YOMEDIA
ADSENSE
Bản tin Logistics tháng 4 - 2016
62
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung bản tin trình bày từ điển về Logistics, khách hàng của Logistics, quy định - pháp luật về Logistics, tiêu điểm tháng 3/2016, các công ty Logistics, giải pháp quản trị Logistics, xu hướng thị trường và sự kiện Logistics tháng tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bản tin Logistics tháng 4 - 2016
SỐ 35<br />
BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2016<br />
1. Từ điển Logistics<br />
2. Khách hàng Logistics<br />
3. Quy định – Pháp luật<br />
4. Tiêu điểm tháng 3/2016<br />
5. Các công ty Logistics<br />
6. Giải pháp quản trị Logistics<br />
7. Xu hướng thị trường<br />
<br />
8. Sự kiện Logistics tháng tới<br />
<br />
TỪ ĐIỂN LOGISTICS<br />
<br />
1<br />
SKU LÀ GÌ?<br />
<br />
SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách<br />
phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số<br />
và/hoặc chữ. Hay đơn giản là Mã hàng hóa.<br />
Mỗi sản phẩm trong kho hàng của bạn đều cần một mã riêng biệt được gọi là SKU. SKU phổ biến<br />
trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng, quản lý sản phẩm một cách<br />
dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh ngày một mở rộng và đa dạng.<br />
Tại sao SKU lại hữu ích?<br />
SKU cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho<br />
hàng nội bộ, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ<br />
và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn vào<br />
SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ<br />
dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như<br />
Barcode. Bên cạnh đó bạn không bị giới hạn về số lượng<br />
SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới<br />
đâu.<br />
Cách đặt lên cho SKU dễ nhớ nhất<br />
Một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:<br />
o<br />
<br />
Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)<br />
<br />
o<br />
<br />
Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)<br />
<br />
o<br />
<br />
Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)<br />
<br />
o<br />
<br />
Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu<br />
vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.<br />
<br />
o<br />
<br />
Kích cỡ sản phẩm<br />
<br />
o<br />
<br />
Màu sắc sản phẩm<br />
<br />
o<br />
<br />
Tình trạng sản phẩm:Còn mới hay đã qua sử dụng<br />
<br />
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, bạn sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục<br />
một cách dễ dàng<br />
<br />
SKU và UPC?<br />
SKU được tối ưu hóa cho việc kiểm soát kho hàng nội bộ, còn UPC (Universal Product Code) lại<br />
được tiêu chuẩn hóa cho bất kì ai cũng có thể đọc được (theo qui ước có sẵn). Như vậy một cùng<br />
một sản phẩm, ở những công ty khác nhau có thể có những SKU khác nhau nhưng chỉ có một UPC<br />
duy nhất.<br />
Back<br />
Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1<br />
<br />
2<br />
<br />
KHÁCH HÀNG LOGISTICS<br />
CHIẾN LƢỢC CỦA MASAN VÀ VAI TRÕ CỦA VISSAN<br />
Trong chăn nuôi hiện đại, mô hình 3F (bao gồm Feed: thức ăn chăn nuôi - Farm: nông trại - Food:<br />
thực phẩm trên bàn ăn) là mô hình được hầu hết các DN hướng tới vì tối ưu được chi phí và đặc biệt<br />
là không phụ thuộc vào bên thứ ba.<br />
Theo thời gian một số DN Việt Nam cũng bắt đầu xây dựng cho mình những chuỗi giá trị tương<br />
tự. Masan Group, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam cũng hướng đến mô hình<br />
tích hợp theo chiều dọc từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm đến phân phối, bán lẻ<br />
thực phẩm đã qua chế biến.<br />
Mảng Feed (thức ăn chăn nuôi)<br />
Hiện tại, đây là mảng đóng góp doanh thu rất lớn cho<br />
tập đoàn Masan. Hai thương hiệu Proconco và Anco<br />
(sau này gộp lại thành Masan Nutri Science - MNS)<br />
đóng góp 14.054 tỷ đồng, tương đương với 46% doanh<br />
thu của toàn hệ thống Masan trong năm 2015.Trong<br />
khi mảng tiêu dùng nhanh có dấu hiệu chững lại, mảng<br />
thức ăn chăn nuôi vẫn cho thấy đà tăng trưởng tốt.<br />
Mảng Food (thực phẩm)<br />
Vừa qua, Masan tiếp tục thể hiện tham vọng của mình khi giành chiến thắng trong phiên đấu giá mua<br />
lại cổ phần Vissan, từ đó tiến thêm một bước nữa trong việc hoàn thành chuỗi 3F của mình. Theo đó,<br />
Masan đã bỏ ra 1.427 tỷ đồng mua 14% cổ phần Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản<br />
(Vissan). Điều này đã giúp Masan tiếp cận mô hình kênh phân phối hiện đại hàng đầu của Vissan<br />
trong ngành hàng thịt trị giá 18 tỷ USD của Việt Nam.<br />
Mua cổ phần Vissan, mảng thực phẩm (Food) của Masan sẽ mạnh lên trông thấy. Hiện Vissan đang<br />
cung cấp 3 nhóm sản phẩm bao gồm: thực phẩm tươi sống (thịt heo, bò và các sản phẩm khác);<br />
thực phẩm chế biến khô (thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích tiệt trùng, chiếm 65% thị phần); thực phẩm<br />
chế biến mát - đông lạnh (giò, thịt nguội, chế biến đông lạnh, chiếm 75% thị phần). Đứng đầu thị<br />
phần trong mảng xúc xích và thực phẩm chế biến đông lạnh cho thấy năng lực và sức mạnh thương<br />
hiệu rất đáng nể của Vissan.<br />
Theo kế hoạch đến năm 2018, Giai đoạn 2 của dự án “Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan”<br />
có quy mô 22,4ha với vốn xây dựng khoảng 1.000 tỷ đồng đô dự kiến sẽ hoàn thành phục vụ việc<br />
chế biến các sản phẩm từ phó sản động vật, mở rộng ngành hàng thực phẩm cao cấp có giá trị gia<br />
tăng cao. Một lợi thế quan trọng khác của Vissan so với đối thủ đó là mạng lưới phân phối dầy đặc.<br />
Hiện tại, thương hiệu này có mặt trên 130.000 điểm nhỏ lẻ, bao gồm toàn bộ các chuỗi siêu thị trên<br />
cả nước.<br />
Mảng Farm (nông trại)<br />
Trong khi mảng Food rất mạnh thì ở lĩnh vực Farm Chăn nuôi, Vissan hãy còn khá nhỏ khi các trang trại của<br />
Vissan mới đáp ứng được 10% nhu cầu thịt heo. Đối với<br />
bò, Vissan nhập khẩu từ Úc dưới hình thức bò sống.<br />
Đây sẽ là mảng mà Masan cần tiếp tục đẩy mạnh hoặc<br />
tiến hành M&A để hoàn thành chuỗi 3F của mình.<br />
Với những điểm mạnh của Vissan, có thể thấy Masan<br />
đang rất thành công khi chuyển từ một doanh nghiệp<br />
B2B (bán cám chăn nuôi cho DN) sang B2C (Bán sản<br />
phẩm đầu cuối cho người tiêu dùng). Nếu xây dựng<br />
hoặc thâu tóm thành công vùng chăn nuôi cho riêng<br />
mình, Masan hoàn toàn có thể trở thành đổi thủ sừng sỏ với C.P Việt Nam trong tương lai.<br />
Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2<br />
<br />
FMCG TIẾP TỤC TĂNG TRƢỞNG TÍCH CỰC TRONG QUÝ 4/2015<br />
Theo báo cáo Market Pulse mới nhất được công bố bởi Nielsen – công ty đo lường hiệu suất toàn<br />
cầu, trong quý cuối cùng của năm 2015, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố chính<br />
của Việt Nam tiếp tục phục hồi tích cực với mức tăng trưởng 5,7% (so với 4,5% trong quý 3), chủ yếu<br />
nhờ vào sản lượng tăng đạt mức 4,9% (so với 3,6% trong quý 3).<br />
<br />
Theo ngành hàng<br />
Theo báo cáo này của Nielsen, sự phục hồi tích cực này<br />
xảy ra ở hầu hết 7 ngành hàng lớn (thức uống(1) - bao<br />
gồm cả bia, thực phẩm(2), sữa(3), sản phẩm chăm sóc<br />
gia đình(4), sản phẩm chăm sóc cá nhân(5), thuốc lá(6)<br />
và sản phẩm chăm sóc em bé(7)). Ngành hàng đồ uống<br />
tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định với mức tăng 9,7%<br />
sản lượng, đóng góp 38% vào tổng doanh số của toàn<br />
ngành hàng FMCG. Quý cuối của năm 2015 cũng chứng<br />
kiến sự tăng trưởng trở lại của ngành hàng thực phẩm và<br />
sữa (mức tăng sản lượng đạt 0,9% và 3,7%, theo thứ<br />
tự). Các ngành hàng cũng cho thấy dấu hiệu của sự<br />
phục hồi. Duy chỉ có ngành hàng chăm sóc cá nhân vẫn<br />
thể hiện sự trì trệ.<br />
Theo khu vực<br />
Khu vực nông thôn đang nổi lên như một nguồn lợi<br />
nhuận để tăng trưởng đối với các nhà sản xuất. Và câu<br />
chuyện này lại một lần nữa tiếp diễn trong năm 2015 vừa<br />
qua. Trong năm qua, doanh số của ngành hàng FMCG<br />
tại khu vực nông thôn đạt mức tăng trưởng đầy ý nghĩa<br />
5,5%, chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng của sản lượng<br />
(5,5%). Cộng đồng nông thôn ở Việt Nam chiếm 68% của 90 triệu dân và hiện nay chiếm 54% doanh<br />
số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ nông thôn. Hơn nữa, cư dân nông thôn hiện nay đang ưu tiên<br />
đầu tư vào giáo dục, và đang có sự tăng trưởng thu nhập vào khoảng 44% trong 3 năm qua.<br />
Back<br />
<br />
Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3<br />
<br />
3<br />
<br />
PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH<br />
TỪ 1/4, TĂNG “NÓNG” PHÍ CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÕNG, QUỐC LỘ 5<br />
Từ ngày 1/4 , đồng loạt tăng mức thu phí sử dụng đường bộ đối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng<br />
(tăng 25%) và Quốc lộ 5 (tăng thêm 50%).Thông báo này được đưa ra bởi Tổng công ty Phát triển hạ<br />
tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI).<br />
Cụ thể, đối với Quốc lộ 5, mức phí áp dụng tăng bình quân 50% so với mức thu trước đó. Riêng đối<br />
với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng băng container 40feet (xe loại 5) thì mức tăng<br />
là 25% so với trước. Mức phí cao nhất của tuyến đường này là xe tải trên 18 tấn, xe container có vé<br />
200.000 đồng/lượt và thấp nhất với xe dưới 12 chỗ là 45.000 đồng/lượt.<br />
Đối với đƣờng cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, từ 1/4 sẽ không thực hiện giảm phí 25% cho giai đoạn<br />
đầu khai thác, mức thu phí đường cao tốc là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn, tương đương với mức thu<br />
phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây đã áp dụng từ năm 2015.<br />
TỪ THÁNG 4, HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH LÀM THỦ TỤC THEO THÔNG TƢ MỚI<br />
Theo kế hoạch của Cục Hải quan Hà Nội, trong tháng 4-2016, các DN chuyển phát nhanh sẽ thực<br />
hiện thủ tục hải quan theo thông tư mới (Thông tư 191/2015/TT-BTC).<br />
Đối với Cục Hải quan Hà Nội, Tổng cục Hải quan yêu cầu làm việc cụ thể với các DN chuyển phát<br />
nhanh cập nhật kế hoạch triển khai Thông tư 191/2015/TT-BTC, khuyến khích các DN nhanh chóng<br />
tập trung tại khu vực sân bay và chuẩn bị phần mềm kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS để sẵn<br />
sàng thực hiện khi triển khai đầy đủ quy định tại Thông tư 191/2015/TT-BTC.<br />
Dự kiến tháng 4, Cục Hải quan Hà Nội sẽ triển khai cho các DN chuyển phát nhanh trên địa bàn. Cụ<br />
thể Công ty DHL-VPNT triển khai ngày 4-4; Công ty TNT ngày 11-4; Công ty UPS ngày 18-4; Chi<br />
nhánh Công ty Hợp Nhất ngày 25-4; Công ty TM và DV Song Bình (FEDEX) ngày 27-4.<br />
PHẠT NGUỘI QUA CAMERA TRÊN CAO TỐC TỪ THÁNG 5<br />
Chiều 28/3, Bộ GTVT họp kiểm điểm tiến độ dự án thí điểm xử phạt vi phạm giao thông trên một<br />
số tuyến cao tốc bằng camera. Hiện tại, các dự án triển khai chậm so với kế hoạch ban đầu (tháng<br />
1/2016 bắt đầu áp dụng).<br />
Cụ thể, tuyến Nội Bài - Phú Thọ (thuộc cao tốc Nội Bài -Lào Cai) do FPT thực hiện đã lắp đặt nhưng<br />
chưa kiểm định, nghiệm thu. Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình giao cho Hanel thực<br />
hiện từ 6 tháng nay nhưng chưa triển khai lắp thiết bị. Trong đó, đến 30/4, nếu Hanel tiếp tục chậm<br />
sẽ cắt hợp đồng, chuyển cho đơn vị khác thi công.<br />
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu tuyến Nội Bài - Phú Thọ bắt đầu triển khai thí điểm<br />
xử lý vi phạm từ 1/5 (15 ngày đầu nhắc nhở, sau đó sẽ chính thức xử phạt), hai tuyến còn lại áp<br />
dụng từ tháng 6.<br />
TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA TẠI TOÀN BỘ CẢNG BIỂN VÀO THÁNG 6<br />
Bộ GTVT cùng các đơn vị liên quan đang nỗ lực hướng tới mục tiêu từ nay tới tháng 6 sẽ đồng loạt<br />
áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) tại toàn bộ 25 cảng vụ trên toàn quốc.<br />
Hiện nay, tính cả Cảng vụ Đồng Nai, NSW đã được triển khai tại 9/25 cảng vụ. Dự kiến, từ nay tới<br />
tháng 6, NSW sẽ được đồng loạt triển khai tại 16 cảng vụ còn lại.<br />
SẼ CÓ QUY ĐỊNH PHÁP LÝ RIÊNG CHO CẢNG KHU VỰC CÁI MÉP-THị VẢI<br />
Tại buổi làm việc về cảng CMIT với Đại sứ Đan Mạch và Đại diện AP Moller - Maersk (doanh nghiệp<br />
góp vốn chính vào CMIT) ngày 17/3, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khẳng định sẽ tiếp tục có cơ chế<br />
chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp cảng và các hãng tàu vào Cái Mép - Thị Vải.<br />
Hướng đến mục tiêu Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng trung chuyển khu vực, tới đây còn rất nhiều<br />
việc phải làm. Do tàu các tuyến Đông Nam Á đi châu Âu, Bắc Mỹ đa phần là tàu lớn 18.000 TEU, khi<br />
số lượng tàu này có nhu cầu vào cảng đủ lớn, sẽ đẩy nhanh kế hoạch đầu tư nạo vét luồng đến độ<br />
sâu 15,5 - 16m. Khi lượng tàu và hàng tăng, sẽ ban hành quy định pháp lý riêng đảm bảo khuyến<br />
khích hoạt động các cảng khu vực này trong bối cảnh phải cạnh tranh với các cảng trong khu vực.<br />
Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn