YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập nhóm môn Luật Hiến Pháp
198
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài tập nhóm với nội dung: bốn đặc trưng của Hiến pháp; những giá trị cần kế thừa của Hiến pháp 1946; nguyên tắc Hiến pháp về quyền con người. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm môn Luật Hiến Pháp
- BÀI TẬP 1 BỐN ĐẶC TRƯNG CỦA HIẾN PHÁP 1. HIẾN PHÁP LÀ LUẬT CƠ BẢN Luật Hiến pháp về bản chất là một đạo luật, song đây là đạo luật đặc biệt có vị trí cơ bản đứng trên các đạo luật khác, ngay tại Khoản 1 Điều 119 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã khẳng định điều này: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp...”. Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, tính luật cơ bản của Hiến pháp thể hiện ở chỗ các quy phạm của nó mang tính cơ sở, xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước. Đó là quy định về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, mối quan hệ cơ bản giữa nhà nước và công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Hiến pháp được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng và mang tính định hướng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Chúng được xây dựng để cụ thể hóa các chế định, quy phạm của Hiến pháp, và vì vậy, không được trái với Hiến pháp. Khi Hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiếu so với nội dung của Hiến pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thống nhất của hệ thống pháp luật và thể hiện mức độ tác động trực tiếp của hiến pháp đến các văn bản quy phạm pháp luật khác. Theo như Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Điều VI, Mục QUYỀN TỐI CAO CỦA CHÍNH PHỦ QUỐC GIA, “Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi hiệp ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia. Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không có giá trị”. Như vậy ta thấy, các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hiến pháp là “Bộ luật tối cao của đất nước”. Các tòa án đã cho rằng câu này có nghĩa là khi có các bộ luật được các bang (kể cả hiến pháp từng bang) hay Quốc hội đưa ra mà mâu thuẫn với hiến pháp liên bang, những luật đó không có hiệu lực.1 1 https://voer.edu.vn/m/hienphaphoaky/cf3994a0
- Ví dụ như vụ việc Tiểu bang California xin tính tiền MediCal, Liên Bang bác bỏ vì sai luật.2 California đòi tiền copay với dân hưởng MediCal để tiết kiệm nửa tỷ đô/năm Chính quyền của Thống Đốc Jerry Brown sẽ khiếu nại về chuyện này, theo lời H.D. Palmer, phát ngôn nhân Bộ Tài Chánh California. Nếu quyết định này không đảo ngược, California sẽ phải tốn kém thêm 575 triệu đô trong tài khóa năm tới, theo lời Palmer. California đang đòi những người nghèo đang hưởng MediCal phải trả 5 đôla mỗi lần tới phòng mạch bác sĩ, trả 3 đôla mỗi toa thuốc, và trả tới 200 đôla mỗi lần tới bệnh viện. Nhưng Bộ Y Tế và Nhân Dụng Liên Bang, nơi phải chấp thuận các thay đổi vì MediCal là một phần chương trình MediCaid của liên bang, nói kế hoạch của California vi phạm Luật An Sinh Xã Hội. Brian Cook phát ngôn nhân Trung Tâm Dịch vụ Medicare và Medicaid, thuộc Bộ Y Tế, nói, “Chúng tôi công nhận nhu cầu tiểu bang cần giảm chi phí và chúng tôi hỗ trợ mục tiêu sử dụng hiệu quả dịch vụ y tế. Nhưng chúng tôi bác bỏ việc bắt dân nghèo trả tiền copay vì không phù hợp với bộ luật.” Quyết định liên bang ngăn cản tiểu bang tính tiền copay khi người lãnh MediCal khám bệnh được các hội bênh vực dân nghèo ca ngợi. 2. HIẾN PHÁP LÀ LUẬT TỔ CHỨC Sự hiện diện của một bản Hiến pháp luôn là hiện thân của những tư tưởng lập hiến nhất định, và trong đó có tư tưởng về cách thức tổ chức mô hình chính quyền và sự phân quyền giữa các cơ quan nhằm kiểm soát, cân bằng quyền lực một cách hiệu quả hơn, điển hình nhất là tổ chức mô hình chính quyền tam quyền phân lập. Không chỉ Hiến pháp Việt Nam mà Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều tổ chức mô hình chính quyền dựa theo lý thuyết tam quyền phân lập, mặc dù mức độ và cách thức áp dụng ít nhiều khác nhau. Chẳng hạn như cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam được quy định trong khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013, theo đó: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp." Các nhánh quyền lực này được giao cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và được quy định cụ thể trong các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Các cơ quan này đều có nhiệm vụ, quyền hạn riêng và tương đối độc lập với nhau, tuy nhiên giữa chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định. Ví dụ như theo Điều 9, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước như: phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng 2 https://vietbao.com/p122a183541/5461/calixintinhtienmedicallienbangbac bovisai luat?
- Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người (khoản 1, Điều 9),...hoặc như Điều 14, Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính, ... Hay như theo khoản 7, Điều 27, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn về việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC,... Ngoài ra, Quốc hội còn có nhiều mối quan hệ liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân địa phương, Ủy ban nhân dân địa phương, Tòa án nhân dân địa phương, Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Cũng tương tự như Hiến pháp Việt Nam, dựa trên học thuyết này, Hiến pháp của hầu hết các nước đều thể hiện tính đặc trưng là luật tổ chức khi tổ chức hoạch định mô hình chính quyền bằng việc giao quyền lập pháp cho Nghị viện (là cơ quan đại diện được bầu ra bằng tuyển cử, được coi là biểu hiện ý chí chung của quốc gia), quyền hành pháp cho Chính phủ (là cơ quan có trách nhiệm thực thi luật pháp đã được Nhà nước ban hành), quyền tư pháp cho Toà án (để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp, phán xử những vi phạm pháp luật).3 Lấy ví dụ ở Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, theo Điều 1 quy định: “Toàn bộ quyền lực lập pháp được thừa nhận tại đây sẽ được trao cho Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện”, Điều 2 trao quyền hành pháp cho Tổng thống: “Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ” và Điều 3 tuyên bố “Quyền lực pháp lý của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Toà án tối cao và những tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”. Bên cạnh đó, tuỳ từng quốc gia, Hiến pháp còn có nhiều quy định về mối quan hệ ràng buộc giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ví dụ, theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Nghị viện có quyền thông qua luật nhưng để có hiệu lực phải được Tổng thống ký phê chuẩn. Ngược lại, Tổng thống có quyền ký kết các điều ước quốc tế nhưng phải được Thượng viện phê chuẩn. Có thể nói, bất kì một bản Hiến pháp nào cũng đều đưa ra những quy định về mô hình chính quyền và tổ chức phân quyền cho các cơ quan nhằm kiểm soát quyền lực hiệu quả, và đó chính là đặc trưng của Hiến pháp Luật tổ chức. 3. HIẾN PHÁP LÀ LUẬT BẢO VỆ NHÂN QUYỀN 3.1.Khái niệm nhân quyền: Khái niệm “nhân quyền” đã được đề cập đến từ rất sớm. Bộ luật Hammurabi của Ấn Độ ra đời từ khoảng năm 1780 trước Công Nguyên đã đề cập tới cả nữ quyền, quyền trẻ em, và quyền của nô lệ. Sau đó, các thế kỷ XVII, XVIII có các nhà triết học cho rằng nhân quyền là các quyền không thể tước bỏ được là các 3 https://hocluat.vn/tamquyenphanlaplagithehienquahienphapnhuthenao/?
- quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc "chuyển nhượng" các quyền này.4 Có rất nhiều định nghĩa về nhân quyền, trong đó nổi bật là định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc, nói rõ: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người.” Tại Việt Nam, nhân quyền, hay còn gọi là quyền con người, được hiểu là những nhu cầu lợi ích tự nhiên, vốn có khách quan của con người được bảo vệ và ghi nhận trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.5 Ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã có những quy định về quyền con người trong mục B, chương II nghĩa vụ và quyền lợi công dân. Từ đó, nhân quyền đã luôn là đối tượng điều chỉnh quan trọng hàng đầu của các bản Hiến pháp, thể hiện sự cam kết bảo vệ và tôn trọng của nhà nước đối với sự an toàn và phát triển lành mạnh của con người. 3.2.Ví dụ thực tiễn: Đối với các nước trên thế giới nói chung, phần lớn đều lấy nhân quyền làm đối tượng điều chỉnh. Quyền con người bao gồm nhiều quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, kinh tế, xã hội… Tuy nhiên, về cơ bản nhất vẫn là các quyền gắn liền với sự tồn tại của con người, tức là quyền được hưởng một cách chính đáng các giá trị vật chất cần thiết cho sự sống. Tuy nhiên, hiện nay, người dân Venezuela đã và đang chịu đựng cảnh nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng. Venezuela từng là quốc gia giàu có nhất khu vực nhờ vào trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, giá dầu mỏ sụt giảm, cộng với chính sách kinh tế sai lầm và sự bất ổn chính trị, Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng. Kéo dài đến nay, trong khi diễn ra sự tranh quyền tổng thống, thì người dân đang phải chịu cảnh cuộc sống thiếu thốn trầm trọng do lạm phát phi mã. Theo các nguồn tin từ báo điện tử 24h, thì thiếu thực phẩm kéo dài dẫn đến tình trạng cân nặng trung bình năm 2017 của người dân giảm đến 11kg so với các năm trước đó. Đói kém kéo dài dẫn đến nạn trộm cướp, các cuộc biểu tình nổ ra, đất nước chìm trong khủng hoảng. Đỉnh điểm là nhiều người dân phải bới rác để ăn, vượt biên sang các quốc gia khác để ăn xin, ăn cả thịt thú nuôi, thịt thối…Bắt đầu từ ngày 25/03/2019, Venezuela bị cúp điện trên diện rộng, các doanh nghiệp ngừng hoạt động, bệnh viện phải vật lộn để 4 https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n 5 Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, trang 38.
- chữa trị cho bệnh nhân, trường học và các cơ quan công quyền phải đóng cửa… Thêm vào đó là tình trạng thiếu nước sạch, người dân đổ ra các dòng sông lấy nước, nước không đảm bảo chất lượng khiến nhiều người bị bệnh, nhưng bệnh viện lại không thể đảm bảo điều kiện chữa trị. Theo ước tính, khoảng 1/4 người Venezuela đang cần hỗ trợ nhân đạo, trong đó có 1,9 triệu người suy dinh dưỡng và khoảng 300.000 người đang bị đe dọa mạng sống do thiếu thuốc men.6 Chính phủ bất lực trong kiềm chế lạm phát và cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân, đó là sự sai lầm trong chính sách. Tuy nhiên, việc Quân đội của chính phủ Venezuela do Tổng thống Nicolas Maduro đứng đầu phong tỏa biên giới, chặn đường viện trợ của các tổ chức nhân đạo và các nước khác là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và đáng lên án. Chỉ vì lo sợ bị lật đổ mà Tổng thống đương nhiệm một cá nhân mặc nhiên để hơn 30 triệu người dân chịu thiếu thốn cùng cực. Mãi đến ngày 17/04/2019, dưới áp lực của các cuộc biểu tình trong nước, tổ chức Liên Hiệp Quốc và các nước khác, lô hàng viện trợ đầu tiên của tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế mới đến được Venezuela. Qua thực trạng nêu trên, có thể thấy được điều kiện sống của người dân Venezuela đang ở tình trạng vô cùng tồi tệ, quyền con người bị xâm phạm nghiêm trọng. Theo như khoản 1 Điều 25 bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết;…Đây là quyền cơ bản và bị vi phạm một cách nặng nề và rõ ràng nhất nước chuyển màu đen không thể uống, thức ăn khan hiếm, cơ sở y tế không thể đáp ứng nhu cầu chữa trị, bạo loạn nổi lên khắp đất nước… Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ghi: “bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ.” Tuy hiến pháp mỗi nước là khác nhau, nhưng nhân quyền là đối tượng điều chỉnh chủ yếu, và có sự thống nhất giữa các nước trong việc xác định các quyền cơ bản của con người và sự cần thiết trong việc bảo vệ các quyền ấy. Chính trị là quan trọng, nhưng con người trước hết phải được đảm bảo các nhu cầu về mặt sinh học, một đất nước mà người dân phải vật vã với từng bữa ăn thì không thể có được chính trị ổn định. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin về việc khởi kiện ông Maduro trong việc vi hiến về bảo vệ nhân quyền. Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Venezuela 6 Bài báo Tổng thống Maduro chấp nhận để hàng viện trợ vào Venezuela, báo điện tử VnEconomy, http://vneconomy.vn/tongthongmadurochapnhandehang vientrovaovenezuela20190417114024917.htm
- và các quốc gia ủng hộ ông Maduro chỉ làm tồi tệ thêm tình hình của quốc gia này, người dân càng thêm khốn khổ. Đến nay, động thái đáng chú ý nhất của Liên Hợp Quốc là lên án việc quân đội Venezuela sử dụng vũ lực với thường dân sau cái chết của hai người tại biên giới Brazil vào ngày 22/02/2019. Có thể nhận định rằng, trong trường hợp này, việc bảo vệ nhân quyền theo quy định của Hiến pháp như 1 nguyên tắc chung đã không được đảm bảo. 4. HIẾN PHÁP LÀ LUẬT TỐI CAO 4.1. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp”. Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ”. Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp. 4.2. Cơ chế bảo hiến 4.2.1. Tại sao phải bảo vệ Hiến Pháp? Xét về bản chất, Hiến pháp là một văn bản để hạn chế quyền lực của nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người dân theo nguyên tắc cơ quan nhà nước chỉ làm những gì luật định và người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm. Về lý thuyết, quyền lực của nhà nước bị giới hạn, tuy nhiên, với vai trò là người làm luật và giám sát việc thực hiện, các cơ quan nhà nước có đầy đủ quyền lực để có xu hướng lạm quyền, tìm cách để vượt khỏi sự kiểm soát của Hiến pháp cũng tức là vi phạm Hiến pháp. Như vậy, tất yếu cần phải có một cơ chế đặc biệt để bảo vệ Hiến pháp khỏi sự vi phạm đó của các cơ quan nhà nước. 4.2.2. Sự cần thiết phải có cơ chế giám sát Hiến Pháp
- Theo Điều 8 của Hiến pháp 2013: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.” Ngoài ra, trong một nhà nước pháp quyền, tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp đòi hỏi phải được tuân thủ tuyệt đối. Bên cạnh đó, vì Hiến pháp còn được nhìn nhận như một khế ước của nhân dân, xác lập chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khẳng định quyền lực nhà nước và chủ quyền thuộc về nhân dân, ghi nhận và bảo vệ các quyền với tính chất quan trọng đó, cơ chế bảo hiến cần được xây dựng một cách hoàn chỉnh. 4.2.3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo quy định của pháp luật hiện hành Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp của quy định hiện hành theo cơ chế phân công phân nhiệm mà trong đó Quốc hội giữ vai trò giám sát chính đã được quy định tại Điều 69, 70 của Hiến pháp 2013 như: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”; “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;” Việc giám sát Hiến Pháp đã có luật quy định tương đối toàn diện như: Hiến pháp 2013; Luật Tổ chức Quốc hội (Luật số 57/2014/QH13 ngày 20112014); Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật số 87/2015/QH13 ngày 20112015); Luật Tổ chức Chính phủ (Luật số 76/2015/QH13 ngày 196 2015);... Quốc hội giám sát: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội, văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch nước cũng giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
- Chính phủ kiếm tra các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những mảng có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Tòa án nhân dân nhân dân khi xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính mà phát hiện các văn bản pháp luật sai trái là nguyên nhân gây ra vụ án thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền sữa chữa, bãi bỏ. Viện kiểm sát nhân dân kiếm sát hoạt động tư pháp. Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình giám sát , kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Hội đồng giám sát văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Như là Hội đồng nhân dân bãi bỏ những quyết định sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. 4.3. Thực tiễn Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành văn bản trái với Hiến pháp và Bộ luật Lao Động “Ngày 30/6/2017, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 21/2017/TTBGTVT, để thay thế cho Thông tư số 41/2015/TTBGTVT. Tuy nhiên, cả hai văn bản nêu trên đều có vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Bộ luật Lao động năm 2012. Ngày 12/6/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư số 41/2015/TTBGTVT (Thông tư 41/2015), sửa đổi bổ sung một số điều trong phần 12 và 14 của Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay”. Tại phần 14.169 của văn bản này, có quy định “nhân viên hàng không trình độ cao” muốn nghỉ việc phải báo trước 120 ngày. Ngoài ra khi chuyển đổi nhà khai thác, nhân viên phải: “Đã chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (nếu có) đối với người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay hiện tại theo quy định…”. Sau đó, ngày 30/6/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT, ban hành Thông tư số 21/2017/TT BGTVT (Thông tư 21/2017), văn bản này cũng đưa những nội dung trên vào “Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay”.
- Những quy định trong 2 Thông tư 41/2015 và 21/2017 của Bộ GTVT đang trái với Điều 35 của Hiến pháp; trái với Điều 37 Bộ luật Lao động và trái với Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cho rằng việc ra các văn bản nêu trên không trái với pháp luật, tại buổi họp báo Chính phủ ngày 2/6/2018 khi trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng:Hai thông tư số 41/2015 và Thông tư 21/2017 thay thế Thông tư 41 cả hai thông tư này đều điều chỉnh việc sử dụng người lao động trong lĩnh vực hàng không. Do lĩnh vực hàng không có nhiều điểm rất đặc biệt, tiêu chí an toàn an ninh hàng không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đặc biệt khắt khe. Đào tạo các nhân viên ngành hàng không, đặc biệt là các phi công, rất mất thời gian, quy trình quy định khác nhau. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, tại Khoản 1, Điều 70 của Luật Hàng không dân dụng 2006 đã giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không. Căn cứ quy định này, ngày 12/8/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 41/2015/TTBGTVT và sau đó được thay thế bằng Thông tư số 21/2017/TT BGTVT để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử dụng nhân viên hàng không bậc cao, tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hài hòa, không tạo nên những đột biến trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay. Theo quy định của Thông tư thì nhân viên hàng không trình độ cao khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động 120 ngày. Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày. Như vậy, Điều 37 của Bộ luật Lao động chỉ quy định mức giới hạn tối thiểu mà không quy định mức tối đa. Mặt khác, tại Khoản 2, Điều 3, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng thì áp dụng quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam”, do vậy quy định trong Luật này được ưu tiên. Trao đổi với PV Báo GD&TĐ về những nội dung trong 2 văn bản nêu trên hiện đang không tuân thủ một số vấn đề trong việc chấm dứt hợp đồng lao động và bồi hoàn chi phí đào tạo không đúng với quy định, Luật sư Lê Minh Thắng – Giám đốc Công ty Luật K và Cộng Sự, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay (ban hành kèm theo Thông tư 21/2017) gồm 23 phần. Trong đó, phần 14.169 quy định về các yêu cầu, trình độ đối với nhân viên hàng không “trình độ cao” bao gồm: Thành viên tổ lái (phi công); nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và
- thiết bị tàu bay có chứng chỉ CRS mức B trở lên đã có sự vi phạm nghiêm trọng Luật Lao động, cụ thể: Tại mục 3.b. Chấm dứt hợp đồng lao động, quy định: “1. Nhân viên hàng không trình độ cao có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Người khai thác tàu bay, tổ chức bảo dưỡng tàu bay ít nhất 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng lao động để Người khai thác tàu bay lập kế hoạch duy trì hoạt động bảo đảm khai thác tàu bay theo kế hoạch bay đã được phê duyệt. 2. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 điểm này nếu kết thúc vào tháng 6, tháng 7 của năm thì hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 7 của năm đó. Trường hợp thời hạn kết thúc của hợp đồng vào tháng 1 hoặc tháng 2 của năm thì hợp đồng lao động sẽ kéo dài đến hết tháng 2 của năm đó.” Trong khi đó, Khoản 3 Điều 27, Bộ luật Lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động, nêu rõ: “ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày”. Như vậy, rõ ràng quy định nêu trên trong Thông tư 21/2017 của Bộ GTVT ban hành ngày 30/06/2017, đang trái với Luật Lao động, không phù hợp với tinh thần của Điều 35 Hiến pháp 2013. Theo đó, Điều 35 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu rõ: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chê đô ngh ́ ̣ ỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Mặt khác, Thông tư 21/2017 đã được Bộ GTVT ban hành dựa trên nền tảng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014 với quan điểm cho rằng: “ Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về cùng một nội dung liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng thì áp dụng quy định của Luật này” (khoản 2 Điều 3) là không phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì bản thân nó vi phạm các nguyên tắc cơ bản (quy định tại Điều 5), cụ thể: Đảm bảo tính hợp Hiến; Đả m bảo tính hợp pháp; Đảm bảo tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Đảm bảo công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị
- của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Qua phân tích nêu trên, có thể thấy, việc không cho người lao động được thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích hợp pháp của họ sẽ khiến cho Người lao động chán nản và khó kiểm soát hành vi (nhân viên hàng không trình độ cao loại lao động đặc thù). Điều này sẽ gây nguy hiểm đối với an toàn bay, nhà quản lý ban hành văn bản cần phải xem xét từ nhiều khía cạnh, không thể dùng ý chí của người sử dụng lao động áp đặt cho nhân viên. Như vậy, việc ban hành Thông tư số: 21/2017/TTBGTVT ngày 30/06/2017 quy định chung một thời hạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 120 ngày là trái quy định của Luật Lao động nên cần phải hủy bỏ để tránh mọi khiếu kiện hoặc tiền lệ xấu cho các luật khác “cơ hội gặm nhấm” Luật lao động. Qua đó tránh việc các ngành lạm dụng tính đặc thù để tước bỏ, gây cản trở người lao động thực hiện các quyền lợi của họ, cũng như bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (PGS. TS Vũ Văn Nhiêm) 3. News.zing.vn 4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Quyền_dân_sự_và_chính_trị 5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Luật hiến pháp 6. https://voer.edu.vn/m/hienphaphoaky/cf3994a0 7. https://photos.state.gov/libraries/vietnam/8621/translations/us constitution.pdf 8. https://vietbao.com/p122a183541/5461/calixintinhtienmedicallien bangbacbovisai luat? 9. Luật_Hiến_pháp_Hoa_Kỳ.pdf 10. https://usis.us/luatditru/gioithieuhethongphapluathoakyphan2 11. https://hocluat.vn/tamquyenphanlaplagithehienquahienphapnhu thenao/? 12. https://www.wattpad.com/1501311mốiquanhệgiữaquốchộivớicác cơquannhànước/page/2 13. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhân_quyền 14. Bài báo Tổng thống Maduro chấp nhận để hàng viện trợ vào Venezuela, báo điện tử VnEconomy, http://vneconomy.vn/tongthongmadurochap nhandehangvientrovaovenezuela20190417114024917.htm 15. https://hocluat.vn/visaonoihienphaplaluatcobancuanhanuocco hieulucphaplicaonhat/ 16. https://giaoducthoidai.vn/phapluat/bogtvtbanhanhvanbantraivoi hienphapvaboluatlaodong3949725v.html 17. https://www.slideshare.net/nguoitinhmenyeu/tinhtoicaocuahienphap
- BÀI TẬP 2 NHỮNG GIÁ TRỊ CẦN KẾ THỪA CỦA HIẾN PHÁP 1946 1. Sơ lược về Hiến pháp 1946 1.1 Hoàn cảnh ra đời Sau thắng lợi vang dội của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 2/ 9/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó, vào ngày 20/ 9/ 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã ký sắc lệnh số 34/SL quyết định thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của Chính phủ với mong muốn: Bản Hiến pháp của nền dân chủ cộng hoà đầu tiên ở Việt Nam phải thể hiện rõ tư tưởng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.7 Không lâu sau đó, vào tháng 11/1945, Ban dự thảo đã cho công bố trên báo Cứu quốc để toàn dân tham gia góp ý kiến cho Hiến pháp của nước Việt Nam DCCH. Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu và thảo luận, ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I đã thông qua toàn văn bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam DCCH Hiến pháp năm 1946. Mười ngày sau khi bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành, chiến tranh lại bùng nổ, do vậy mà Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố. Tuy nhiên Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vụ Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước. 2.1 Nội dung cơ bản Hiến pháp 1946 được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Hiến pháp 1946 bao gốm: Lời nói đầu và 7 Chương với 70 Điều được xây dựng theo ba nguyên tắc nếu trên. Trong đó: Lời nói đầu nêu rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo đảm lãnh thổ, giành độc lặp hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Chương I (từ Điều 1 đến Điều 3) quy định về chính thể, quốc kỳ, quốc ca và thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chương II (từ Điều 4 đến Điều 21) quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Chương III (từ Điều 22 đến Điều 42) quy định về Nghị viện nhân dân (Quốc hội) cũng như cơ cấu, hoạt động của Nghị viện nhân dân; quyền và nghĩa vụ của các nghị viên. 7 https://dangthanhnghi.violet.vn/entry/show/entry_id/821581/cat_id/526047
- Chương IV (từ Điều 43 đến Điều 56) quy định Chính phủ cũng như quy định chi tiết cơ cấu, thẩm quyền và phương thức hoạt động của Chính phủ. Chương V (từ Điều 57 đến 62) quy định về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cũng như quy định về cơ cấu đơn vị hành chính trên lãnh thổ Việt Nam. Chương VI (từ Điều 63 đến Điều 69) quy định về cơ quan Tư pháp. Chương VII (Điều 70) quy định về việc sửa đổi Hiến pháp. 2. Những giá trị cần kế thừa của hiến pháp 1946 trong một số chế định cơ bản Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản Hiến pháp nào trên thế giới, là bản Hiến pháp thể hiện rõ nhất tinh thần cơ bản tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu, chọn lọc các Hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước khác, đồng thời đã Việt hóa một cách tối đa cho phù hợp với điều kiện của nước ta thời bấy giờ. Tuy đã ra đời từ lâu nhưng Bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp 1946 mang những giá trị chình trị, pháp lý quan trọng mà Quốc hội cần kế thừa và phát huy khi sửa đổi và ban hành các bản Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013). 2.1 Chủ tịch nước Trong giai đoạn năm 19451946 khi Quốc hội bầu ra Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ chứ không phải là Chủ tịch nước. Thiết chế Chủ tịch nước chỉ có từ Hiến pháp 1946 và là kết quả của tư duy mới phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ. Sự ra đời của thiết chế Chủ tịch nước thời kỳ này, có thể nói, bắt đầu từ chủ trương thành lập một Chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp dân chúng. Về tính chất của Chủ tịch nước, Hiến pháp 1946 không có quy định định nghĩa về chế định này. Song từ các quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu Chính phủ. Chủ tịch nước nắm trong tay thực quyền rất lớn và không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc. Tính chất đứng đầu Nhà nước (Nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến; chọn Thủ tướng trong Nghị viện để đưa ra Nghị viện biểu quyết; bổ nhiệm (dưới hình thức sắc lệnh của Chủ tịch nước) Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.
- Tính chất là người đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước chủ toạ Hội đồng Chính phủ, ký các sắc lệnh của Chính phủ quy định các chính sách thi hành các đạo luật và nghị quyết của Nghị viện. Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, Nhà nước ta đã chuyển sang mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết nên thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn dựa trên sự kế thừa những nguyên tắc và ưu điểm của các thiết chế giai đoạn trước. Sự kế thừa của chế định này thể hiện ở chỗ: Theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan khác được Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội lẽ đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ. Song, khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì cũng đồng thời xoá thiết chế nguyên thủ quốc gia cá nhân, ở nước ta thiết chế Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại nhưng được quy định lại cho phù hợp hơn. Chủ tịch nước vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ, là cầu nối phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ, tuy vẫn còn nghiêng nhiều về phía Chính phủ. Đây là những điểm kế thừa (lưu giữ) vị trí của Chủ tịch nước đối với Chính phủ ở Hiến pháp trước. Tại Hiến pháp 1980, thiết chế Chủ tịch nước cá nhân bị xoá bỏ, thay vào đó là thiết lập chế độ Chủ tịch nước tập thể dưới hình thức Hội đồng Nhà nước, mô hình tổ chức chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 còn lưu giữ ít nhiều, trong khi Hiến pháp 1959 đã hầu như bị bãi bỏ. Tuy vậy, quá trình thực hiện thể chế Hội đồng Nhà nước đã nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại chế định này và đã được sửa đổi tại Hiến pháp 1992. Trong Hiến pháp 1992, thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại, c huyển từ mô hình “nguyên thủ tập thể” (Hội đồng Nhà nước) sang Chủ tịch nước là một cá nhân. Mô hình lần này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình Chủ tịch nước của Hiến pháp 1959 và 1946, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức năng Nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp 1980 (là đặc trưng của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa), đồng thời có thêm những đặc trưng mới để bảo đảm sự phân công và phối hợp giữa các cơ cấu trong bộ máy nhà nước. Hiến pháp 1992 (Điều 101) xác định tính chất của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Những tính chất này, cũng giống như các bản Hiến pháp trước. Chế định Chủ tịch nước cá nhân được tái lập và kế thừa nhiều điểm ưu việt của chế định này trong các Hiến pháp trước đã bảo đảm được sự độc lập, chủ động giải quyết nhanh các nhiệm vụ, đồng thời góp phần tăng cường tính phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
- là những yếu tố góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả, tính nhanh nhạy của bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Với Hiến pháp 2013, chế định Chủ tịch nước về cơ bản vẫn giống với Hiến pháp năm 1992 nhưng đã được tăng thêm nhiều quyền hạn đáng kể, đơn cử quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề cần thiết. Chế định hiện nay có sự giao thoa; trước tiên xác định Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia; đồng thời thực hiện một phần quyền hành pháp, một phần quyền tư pháp, lập pháp dù chưa rõ nét. Từ Hiến pháp 1992 trở đi, thiết chế Chủ tịch nước Việt Nam gần giống với mô hình tổng thống của Singapore, Đức, Áo...quy định rằng Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia song không đứng đầu cơ quan hành pháp.
- 2.2 Quốc hội Ở bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946, Chế độ Nghị viện lần đầu tiên được xác lập tại Việt Nam. Theo Điều 22 Hiến pháp 1946 quy định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Trên phương diện thẩm quyền, ở Điều 23 Hiến pháp năm 1946 xác định một cách tổng quát: “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài”, chứ không quy định một cách chi tiết như các bản Hiến pháp Việt Nam sau này. Cơ cấu tổ chức của Nghị viện nhân dân, theo quy định của Hiến pháp năm 1946 cũng không phức tạp như chế độ Nghị viện của các quốc gia dân chủ thời kỳ đó. Nghị viện chỉ có một ban duy nhất là Ban Thường vụ bao gồm một Nghị trưởng, 12 Uỷ viên chính thức, 3 Uỷ viên dự khuyết với nhiệm kỳ tương đối ngắn là 3 năm. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về chế định Nghị viện ở Hiến pháp 1946 đó chính là tính dân chủ trong hình thức hoạt động. Điều 30 Hiến pháp 1946 quy định rằng: “Nghị viện họp công khai, công chúng được nghe” và Điều 33: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phán quyết, nếu hai phần ba tổng số Nghị viện đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán. Ban Thường vụ thay mặt Nghị viện tuyên bố tự giải tán. Đến năm 1959, khi nước ta thực hiện một bước chuyển căn bản từ một chế độ thuộc địa thực dân phong kiến sang chế độ XHCN theo kiểu Xô viết thì chế độ Nghị viện nhân dân đã thay đổi với việc quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 43). Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về tên gọi mà còn khẳng định Quốc hội là: “Cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”, thể hiện một bước chuyển biến quan trọng trong chế độ sắc lệnh sang chế độ đạo luật. Trong bản Hiến pháp 1959, các thẩm quyền và cách tổ chức của Quốc hội được cải tiến dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm 1946. Chức năng của Quốc hội được quy định cụ thể hơn với nhiều quyền hạn mới và nhiệm kì thay đổi từ ba sáng bốn năm. Hiến pháp năm 1959 xác định cơ quan Thường trực của Quốc hội là Uỷ ban thường vụ Quốc hội thay cho ban Thường vụ Nghị viện như năm 1946. Ngoài ra còn có Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch ngân sách, và những Uỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Với bản Hiến pháp năm 1980, bản chất của Quốc hội vẫn giống như được xác định trong Hiến pháp năm 1959, với tính cách là một chế định quyền lực quan trọng của một nhà nước phát triển mô hình XHCN. Tuy nhiên, tại Hiến pháp năm 1980, bản chất của Quốc hội đã được xác định cụ thể hơn: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” (Điều 82, Hiến pháp năm 1980). Tại quy định này,
- nhà lập hiến đã xác định rõ hai tính chất của Quốc hội: tính chất đại biểu của nhân dân và tính chất quyền lực cao nhất. Nếu Hiến pháp năm 1959 mới chỉ xác định một tính chất cơ bản nhất của Quốc hội là tính chất quyền lực nhà nước cao nhất, thì đến Hiến pháp năm 1980 tính chất đại biểu cho nhân dân đã được khẳng định. Trên phương diện chức năng và thẩm quyền, Quốc hội trong Hiến pháp năm 1980 không có thay đổi lớn so với Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 1959 ngoài sự thiếu vắng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 ra đời trong các điều kiện đổi mới là một bước phát triển quan trọng của bộ máy nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu các điều khoản của Hiến pháp năm 1992 về Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam so sánh với các điều khoản các Hiến pháp trước đây về Quốc hội, chúng ta thấy rằng, Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992 vẫn tiếp tục kế thừa đặc điểm quan trọng có tính bản chất của Quốc hội Việt Nam trong lịch sử lập hiến nh ư: tính chất đại biểu tối cao của nhân dân, tính chất quyền lực nhà nước tối cao, là cơ quan duy nhất lập hiến và lập pháp; Quốc hội với bốn chức năng: lập hiến và lập pháp, thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, thực hiện quyền giám sát tối cao...”. Điều đáng chú ý trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992 là việc thiết lập trở lại chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đây chính là sự kế thừa chế định Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959. Đối với các Uỷ ban khác của Quốc hội, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục kế thừa tinh thần của Hiến pháp năm 1980 về các Uỷ ban. Tuy nhiên, các Uỷ ban theo Hiến pháp năm 1980 được xác định là Uỷ ban Thường trực của Quốc hội (Điều 92, Hiến pháp năm 1980), nhưng đến Hiến pháp năm 1992 tính chất thường trực của Uỷ ban không được nhắc đến. Hiến pháp năm 2013 được xem là bước phát triển dài và cơ bản so với Hiến pháp 1946 trong lịch sử lập hiến. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Quốc hội vừa kế thừa đầy đủ các giá trị các quy định của Hiến pháp 1946 về Nghị viện nhân dân vừa phát triển và bổ sung mới nhiều giá trị mới về cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, của nhân dân. Theo đó, Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như bốn bản Hiến pháp trước, song về mức độ đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện cô đọng và gọn hơn. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 2.3 Chính phủ Theo Điều 43 Hiến pháp năm 1946: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Có thể nói, Chính phủ trong Hiến pháp 1946 được trao quyền rất lớn bao gồm các quyền:
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn