt. Khi sản phẩm được trao đổi, chúng trở thành hàng hóa. Nền kinh tế hình thành từ quan hệ trao đổi hàng hóa này chính là kinh tế hàng hóa. Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng. Người sản xuất gạo và cần thịt có thể gặp người sản xuất thịt và cần gạo để đổi trực tiếp gạo lấy thịt. Đây đã là kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, nếu không gặp được người có thứ mình cần và cần thứ mình có, thì trao đổi không được thực hiện. Khi xã hội xuất hiện tiền tệ thì từ đó trao đổi được tiến hành thông qua môi giới của tiền tệ (H-T-H′) và lưu thông hàng hóa ra đời lưu thông hàng hóa là hình thái phát triển của trao đổi hàng hóa đó là sự trao đổi hàng hoá thông qua môi giới của tiền tệ. Lưu thông hàng hóa ra đời làm cho quá trình mua bán trao đổi dễ dàng hơn thuận tiện,, mở rộng hơn về không gian và thời gian. Nó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của trao đổi và đưa đến sự phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp.Tuy nhiên sự tách rời giữa quá trình mua bán cũng làm xuất hiện mầm mống của mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng,do vậy cũng làm nảy sinh những điều kiện dẫn tới khủng hoảng sản xuất và tiêu dùng. Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa chủ thể của hoạt động trao đổi là những người sản xuất và những người tiêu dùng, không có sự tham gia của những người trung gian (thương nhân ) Kinh tế hàng hóa là một hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất tự cung tự cấp, trong đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi thông qua mua - bán trên thị trường; hình thái quan hệ kinh tế thống trị của các mối liên hệ kinh tế là quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nó đối lập với kinh tế tự nhiên, trong đó hình thái thống trị là các quan hệ hiện vật. Theo Mac, Kinh tế hàng hóa là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xã hội theo tiến trình: kinh tế tự nhiên - kinh tế hàng hoá - kinh tế sản phẩm. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản về tổng thể là một nền kinh tế hàng hóa. Điều kiện chung của tồn tại sản xuất hàng hoá là BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ LỚP 1 K3TK12
  2. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ TRẦN PHƯƠNG CHI phân công lao động xã hội và sự tách biệt (độc lập) kinh tế giữa những người sản xuất. Đặc trưng chung của kinh tế hàng hóa trong bất kì chế độ xã hội nào là sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường, trong đó giá trị của hàng hoá - lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó, được đo bằng tiền tệ và mang hình thái giá cả; quy luật đặc trưng của sản xuất hàng hoá là quy luật giá trị, và những quy luật liên quan như quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật hàng hoá được trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Mục đích của hoạt động trao đổi là giá trị sử dụng. Sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một tầng lớp xã hôi mới đó làn những người thương gia. Khác với những người sản xuất trực tiếp và những người tiêu dùng trực tiếp, thương gia bỏ tiền ra mua hàng hóa của những người sản xuất sau đó bán lại để kiếm lời trong hoạt động buôn bán. Hoạt động buôn bán của những người thương gia thông qua mua bán để kiếm lời chính là hoạt động thương mại (T-H-T′ ).Khác với trao đổi hàng hóa trực tiếp và lưu thông hàng hóa, hoạt động thương mại bắt đầu bằng tiền với hành vi mua và kết thúc cũng bằng tiền với hành vi bán, mục đích của thương mại không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị cụ thể là nhằm vào lợi nhuận. Lưu thông hàng hóa ra đời đã phủ định trao đổi hàng hóa trực tiếp, ngược lại thương mại ra đời không đưa đến sự phủ định lưu thông mà trái lại nó làm cho lưu thông hàng hóa phát triển ở một trình độ cao hơn.những hoạt động thương mại lúc đầu chỉ giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi các sản phẩm vô hình ( thương mại hàng hóa ), sau đó được mở rộng sang các sản phẩm vô hình ( thương mại dịch vụ ), và trong nền kinh tế hiện đại thương mại còn liên quan rất chặt chẽ với các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ. Thương mại ra đời là là kết quả tất yếu của sự phát triển trao đổi và phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội lần thứ nhất bằng việc tách chăn nuôi ra khỏi trồng trọt đã thúc đẩy sự phát triển của trao đổi và tiền tệ xuất hiện trong giai đoạn này. Phân công lao động lần thứ hai bằng việc tách thủ công ra khỏi nông nghiệp sản xuất hàng hóa hình thành. Phân công lao động lần thứ ba với việc tách riêng chức năng tiêu thụ khỏi chức năng sản xuất, đã làm xuất hiện một ngành kinh tế chuyên làm chức năng trao đổi, mua bán nhằm vào mục đích kiếm lời trong nền kinh tế đó là ngành thương mại.Ngành thương mại ra đời vừa là sự tiến bộ của lịch sử, vừa là điều kiện thúc đẩy sự phát triển một bước cao hơn nữa của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa là hai yếu tố cơ bản hợp thành kinh tế hàng hóa. Hoạt động thương mại được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận và cùng có lợi, vì vậy quá trình mua bán vừa là quá trình cạnh tranh vừa là quá trình hợp tác giữa người bán và người mua, thông qua các hoạt động thương mại người bán đạt được giá trị nhằm mục đích lợi nhuận, người mua đạt được giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng khác nhau và chính nhờ hoạt động thương mại mà sản xuất và tiêu dùng nối liền với nhau trong điều kiện kinh tế hàng hóa. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ LỚP 2 K3TK12
  3. BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ TRẦN PHƯƠNG CHI Việc phát minh ra tiền (và sau này là tín dụng, tiền giấy và tiền ảo (tức không phải tiền tồn tại dưới hình thức được in hay được đúc ra) như là phương tiện trao đổi đã đơn giản hóa đáng kể hoạt động thương mại và thúc đẩy hoạt động này, nhưng bên cạnh đó nó cũng phát sinh ra nhiều vấn đề mà hoạt động thương mại thông qua hình thức hàng đổi hàng không có. Vấn đề này được xem xét cụ thể hơn trong bài Tiền. Hoạt động thương mại hiện đại nói chung thông qua cơ chế thỏa thuận trên cơ sở của phương tiện thanh toán, chẳng hạn như tiền. Kết quả của nó là việc mua và việc bán tách rời nhau. Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. Vì vậy ta có thể nói lưu thông hàng hóa ra đời nó đã phủ nhận trao đổi trực tiếp, nhưng khi thương mại ra đời nó lấy lưu thông hàng hóa làm “xương sống” cho sự phát triển. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ LỚP 3 K3TK12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2