intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí Mật Những Ngôi Miếu Ven Đường

Chia sẻ: F F | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

141
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây cũng là 1 câu truyện có thật , mon men trên ola và đọc được , nhưng không biết trong box truyện ma đã có chưa , thôi thì post lên luôn cho những ai chưa đọc , nếu ai đọc rồi thì xin chém nhẹ tay nhé Trước khi đọc bài này, bạn phải cân nhắc kỹ. Vì muốn chuyển tải những thông điệp cảnh báo về tai nạn giao thông có hiệu quả, tác giả buộc lòng phải kể những chi tiết tương đối nhạy cảm. Mặc dù có gia giảm mức độ mang tính kinh dị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí Mật Những Ngôi Miếu Ven Đường

  1. Bí Mật Những Ngôi Miếu Ven Đường Đây cũng là 1 câu truyện có thật , mon men trên ola và đọc được , nhưng không biết trong box truyện ma đã có chưa , thôi thì post lên luôn cho những ai chưa đọc , nếu ai đọc rồi thì xin chém nhẹ tay nhé Trước khi đọc bài này, bạn phải cân nhắc kỹ. Vì muốn chuyển tải những thông điệp cảnh báo về tai nạn giao thông có hiệu quả, tác giả buộc lòng phải kể những chi tiết tương đối nhạy cảm. Mặc dù có gia giảm mức độ mang tính kinh dị nhưng sẽ ảnh hưởng đối với những người dễ xúc động. Hầu như dọc các tuyến đường bộ, đường trên khắp đất nước, nơi nào cũng có những ngôi miếu nhỏ. Bình thường, ít ai chú ý đến những ngôi miếu nhỏ xíu, cất đơn sơ, nằm khiêm tốn bên vệ đường hoặc bờ sông, mép rạch. Thế nhưng thử hỏi thăm lai lịch những ngôi miếu ấy, khi nghe kể xong, chắc chắc ai cũng phải rùng mình. Ngoại trừ một số tín đồ tôn giáo xây miếu trước cửa nhà đề thờ thổ thần, còn lại, hầu hết những nơi khác, người ta cất miếu để nhang khói cho những người chết oan, chết thảm khốc giữa đường. Vì vậy những ngôi miếu ấy được gọi lả “miếu oan hồn”, “miếu cô hồn” hoặc “miếu vong hồn”. Những cái chết rùng rợn, chết oan giữa đường chiếm số ít là do ngã bệnh, đột quị, số đông còn lại thuộc về tai nạn giao thông. Mà đã chết tại chỗ do tai nạn giao thông thì hiếm có cái chết “hiền”. Chuyện nạn nhân bị phanh thây, tay một nơi, đầu một nẻo đã ám ảnh tâm trí những cư dân sống ven quốc lộ thường xuyên. Có lẽ do chứng kiến và bị ám ảnh những cái chết thảm khốc ấy, người ta thường thấy ma, quỉ. Và khi có người bị ma nhát, quỉ ghẹo, những nơi ấy, người ta lập ngay miếu thờ. Về mặt tâm linh, người ta cho rằng những ngôi miếu ấy sẽ giúp vong hồn người chết sẽ được siêu thoát, không quấy rầy người sống. Về mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” cho những người điều khiển xe trên đường biết rằng “nơi đây thường xảy ra tai nạn chết người rùng rợn”. Tại cây số thứ 25, Bàu Cỏ, xã Tân Hung, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một ngôi miếu nhỏ. Theo lời người dân nơi đây kể lại, cái chết đầu tiên xảy ra nơi đây vào nằm 1975 là một cô gái. Thời điểm đó, con đường này chưa tráng nhựa, nhà cửa thưa thớt. Đó là con đường của cánh xe “be” tải gỗ đại thụ nặng hàng chục tấn từ rừng già Campuchia về. Hàng đêm từng đoàn xe “be” chạy rung rinh mặt đất cho đến sáng. Để trốn thuế kiểm lâm đặt chốt tại Tân Trung, mỗi đoàn xe chỉ mở đèn chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng. Những chiếc chạy giữa chỉ mở đèn gầm.
  2. Một buổi sáng sớm, người dân địa phương rúng động khi phát hiện xác chết của một cô gái nát bấy nằm giữa đường. Có lẽ, tai nạn xảy ra từ lúc nửa đêm và từng chiếc xe nằng hàng chục tấn cứ liên tiếp nghiền xác cô gái cho đến khi phát hiện. Người dân địa phương phải nhặt từng mẩu xương và chút thịt vương vãi lẫn với đất cát để mai táng. Không hiểu vì sao, cái đầu cô gái còn nguyên vẹn nằm lăn lốc trong một vạt cỏ hôi cao quá đầu người. Bẳng một thời gian, đêm nọ, bà Hai là người mẹ chiến sỹ đã từng bám trụ vùng đất cách mạng từ thưở kháng chiến đến lúc đất nước thống nhất, có chuyện cần phải đi ngang qua nơi xảy ra tai nạn vào ban đêm. Bỗng nhiên bà trông thấy một mái tóc đen, dài xõa xuống từ ngọn cây xay xuống đến mặt đường. Bà không thuộc loại yếu bóng vía nên bình tĩnh bước đến gần để xem đó là chuyện gì. Qua ánh sáng nhập nhoạng của ánh trăng non bà trông thấy một cái đầu không có thân hình. Cái đầu mang gương mặt đầy máu đang lơ lửng trên cành cây xay đang nhe răng cười. Bà quét lia ánh đèn bình ac quy soi vào thẳng gương mặt kia. Ngay lập tức gương mặt biến mất. Không tin dị đoan, bà quay trở về nhà báo với Chính quyền Cách mạng Lâm Thời rồi xách súng AR15 huy động mấy đứa con đang là du lích xã ra bao vây khu vực đó. Bà nghĩ một phần tử nào đó đang mượn chuyện ma quỉ nhát bà với mục đích quấy rối trị an. Thế nhưng lùng sục suốt đêm vẫn chẳng thấy dấu vết gì. Ngày hôm sau, chính anh con trai út của bà đi ngang chổ cây xay lại bị “ai đó” nắm tóc giật. Anh ngước nhìn lên và trông thấy những gì hôm qua mẹ anh trông thấy. Một tháng sau, người con rể thứ năm của bà Hai sử dụng chiếc xe hon da 67 đi công việc. Khoảng 12 giờ trưa, anh về đến ngỏ nhưng không quẹo vào mà đâm thẳng vào gốc cây xay chấn thương sọ. Khi người nhà chạy ra sơ cứu, mặc cho mồm, khóe mắt lẫn lỗ tai ứa máu, anh vẫn cố thều thào nói đứt quãng: “Nó ở trên cây xay…”. Chỉ nói có vậy, anh tắt thở. Sau này, rất nhiều người dân đi ngang qua đó vào ban đếm hoặc trưa vắng thỉnh thoảng lại thấy cái đầu có mái tóc dài lơ lửng trên ngọn cây xay. Sự việc được báo cáo về Công an huyện. Lúc đó, ông Sáu M. là trưởng Công an huyện đã ghi nhận sự việc vào sổ tay để đặc biệt quan tâm theo dõi hiện tượng nhưng không có kết luận. Người dân đã tự nguyện đem cây, lá đến gốc cây xay lẳng lặng cất ngôi miểu nhỏ đốt nhang khấn vái, cầu xin cô gái đừng quấy phá để họ yên tâm đi thăm đồng khuya sớm. Từ đó, cái đầu không còn thấy xuất hiện nữa. Cho đến tận bây giờ, khi con đường đã được tráng nhựa khang trang, rộng rãi, thoáng đãng nhưng thỉnh thoảng nơi đó vẫn xảy ra tai nạn giao thông. Ven quốc lộ I A đoạn Bình Thuận có ngôi miếu được người dân cho là thờ Hông Hài Nhi. Cánh tài xế Bắc Nam truyền miệng nhau rằng, đó là ngôi miếu linh thiêng
  3. nhất tuyến đường vạn lý này. Và bất cứ tài xế nào đi ngang qua đều phải nhấn còi chào “cậu”. Họ kể rằng, cách nay khoảng 20 năm, mẹ con người ăn xin đi bộ dọc từ miền Trung hướng về Sài Gòn, khi đến đoạn đường này thì quá nửa đêm. Hai mẹ con chui vào sau một tảng đá ngủ chờ sáng đi tiếp. Gần sáng, khi mẹ còn ngủ đứa bé chỉ mới 5 tuổi đi ra đường và bị một chiếc xe tải cán chết. Sáng dậy, bà mẹ vùi tạm xác đứa con sau tảng đá rồi tiếp tục hành trình. Từ đó, cánh tài xế đi đêm ngang đoạn đường này thường trông thấy bất ngờ một đứa bé đứng giữa đường ngay trước mũi xe. Phãn xạ tự nhiên, họ thắng thật gấp thế là xe lật nghiêng. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông xảy ra nơi đây, khi tài xế thoát chết đều khẳng định đã lâm vào tình huống y như vậy. Ông Chiêu, cư ngụ ở xã Khánh Hậu, Long An, có thâm niên 40 năm lái xe, nay đã giải nghệ kể, chính ông đã từng “vướng tay lái” một lần tại đoạn miếu “cậu Hồng Hài Nhi”. Lần đó ông chở trái cây từ Tiền Giang ra cửa khẩu Móng Cái. Trên xe ngoài ông còn 1 lái phụ và bà chủ hàng. Xe đang ngon trớn với tốc độ khoảng 80 km/giờ. Chợt lái phụ hét: “Có đứa con nít nhà ai đứng đón xe kìa”. Ông nhìn theo ánh đèn pha dài ra phía trước nhưng chẳng thấy gì cả. Đột nhiên, ngay trước đầu xe khoảng 5 mét, ông chợt thấy một đứa bé trần truồng đứng giữa đường. Bà chủ hàng thét hoảng: “Coi chừng con nít!”. Ông đạp thắng sát sàn xe. Chiếc xe bị thắng đột ngột quay ngang rồi lộn 2 vòng. Giây phút kinh hoàng trôi qua, ông chui ra khỏi chiếc xe bẹp dúm để quan sát xem đứa bé có bị chiếc xe cán trúng không. Không có đứa bé nào cả. Bà chủ lẫn anh phụ xế cũng thoát chết nhưng bị xây xát, máu me đầy người đã cùng ông dùng đèn pin rọi nát mặt đất vẫn không thấy đứa bé nào cả. Qua cánh tài xế dừng xe chia buồn, ông mới hay đoạn đường này có ngôi miếu của “cậu”. Đến sáng, bà chủ hàng kinh sợ bỏ tiền nhờ người xây sửa ngôi miếu bằng cây đã mục thành ngôi miếu xi măng. Từ đó, ông bắt chước cánh tài xế khác, cứ đến đoạn đường này là bóp còi “chào”. Những chuyến hàng đi ngang miếu “cậu” nhằm ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch, ông đều dừng xe đốt nén nhang van vái “cậu” độ trì tay lái. Đoạn đường kinh hoàng thứ hai đối với cánh tài xế Nam Bắc là cung đường cũ qua đèo Hải Vân. Cung đường dài 25 km này có hơn 42 ngôi miếu. Theo anh Dũng, cư dân địa phương cho biết: “Con số 42 là bề nỗi. Nếu tính luôn những ngôi miếu đã mục nát tự hủy thì có hơn 60 cái. Một số miếu không còn tồn tại nhưng người ta vẫn cứ thắp nhang dưới các gốc cây ven đường”. Mỗi ngôi miếu ở đây đều gắn liền đến “sự tích” của ít nhất 10 vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Ngôi miếu ở cung đường cuối trước đi lên đỉnh đèo là nơi xảy ra vụ đổ xe vận tải hành khách làm chết 50 người vào năm 1998. Chiêc xe chở hành khách từ tp, Hồ Chí Minh đi Hà Nội đang rặn ga bò chậm rãi lên đỉnh đèo. Bất ngờ từ phía ngược chiều, nơi đầu khúc cua, một chiếc xe tải xuất hiện lao nhanh xuống. Chiếc xe tải đã mất thắng. Ông Hải – Tài xế xe khách, cư ngụ ở phường I, quận 8,
  4. tp. HCM chỉ còn biết nép xe ven mép thung lũng sâu hun hút nhắm mắt chờ đợi thảm họa. Bị chiếc xe tải lao thẳng vào, chiếc xe khách văng ra khỏi thanh chắn bảo vệ và lao vụt xuống thung lũng. Không ai còn sống, chỉ mỗi người tài xế vướng người vào một nhánh cây nhô ra lưng chừng thung lũng. Người tài xế ôm nhánh cây chịu trận suốt một ngày mới được những người cứu hộ tìm thấy. Người tài xế bị khủng hoảnh tinh thần, suốt ngày lơ ngơ như người đã mất hồn. Hơn 10 năm sau ông mới quên được thảm họa và trở lại bình thường nhưng vẫn chưa đủ can đảm đặt tay vào vô lăng. Vụ tai nạn giao thông thảm khốc của đoàn từ thiện một phường thuộc quận Phú Nhuận đi cứu trợ Nha Trang đã tạo cú sốc đối với dư luận cả nước vài tháng sau đó. Những người chứng kiến vụ tai nạn vẫn cứ bị ám ảnh mãi. Sau này, đoạn đường đó cứ liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn chết người. Một số thân nhân của đoàn từ thiện bị tử vong đã thuê thầy cúng đến hiện trường “trục hồn” người chết về tp. Hồ Chí Minh cho con cháu đốt nhang. Chị N.Th. A. – có mặt trong nhóm cúng trục hồn kể, khi đang cúng, đột nhiên một bà đi cùng đột nhiên ngã lăn ra đất, sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Sau đó, bà ta ngồi dậy quơ chân múa tay cho biết bà là một trong những vong hồn của đoàn từ thiện bị chết oan đang nhập xác. Thầy cúng đọc kinh, chú liên tục để “mời” vong hồn theo lá phướng về tp. Hồ Chí Minh gần gũi gia đình để được nhang khói. Vong hồn trong xác bà cốt trả lời: “Không về. Ở lại đây.. xô xe vui hơn”. Một số tài xế đường dài còn truyền miệng nhau nhiều chuyện ly kỳ, huyền bí xảy ra ở cung đường đó. Bây giờ, ngay nơi xảy ra tai nạn, một ngôi miếu nhỏ mọc lên nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tai nạn giao đến nỗi địa phương phải cắm một biển báo: “Nơi đây thường xảy ra tai nạn giao thông”. Ven đường xuyên Á, từ cầu vượt An Sương đến Củ Chi có 25 cái miếu mọc ven đường. Từ Bình Chánh đến thị xã Tân An, Long An có 16 cái miếu. Miếu ven đường nhiều nhất có lẽ thuộc đoạn đường từ Ngã ba Trung Lươnh đến Vĩnh Long. Cứ vài km là có một ngôi miếu. Khi giải tỏa mở rộng đường một số ngôi miêu đã bị phá bỏ dẹp đi, nhưng sau đó xảy ra liên tiếp những vụ tai nạn giao thong, thế là người ta lại xây mới. Thông thường, một ngôi miếu oan hồn “cất” theo kiểu nhà ngói ba gian có diện tích khoảng 160 cm vuông. Nhưng tại Bến Lức có một ngôi miếu lớn hơn gấp 10 lần ngôi miếu thông thường. Một người dân sống lâu năm gần đó nhẩm tính theo trí nhớ cho biết, từ khoảng năm 1975 trở lại đây có hơn 100 vụ tai nạn giao thông xảy tại nơi đây, trong đó có ít nhất 30 người tử vong. Đặc biệt có vụ tai nạn xảy ra rất thảm khốc. Một người phụ nữ dắt bò đi trên đường. Do con bò thấy xe thường nhảy hoảng, bà ngoáy dây mũi bò vào bàn tay để tránh tuột tay khi bò nhảy. Bất
  5. ngờ một chiếc xe tải chạy ngang qua bóp kèn. Con bò hoảng hốt *g lên chạy băng qua đường. Sợi dây mũi xiết chặt bàn tay người phụ nữ kéo bà ngã xoãi xuống đất rồi lê ra giữa đường vào ngay đầu xe tải. Tài xế bị bất ngờ đã đạp xiết thắng. Bánh xe bị thắng bắt dừng quay nhưng quán tính đẩy toàn thân chiếc xe lao tới. Vì vậy, thân hình người phụ nữ bị bánh xe nghiến dài dưới mặt đường hơn 10 mét. Từ đó, cứ đến đoạn đường này, những tài xế hành nghề lâu năm đều giảm tốc độ, chạy xe hết sức thận trọng và không quên bóp 3 tiếng còi “xin” oan hồn đừng xô tay lái. Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài chiếc xe gắn máy vẫn cứ đâm vào nhau. Ngôi miếu này được xem là một trong những ngôi miếu xảy ra nhiều chuyện kỳ bí. Vì vậy, rất nhiều người đến đây cúng vái, cầu xin mua may, bán đắt lẫn xin…số đề. Nhiều người ở nhiều tín ngưỡng khác nhau đến cúng vái, riết rồi ngôi miếu trở thành nơi thờ đủ loại thần như Quan Công, Bà Chúa Ngũ hành, Thổ địa, Thần tài…chứ không còn thờ oan hồn như lúc ban đầu. Dần dà, ngôi miếu này sắp được “nâng cấp” lên thành miểu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2