intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ CHUA

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

226
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh một số dịch hại như: sâu đục trái, bệnh sương mai, bệnh thối trái, bệnh xoăn lá… thì bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) cũng là một dịch hại quan trọng và khá phổ biến trên cây cà chua. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà, nhưng thường hại nhiều ở giai đọan ra hoa kết trái trở đi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ CHUA

  1. BỆNH HÉO XANH HẠI CÀ CHUA Bên cạnh một số dịch hại như: sâu đục trái, bệnh sương mai, bệnh thối trái, bệnh xoăn lá… thì bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum) cũng là một dịch hại quan trọng và khá phổ biến trên cây cà chua. Bệnh có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà, nhưng thường hại nhiều ở giai đọan ra hoa kết trái trở đi. Nếu bị nhiễm sớm ở giai đọan cây con, thường làm cho toàn bộ lá héo rũ rất nhanh, cây gục xuống và chết. Nếu cây đã lớn mới bị nhiễm bệnh thì lá ngọn héo rũ trước, có thể héo một cành hay một vài nhánh nhỏ, sau đó các lá phía dưới tiếp tục héo và cụp xuống, cuối cùng dẫn đến tòan bộ cây bị héo rũ, gẫy gục, rũ xuống và chết. Mặc dù bị héo nhưng bộ lá và thân cành của cây cà chua vẫn còn giữ được mầu xanh, vì thế người ta gọi là bệnh héo
  2. xanh (hay bệnh héo rũ tái xanh vi khuẩn). Tuy bộ lá của cây bị héo, nhưng phần gốc của cây vẫn rắn chắc (chứ không bị thối như một số bệnh do nấm gây ra), và vỏ thân bị xù xì. Nếu cắt ngang thân cành sẽ thấy bó mạch dẫn mô gỗ có mầu nâu đen, bên trong bó mạch chứa đầy dịch nhờn vi khuẩn. Bóp nhẹ chỗ bó mạch có mầu nâu đen có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn mầu trắng sữa chẩy ra. Còn nếu ngâm đọan cắt vào ly nước trong, sau vài phút bạn sẽ thấy dịch vi khuẩn mầu trắng sữa, đùn chẩy qua miệng cắt ra ngòa Qua thực tế kiểm tra đồng ruộng ở những vùng chuyên canh rau của các tỉnh phía Nam cho thấy: Bệnh thường phát sinh, phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí cao. Như vậy, ẩm ướt của mùa mưa là điều kiện tốt cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại nặng. Ngoài ra ở những chân ruộng hay những vùng mà bà con thường trồng các lọai cây thuộc họ cà như cà chua, cà pháo, cà tím… họ đậu đỗ như đậu que, đậu cô ve… tần ô (cải cúc)... cũng thường dễ bị bệnh gây hại nặng hơn; vì, những lọai cây này cũng là ký chủ của bệnh, từ đó lây truyền bệnh
  3. cho cây cà chua. Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào trong cây cà chua khỏe thông qua những vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, do côn trùng, do tuyến trùng gây ra tại vùng rễ, gốc thân, cuống lá của cây cà hoặc qua những lỗ hở tự nhiên trên cây. Vì thế, trong qúa trình chăm sóc chúng ta không nên làm xây sát thân cây. Đồng thời phải chú ý diệt côn trùng, tuyến trùng đang có mặt trên cây cà chua Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ và hợp lý trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Sau đây là một số biện pháp chính: - Lên liếp cao, hình mai rùa để vườn cà không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc sau khi tưới, hạn chế độ ẩm ướt trong ruộng. - Sử dụng hạt giống khỏe, không nhiễm bệnh. Không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh. - Sau khi thu họach, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua ở vụ trước, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ dại trên ruộng đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.
  4. - Nếu có điều kiện, nên ngâm nước ruộng khỏang 10-15 ngày hoặc cày phơi đất trước khi trồng. - Không nên trồng qúa dầy để ruộng cà chua luôn thông thóang, giảm bớt ẩm độ trong ruộng. - Phải bón cân đối giữa đạm, lân và ka li, tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục. Vôi bột hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh. - Thường xuyên kiểm tra ruộng cà chua để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác. Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất. - Phải thăm ruộng thường xuyên (nhất là từ khi cây ra hoa kết trái trở đi) để phát hiện sớm khi bệnh mới chớm phát sinh. Khi phát hiện có bệnh, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Saipan 2SL, Bisomin 2SL… để phun xịt. Trước khi phun xịt bà con nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên nhãn thuốc. - Nếu đã áp dụng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, chứng tỏ đất ruộng của chúng ta đã tích lũy qúa nhiều mầm bệnh. Gặp trường hợp này, nếu điều kiện cho phép bà con nên luân canh một vài
  5. vụ với cây lúa nước hoặc những cây rau trồng nước, cây bắp, mía , bông, bắp cải… NGUYỄN VĨNH THƯỢNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2