Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
“Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)” dành cho các bạn học sinh lớp 11 đang chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 giúp các em củng cố kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời giúp các em phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 11 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)
1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Côn trùng. B. Tôm, cua. C. Ruột khoang. D. Trai sông.
Câu 2: Đặc tính nào là quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính thân thiện. B. Tính lãnh thổ. C. Tính quen nhờn. D. Tính hung dữ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về xináp?
A. Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin.
B. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
C. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học.
D. Xináp là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
Câu 4: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. Diệp lục b. B. Carotenoit. C. Phitocrôm D. Diệp lục a, b, c và phitocrom.
Câu 5: Khi nói về sự thay đổi vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần ở tĩnh mạch.
C. Luôn giống nhau ở các vị trí trong hệ mạch.
D. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
Câu 6: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin có đặc điểm:
A. Tốc độ lan truyền nhanh, lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
B. Tốc độ lan truyền chậm, lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
C. Tốc độ lan truyền nhanh, lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
D. Tốc độ lan truyền chậm, lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Câu 7: Vì sao ta có cảm giác khát nước?
A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng. B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.
Câu 8: Trong xinap hóa học, thành phần nào sau đây có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học?
A. Chùy xinap. B. Khe xinap. C. Màng sau xinap. D. Màng trước xinap.
Câu 9: Cơ sở thần kinh của tập tính là
A. hệ thần kinh. B. cơ quan cảm giác. C. cơ quan trả lời. D. các phản xạ.
Câu 10: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
A. Vì sống trong môi trường phức tạp. B. Vì học tập được từ các cá thể khác.
C. Vì số lượng tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
Câu 11: Những hoocmôn nào sau đây kích thích tăng trưởng ở thực vật?
A. Auxin, axit abxixic, xitokinin. B. Auxin, giberelin, etylen.
C. Auxin, etilen, axit abxixic. D. Auxin, giberelin, xitokinin.
Câu 12: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào lúc ánh sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng?
A. Vì tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá natri để hình thành xương.
B. Vì tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá canxi để hình thành xương.
C. Vì tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá kali để hình thành xương.
D. Vì tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò chuyển hoá cacbon để hình thành xương.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
Câu 2. (3,0 điểm)
Tập tính là gì? Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Câu 3. (1,0 điểm)
Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về tập tính học được ở động vật?
A. Mang tính đặc trưng cho loài. B. Được di truyền từ bố mẹ.
C. Được hình thành trong quá trình sống của cá thể. D. Là những hoạt động cơ bản của sinh vật, có từ khi sinh ra.
Câu 2: Ở giai đoạn dậy thì, loại hoocmôn nào sau đây kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nữ?
A. Hoocmôn testostêrôn. B. Hoocmôn tirôxin. C. Hoocmôn sinh trưởng. D. Hoocmôn ơstrôgen.
Câu 3: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây?
I. Chùy xináp. II. Màng trước xináp. III. Khe xináp. IV. Màng sau xináp.
A. I, III, II, IV. B. I, II, III, IV. C. I, IV, III, II. D. IV, III, II, I.
Câu 4: Chất nào sau đây là hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật?
A. Etylen. B. Auxin. C. Axit abxixic. D. Chất diệt cỏ.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về xináp?
A. Xináp là diện tiếp xúc giữa các tế bào cơ với nhau.
B. Tất cả các xináp đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
C. Màng trước xináp có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
D. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật.
Câu 6: Hổ, báo thường bò sát mặt đất và tiến đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ mồi hoặc rượt, cắn vào con mồi. Ví dụ này thuộc về dạng tập tính nào sau đây?
A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính xã hội. D. Tập tính thứ bậc.
Câu 7: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin là
A. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ nhanh hơn.
B. lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác với tốc độ chậm hơn.
C. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ nhanh hơn.
D. lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên với tốc độ chậm hơn.
Câu 8: Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động gồm các giai đoạn theo trật tự nào sau đây?
A. Đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. B. Mất phân cực, tái phân cực và đảo cực.
C. Tái phân cực, đảo cực và mất phân cực. D. Mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
Câu 9: Trong cấu tạo của xináp hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào sau đây?
A. Khe xináp. B. Màng trước xináp. C. Màng sau xináp. D. Chùy xináp.
Câu 10: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng gây rụng lá, quả ở thực vật?
A. Xitôkinin. B. Axit abxixic. C. Auxin. D. Gibêrelin.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
B. Người mẹ nghiện ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường.
C. Khẩu phần ăn thiếu prôtêin sẽ làm cho vật nuôi chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh.
D. Cá rô phi ở Việt Nam sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ ở nhiệt độ 28°C-30°C.
Câu 12: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?
A. Thủy tức. B. Trùng roi. C. Cá. D. Đỉa.
Câu 13: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ
A. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
D. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 14: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển không qua biến thái?
A. Ong. B. Bò. C. Tôm. D. Ếch.
Câu 15: Động vật phớt lờ, không trả lời các kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. Nội dung này thuộc hình thức học tập nào sau đây ở động vật?
A. Quen nhờn. B. In vết. C. Học ngầm. D. Học khôn.
Câu 16: Phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non
A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
B. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành.
C. chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành.
D. có các đặc điểm hình thái, sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.
Câu 17: Ví dụ nào sau đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Khỉ làm xiếc. B. Chó nghiệp vụ biết tìm tội phạm.
C. Ve kêu vào mùa hè. D. Vẹt nói được tiếng người.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống?
A. Hoocmôn sinh trưởng được sản xuất từ cơ thể. B. Hoocmôn tirôxin được sản xuất từ cơ thể.
C. Di truyền. D. Thức ăn.
Câu 19: Thực vật một lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây?
A. Mô phân sinh đỉnh thân. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 20: Ở giới nam, hoocmôn testostêrôn được sản xuất ra từ
A. buồng trứng. B. tinh hoàn. C. tuyến giáp. D. tuyến yên.
Câu 21: Khi truyền tin qua xináp hóa học, chất trung gian hóa học nào sau đây được biến đổi thành axêtat và côlin ở màng sau?
A. Axêtincôlin. B. Norađrênalin. C. Đôpamin. D. Serôtônin.
II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Hình 1 là sơ đồ cấu tạo xináp hóa học, hãy viết các chú thích tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trên sơ đồ này. b. Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại? |
Câu 2: (1,0 điểm)
Hình 2 minh họa 3 trường hợp người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em lại gây ra hậu quả như vậy? |
3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Trường THPT Đoàn Thượng
I. TRẮC NGHIỆM 28 CÂU (7 ĐIỂM).
Câu 1. Xét các yếu tố sau:
1/ căng thẳng thần kinh (stress).
2/ thiếu ăn, suy dinh dưỡng.
3/ chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.
4/ sợ hãi, lo âu.
5/ buồn phiền kéo dài và nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy.
6/ nhiệt độ môi trường.
Những yếu tố gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm giảm khả năng sinh tinh trùng là:
A. (2), (4) và (5). B. (3), (4) và (5). C. (1), (2), (5) và (6). D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Câu 2. Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
B. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
C. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
D. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
Câu 3. Ở động vật có xương sống, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ:
A. tinh hoàn. B. buồng trứng. C. tuyến giáp. D. tuyến yên.
Câu 4. Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là không đúng:
A. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
B. Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống.
C. Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
D. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển.
Câu 5. Mô phân sinh ở thực vật là:
A. .Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân.
B. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng.
C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.
D. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
Câu 6. Năng suất mía sẽ giảm rõ rệt nếu sinh trưởng và phát triển ở chúng có tương quan:
A. Sinh trưởng và phát triển đều nhanh. B. Sinh trưởng và phát triển bình thường.
C. Sinh trưởng nhanh hơn phát triển. D. Sinh trưởng chậm hơn phát triển.
Câu 7. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả:
A. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
Câu 8. Hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới là khái niệm về:
A. sinh sản hữu tính. B. sinh sản vô tính.
C. sinh sản bằng nuôi cấy mô tế bào. D. sinh sản bằng bào tử
Câu 9. Sinh sản vô tính ở động vật chủ yếu dựa trên các hình thức phân bào nào ?
A. Trực phân và giảm phân. B. Trực phân và nguyên phân.
C. Trực phân, giảm phân và nguyên phân. D. Giảm phân và nguyên phân.
Câu 10. Một cơ thể vừa có khả năng tạo giao tử đực, vừa có khả năng tạo giao tử cái thì gọi là:
A. cơ thể lưỡng tính. B. thể song nhị bội. C. thể lưỡng cực. D. cơ thể lưỡng bội.
Câu 11. Sinh sản vô tính ở thực vật dựa trên cơ sở của quá trình:
A. giảm phân và thụ tinh. B. nguyên phân. C. thụ tinh. D. giảm phân.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành:
A. Tiết kiệm công chăm bón. B. Thời gian thu hoạch ngắn.
C. Có tính chống chịu cao. D. Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn.
Câu 13. Phát triển ở thực vật là:
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Câu 14. Sinh sản vô tính ở động vật là:
A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và trứng.
B. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 15. Thằn lằn bị mất đuôi có thể mọc ra đuôi mới, đó là:
A. kình thức sinh sản phân mảnh. B. chỉ là sự tái sinh một bộ phận cơ thể.
C. kiểu sinh sản vô tính tái sinh. D. một kiểu của sự sinh trưởng.
Câu 16. Thụ tinh chéo tiến hóa hơn tự thụ tinh là vì:
A. Cả hai cơ thể bố mẹ đều chăm sóc con. B. Đời con đa dạng hơn.
C. Trứng và tinh trùng dễ gặp nhau hơn. D. Có thể tạo ra số lượng con rất lớn.
Câu 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm:
A. Đặc điểm di truyền và ánh sáng. B. Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ.
C. Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. D. Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng.
Câu 18. Trong sinh sản hữu tính cơ thể mới sinh ra từ:
A. hợp tử. B. phôi. C. bào tử. D. giao tử.
Câu 19. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là:
A. phôi được bảo vệ trong hạt và quả. B. phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ.
C. tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ. D. tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao.
Câu 20. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là:
A. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
B. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
C. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
D. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
Câu 21. Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
B. Là hình thức sinh sản phổ biến.
C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Câu 22. Sinh sản vô tính của thực vật trong tự nhiên gồm:
A. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
C. Phân đôi và nảy chồi.
D. Sinh sản tự nhiên và sinh sản nhân tạo.
Câu 23. Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh thời điểm sinh con. B. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.
C. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. D. Điều chỉnh về số con.
Câu 24. Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích:
A. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron. B. tuyến yên tiết FSH.
C. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. D. phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
Câu 25. Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:
A. động vật đa bào. B. động vật đơn bào và giun dẹp.
C. động vật đơn bào và động vật đa bào. D. động vật đơn bào
Câu 26. Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở:
A. Thằn lằn. B. Chân khớp (tôm, cua). C. Ruột khoang. D. Bọt biển.
Câu 27. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm các giai đoạn:
A. Hình thành giao tử, thụ tính, tạo thành hợp tử. B. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai.
C. Hình thành giao tử và thụ tinh. D. Thụ tinh và phát triển phôi thai.
Câu 28. Tương quan hoocmôn GA/AAB trong hạt nảy mầm như sau:
A. AAB tăng nhanh, đạt trị số cực đại; GA giảm mạnh.
B. GA và AAB giảm mạnh.
C. GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại; AAB giảm mạnh.
D. GA và AAB đạt trị số cực đại.
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM).
Câu 1 (1 điểm). Giải thích vì sao ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển?
Câu 2 (1 điểm). Trình bày cách tiến hành và nêu ứng dụng của nuôi cấy mô sống ở động vật.
Câu 3 (0,5 điểm). Phân biệt sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu 4 (0,5 điểm). Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật (về hình thức sinh sản, bảo vệ phôi và chăm sóc con).
4. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 - Trường THPT Lạc Long Quân
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Lớp bần ở phần vỏ của cây thân gỗ có nguồn gốc từ
A. tầng sinh bần. B. tầng sinh mạch. C. mô phân sinh đỉnh. D. mô phân sinh lóng
Câu 2: Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân cây Hai lá mầm là tạo ra:
A. biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp. B. biểu bì, mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
C. biểu bì, tầng sinh mạch, mạch gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp. D. tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
Câu 3: Các loại mô phân sinh có ở thực vật Một lá mầm bao gồm:
A. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng
Câu 4: Hoocmôn kích thích tạo chồi trong nuôi cấy tế bào, mô thực vật khi có mặt của auxin là
A. florigen. B. xitôkinin. C. giberelin. D. axit abxixic.
Câu 5: Hoocmôn thực vật là gì?
A. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, điều tiết sự sinh trưởng của cây.
B. Là các chất hữu cơ có ở trong cây với liều lượng nhỏ, kích thích sự sinh trưởng của cây.
C. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, ức chế sự sinh trưởng của cây.
D. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng lớn, điều tiết các hoạt động sinh trưởng.
Câu 6: Hoocmôn nào dưới đây được đưa vào ứng dụng trong công nghệ sản xuất đồ uống?
A. Xitôkinin. B. Auxin. C. Giberelin. D. Axit abxixic.
Câu 7: Ở cà chua, khi nào cây bắt đầu ra hoa?
A. Cây đủ 9 lá. B. Cây trên 9 lá. C. Cây đủ 12 lá. D. Cây đủ 14 lá.
Câu 8: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quang chu kì là hiện tượng ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
II. Florigen là hoocmôn ra hoa được hình thành từ thân của cây.
III. Xuân hóa là hiện tượng nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh.
IV. Phitôcrôm sắc tố cảm nhận ánh sáng của loại hạt nảy mầm cần ánh sáng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Biến thái là sự thay đổi
A. đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
C. về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
D. đột ngột về hình thái, sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
Câu 10: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về sinh trưởng, phát triển của động vật?
I. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
II. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
III. Phát triển ở ếch là kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
IV. Phát triển ở người là kiểu phát triển không qua biến thái.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Để nhanh chóng cho thu hoạch, các loại cây: mận, xoài, cam… được trồng chủ yếu bằng hình thức nào sau đây?
A. Giâm hom. B. Giâm hạt. C. Giâm cành. D. Chiết cành.
Câu 12: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là dựa vào đặc tính gì của tế bào?
A. Tính toàn năng. B. Tính phân hoá. C. Tính chuyên hoá. D. Tính cảm ứng.
Câu 13: Cây mì được trồng bằng hình thức
A. giâm củ. B. giâm ngọn. C. giâm hom. D. chiết cành.
Câu 14: Sinh sản là gì?
A. Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới bằng nhiều hình thức khác nhau.
B. Sinh sản là quá trình phát triển liên tục của loài qua các thế hệ.
C. Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
D. Sinh sản là quá trình kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ của loài.
Câu 15: Đặc trưng nào sau đây không thuộc sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp hai bộ gen của bố và mẹ.
B. Tạo ra thế hệ sau luôn luôn có đặc điểm giống mẹ.
C. Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các giao tử.
D. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân tạo ra giao tử.
Câu 16: Thụ phấn là quá trình
A. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy. B. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
C. vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhị. D. hợp nhất hai nhân tinh trùng với tế bào trứng.
Câu 17: Từ thời điểm thụ phấn đến lúc thụ tinh ở thực vật có hoa xảy ra hiện tượng
A. hạt phấn giải phóng hai nhân đực trên núm nhuỵ, hai nhân này theo vòi nhuỵ vào túi phôi.
B. hạt phấn nảy mầm hình thành ống phấn trên núm nhuỵ, giải phóng hai nhân đực, hai nhân này theo vòi nhuỵ vào túi phôi.
C. hạt phấn nảy mầm hình thành ống phấn theo vòi nhuỵ vào túi phôi, giải phóng ra hai tinh tử.
D. hạt phấn theo vòi nhuỵ, xâm nhập qua lỗ phôi vào trong túi phôi và giải phóng ra hai tinh tử.
Câu 18: Hạt được hình thành từ
A. bầu nhuỵ. B. vòi nhuỵ. C. hạt phấn. D. noãn đã thụ tinh.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về hình thức trinh sinh ở động vật?
A. Phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.
B. Nguyên phân nhiều lần để tạo thành chồi con, chồi tách ra tạo cá thể mới.
C. Trứng không thụ tinh tiếp tục nguyên phân tạo cơ thể con đơn tính.
D. Từ mỗi mảnh vụn của cơ thể, tế bào nguyên phân tạo cơ thể mới.
Câu 20: Hình thức sinh sản bằng cách nảy chồi gặp ở nhóm động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang, giun dẹp. B. Động vật nguyên sinh. C. Bọt biển, ruột khoang. D. Bọt biển, giun dẹp.
Câu 21: Ở hầu hết mọi trường hợp, sinh sản vô tính ở động vật đều dựa trên cơ sở
A. phân bào nguyên nhiễm. B. thụ tinh thành hợp tử và phân hoá tạo ra các cá thể mới.
C. phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm. D. phân bào nguyên nhiễm và phân hoá tế bào tạo cá thể mới.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5đ) Cho biết tác dụng sinh lí của hoocmôn sinh trưởng (GH), tirôxin, ơstrôgen trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
Câu 2: (1,5đ) Trình bày đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
51 p | 245 | 38
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án)
74 p | 215 | 27
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
62 p | 235 | 12
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
50 p | 102 | 11
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2019 – 2020 có đáp án
37 p | 144 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 119 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
48 p | 149 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
65 p | 110 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
47 p | 128 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
63 p | 219 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 (có đáp án)
43 p | 112 | 6
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
25 p | 51 | 5
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 230 | 5
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
42 p | 101 | 4
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
33 p | 70 | 4
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
48 p | 91 | 3
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
28 p | 160 | 2
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
24 p | 104 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn