YOMEDIA
ADSENSE
Bài tiểu luận: Vaccine và ứng dụng
318
lượt xem 54
download
lượt xem 54
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vacxin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Xuất phát từ những lợi ích đó mà "Bài tiểu luận: Vaccine và ứng dụng" đã được thực hiện.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Vaccine và ứng dụng
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG oOo Đề tài: VACCINE VÀ ỨNG DỤNG. BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: Sinh Lý Người Và Động Vật Giảng viên hướng dẫn: Ths: Lại Đình Biên
- TP.HCM, Tháng 5 năm 2016
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG oOo Đề tài: VACCINE VÀ ỨNG DỤNG. BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Môn: Sinh Lý Người Và Động Vật Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lại Đình Biên Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Tuấn Vũ 3008140440 2. Bùi Văn Sự 3008140170 3. Huỳnh Ngọc Quang 3008140018 4. Nguyễn Trần Anh Thư3008140260 5. Phạm Đỗ Thảo Vy 3008140202
- 6. Nguyễn Lê Hoàng Dung3008140292 TP.HCM, Tháng 5 năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin trân thành cảm ơn Ths. Lại Đình Biên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.Một lần nữa nhóm chúng tôi xin trân thành cảm ơn thầy. Mặc dù bài tiểu luận đã hoàn thành nhưng khó tránh những sai sót.Mong rằng sẽ nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Từ đó, chúng tôi sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện những bài tiều luận tiếp theo cũng như đồ án sau này và nghề nghiệp tương lai. Sau cùng chúng tôi xin chúc Ths. Lại Đình Biên và toàn thể các thầy cô trong Khoa thật dồi dào sức khỏe, niềm vui để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức của mình cho thế hệ mai sau. Trân trọng cảm ơn! NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 5
- LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi những người thực hiện bài tiểu luận này xin cam đoan: Bài tiểu luận do các thành viên trong nhóm cùng chung tay làm việc, có sự phân công rõ ràng và công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, không sao chép bất cứ bài tiểu luận của bất kì ai. Các nội dung trong đây đã được tham khảo kỉ lưỡng trước khi đưa vào bài tiều luận. Chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thầy và Khoa về những cam đoan này. TP.HCM, ngày 2 tháng 5 năm 2016 NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 6
- KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐƯMD Đáp ứng miễn dịch. ELISA Enzymelinked immunosorbent assay. HAV Hepatitis A Virus (Virus viêm gan A). HBV Hepatitis B virus (Virus viêm gan B) HBsAg Hepatitis B surface antigen (kháng nguyên bề mặt viru1t viêm gan B). PCR Polymerase chain reaction (phản ứng chuổi polymerase). WSV Working seed virus (chủng sản xuất). PFU Plaque Forming Unit ( đơn vị tạo đám hoại tử). PMMK Primary Monkey Kidney Cell (tế bào thận khỉ tiên phát). MSV Master seed virus (chủng gốc giống). AGMK cell African green monkey kidney cell (tế bào thận khỉ xanh Châu Phi tiên phát) BSC1 Tế bào thận khỉ Châu phi thường trực. Frhk4 Tế bào thận khỉ Rhesus bào thai thường trực. 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ STT Tên bảng và sơ đồ Trang Bảng 2.1: Lịch tiêm chủng các vacxin trong chương trình 1 21 tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam: 2 Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất vacxin truyền thống. 23 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cấy truyền virus HAV HM 175 qua tế 3 24 bào của các loài khác nhau. 4 Sơ đồ 3.3: Quy trình phân tích và xác định gen đích 26 5 Sơ đồ 3.4: Các chu kì của kỉ thuật PCR 27 Sơ đồ 3.5: Quy trình nuôi cấy tế bào đích trên vi khuẩn E. 6 28 Coli 8
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Tên các hình Trang 1 Hình 1.1: Edward Jenner (bên trái) và Louis Pasteur (bên phải) 2 Hình 1.2: Virus variola tác nhân gây dđậu mùa bò (trái) và hình 2 3 Jenner đang tiêm chủng cho người (phải). Hình 1.3: Vacxin bệnh đậu mùa bò (trái) và Ali Maow Maalin 3 4 (phải) Hình 1.4: Vacxin BCG ngừa lao (trái) và vacxin Rota ngừa bại 4 5 liệt (phải). 5 Hình 1.5: Cơ chế bảo vệ cơ thể của miễn dịch đặc hiệu. 6 6 Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của vacxin. 6 Hình 1.7: Biểu hiện sốt nhẹ và xuất hiện mẫn đỏ khi tiêm 7 7 vacxin. Hình 1.8: Nghiên cứu vacxin trong phòng thí nghiệm và thử 8 8 nghiệm trên khỉ. Hình 1.9: Vacxin bại liệt bất hoạt (IPV) (trái) và vacxin phòng 9 10 bệnh dại LYSSAVAC N (phải) Hình 1.10: Vacxin sởi giảm độc lực MVVAC (trái) và vacxin 10 10 thủy đậu giảm độc lực Varilrix (phải). Hình 1.11: Vacxin uốn ván hấp phụ VAT (trái) và vacxin giải 11 11 độc tố bạch hầu, uốn ván Td (phải) Hình 1.12: Vaccin phối hợp phòng bệnh sởiquai bịrubella 12 12 MMR II và Trimovax Hình 1.13: Cấu trúc virus viêm gan B và vacxin phòng viêm gan 13 13 B thế hệ 2. Hình 1.14: Vacxin phòng bệnh viêm gan B rHbvax và vacxin 14 14 Cúm INFLUVAC thế hệ III 15 Hình 2.1: Một số hình thức đưa vacxin vào cơ thể. 16 16 Hình 2.2: Một số thiết bị bảo quản vacxin. 17 17 Hình 2.3: Tiêm chủng vaccin 18 18 Hình 3.1: Cấu trúc virus viêm gan A 24 19 Hình 3.2: Vacxin viêm gan A 26 Hình 3.3: Hình dưới kính hiển vi và cấu trúc của virus viêm 20 29 gan B. 21 Hình 3.4: Một số hệ thống lên men vi sinh vật. 30 22 Hình 3.5: Vacxin viêm gan B 31 23 Hình 3.6: Quy trình sản xuất một vacxin ADN. 33 9
- 10
- MỤC LỤC
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường LỜI MỞ ĐẦU Vacxin là một công cụ rất hiệu quả trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được bằng vắc xin. Không giống như các can thiệp y tế khác, vacxin giúp cho dự phòng và bảo vệ sức khỏe cho con người và qua đó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường, vacxin còn giảm mắc các bệnh khác, giảm số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như làm giảm số trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung. Bên cạnh những ích lợi trực tiếp và gián tiếp của vacxin trong việc làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh nhiễm trùng, nó còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Chính vì những lợi ích to lớn mà vacxin mang lại mà nhóm chúng tôi chon đề tài “ Vacxin và ứng dụng” để tìm hiểu sâu hơn cụ thể hơn về vacxin cũng như những gì mà ch1ng mang lại cho con người. Bài báo cáo này gồm 5 phần và được trình bày cụ thể như sau: Phần I: Giới thiệu: Phần này chúng tôi sẽ khái quát những gì cơ bản nhất về vacxin. Phần II: Ứng dụng của vacxin: Trong phần này nhóm sẽ tìm hiểu khái quát những ứng dụng cơ bản của vacxin trong đời sống. Phần III: Sản xuất vacxin: Trong phần này nhóm sẽ trình bày quy trình sản xuất của 2 loại vacxin cơ bản là vacxin truyền thống và vacxin ADN tái tổ hợp và đi sâu vào nghiên cứu cách sản xuất 2 loại vacxin viêm gan A và B. Phần IV: Hạn chế của vacxin: Phần này nhóm sẽ trình bày những yếu kém mà vacxin mang lại cho con người. Phần V: Kết luận: Đánh giá lại toàn bộ những gì nhóm đã tìm hiểu. Biển học là vô bờ, do đó còn nhiều điều còn chưa đề cập đến hay còn sai sót chắc chắn là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp từ Ths. Lại Trang 12 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường Đình Biên cũng như các thầy cô trong Khoa, để các bài báo cáo, luận sau này có thể hoàn thiện hơn tránh những sai lầm không đáng có. Cuối cùng, xin chúc Ths. Lại Đình Biên và quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Xin trân thành cảm ơn ! NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN Trang 13 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường I. Giới thiệu 1.1 Lịch sử phát triển của vaccine. Edward Jenner (17491823) được công nhận là người đầu tiên dùng vaccine để ngừa bệnh cho con người ngay từ khi người ta còn chưa biết bản chất của các tác nhân gây bệnh (năm 1796). Louis Pasteur (18221895) với các công trình nghiên cứu về vi sinh học và miễn dịch học đã mở đường cho những kiến thức hiện đại về vaccine. Hình 1.1: Edward Jenner (bên trái) và Louis Pasteur (bên phải) Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh(chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh. Một phương pháp tương tự cũng được dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 18. Bỏ qua những huyền thoại lẻ loi và không chắc chắn trên, vaccine đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1796, châu Âu đang có dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm vaccin ngừa căn bệnh Trang 14 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường này. Kinh nghiệm dân gian cho thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. Dựa vào đó, Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không hề mắc căn bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay thật không ổn, nhưng rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy đã được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời điểm 1798, khi Jener công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm Sau thí nghiệm thành công của Jenner, phương pháp chủng đậu được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 1801, ở Anh đã có trên 100.000 người được chủng. Hình 1.2: Virus variola tác nhân gây dđậu mùa bò (trái) và hình Jenner đang tiêm chủng cho người (phải). Tám mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch tả đang tàn sát đàn gà. Ông cấy các vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm rồi đem tiêm cho gà: những con bị tiêm chết sạch. Mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị một bình dung dịch nuôi cấy vi khuẩn dạng huyền phù, rồi để đó, đi nghỉ mát. Khi trở về, ông lại trích lấy huyền phù đó đem tiêm cho gà. Lần này thì bầy gà chỉ bị bệnh nhẹ rồi cả đàn cùng khỏe lại. Pasteur hiểu ra rằng khi ông đi vắng, đám vi khuẩn trong huyền phù đó đã bị biến tính, suy yếu đi. Ông bèn lấy vi khuẩn tả (bình thường) đem tiêm cho những con gà vừa trải qua thí nghiệm trên và những con chưa hề bị chích vi khuẩn. Kết quả là những con nào từng được chích vi khuẩn (biến tính) thì có khả năng đề Trang 15 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường kháng lại mầm bệnh, bọn còn lại chết hết. Qua đó, Pasteur đã xác nhận các giả thuyết của Jenner và mở đường cho khoa miễn dịch học hiện đại. Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một proteinđặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. Người ta còn hướng tới triển vọng dùng vaccine để điều trị một số bệnh còn nan y như ung thư, AIDS v.v. Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có e nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh trùng (thí dụ sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus (cúm, sốt xuất huyết, AIDS v.v.). Một số lý do có thể là các tác nhân gây bệnh biến đổi thường xuyên khiến cho miễn dịch không còn hữu hiệu hoặc thậm chí tấn công ngay vào hệ miễn dịch như trường hợp của HIV v.v. (Đã có lúc bệnh lao được đẩy lùi bằng nhiều biện pháp phối hợp (thuốc, vaccine và các biện pháp phòng ngừa khác), nhưng sự xuất hiện của AIDS đã làm cho dịch lao có dịp bùng phát, nhất là tại các nước đang phát triển.) Lần đầu tiên trong lịch sử, con người đã thanh toán được một căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh chụp năm 1977, Ali Maow Maalin, người Somalia, được xem là bệnh nhân cuối cùng mắc bệnh đậu mùa. Hình 1.3: Vacxin bệnh đậu mùa bò (trái) và Ali Maow Maalin (phải) Trang 16 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường 1.2 Vaccine 1.2.1 Cơ sở lý thuyết. Bất kỳ một chất nào khi đưa vào cơ thể động vật ở điều kiện thích hợp gây ra đáp ứng miễm dịch đều được gọi là chất sinh miễn dịch. Bất cứ chất nào khi gắn với thành phần đáp ứng miễn dịch ( kháng thể hoặc tế bào lympho hoặc cả hai) đều được gọi là kháng nguyên. ( nghĩa là các chất khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo nên kháng thể. Vacxin được xem là một chất sinh miễn dịch vì bản thân nó mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch nhận diện vacxin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho ghi nhớ memory cell). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. 1.2.2 Định nghĩa. Vacxin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vacxin để điều trị một số bệnh (vacxin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp). Thuật ngữ vaxcin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (tiếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vaccin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vaccin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng. Trang 17 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường Hình 1.4: Vacxin BCG ngừa lao (trái) và vacxin Rota ngừa bại liệt (phải). 1.2.3 Cơ chế hoạt động của vaccine. Hệ miễn dịch nhận diện vaccin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho ghi nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Hình 1.5: Cơ chế bảo vệ cơ thể của miễn dịch đặc hiệu. Trang 18 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường Vacxin gồm 2 thành phần chính: Kháng nguyên: là thành phần chính của vacxin – là cơ chất hóa học có khả năng gây ra cho cơ thể sự trả lời miễn dịch. Chất bổ trợ: là những chất được bổ sung vào vacxin, có kha năng kích thích ̉ sinh miễn dịch không đặc hiệu nhằm nâng cao hiêu ḷ ực và đô dài miên dich cua ̣ ̃ ̣ ̉ vaccine. Hình 1.6: Cơ chế hoạt động của vacxin. 1.2.4 Đặc tính của vaccine. 1.2.4.1. An toàn Một vacxin lý tưởng khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và không gây phản ứng. Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc. Vô trùng: Vacxin không được nhiễm các vi sinh vật khác, nhất là các vi sinh vật gây bệnh. Thuần khiết: Ngoài kháng nguyên đưa vào để kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch chống vi sinh vật gây bệnh, không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các phản ứng phụ bất lợi Không độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc. Tuy nhiên, không có vacxin nào đạt được độ an toàn tuyệt đối. Về nguyên tắc, vacxin phải đảm bảo đủ độ an toàn. Song trên thực tế không thể đạt được mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vacxin đều có thể gây ra phản ứng phụ ở một số người. Một số phản ứng khi tiêm vaccine: Trang 19 Vacxin và Ứng Dụng
- Khoa Công Nghệ Sinh Học Và Kỹ Thuật Môi Trường Phản ứng tại chỗ: Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ. Phản ứng toàn thân: Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả, khoảng từ 10 đến 20 %. Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp, khoảng 1 phần vạn, hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vacxin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ, tuy nhiên rất hiếm gặp. Hình 1.7: Biểu hiện sốt nhẹ và xuất hiện mẫn đỏ khi tiêm vacxin. Khi bàn về những phản ứng do vacxin, rất cần phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vacxin nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vacxin bạch hầu ho gà uốn ván gây ra. Khi cân nhắc để quyết định xem một vacxin nào đó có được đưa vào sử dụng hay không, cần phải so sánh giữa mức độ phản ứng do vacxin và tính nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng tương ứng. 1.2.4.2. Hiệu lực. Các kháng thể tạo ra không phải cái nào cũng có hiệu lực tức là tiêu diệt được yếu tố gây bệnh. Do yếu tố gây bệnh có nhiều kháng nguyên kháng khác nhau nên trong việc sản xuất vacxin trước tiên phải làm sao cho đáp ứng miễn dịch chống lại Trang 20 Vacxin và Ứng Dụng
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn