Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án)
lượt xem 27
download
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án) được chia sẻ nhằm khảo sát chất lượng học tập môn Tiếng Việt lớp 4 để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi để giúp học sinh nâng cao kiến thức và giúp giáo viên đánh giá, phân loại năng lực học sinh từ đó có những phương pháp giảng dạy phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án)
Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Chiềng Hoa
A. Kiểm tra đọc
I. Phần đọc tiếng
Gọi lần lượt HS lên bốc phiếu chọn bài, đọc 1 đoạn văn (khoảng 90 tiếng/phút do giáo viên chỉ định). Hiểu được nội dung cơ bản của đoạn vừa đọc (GV nêu câu hỏi - HS trả lời). Dựa vào kỹ năng đọc và câu trả lời của HS - GV ghi điểm cho phù hợp.
II. Phần đọc hiểu
1. Đọc thầm bài: Ăng-co Vát
Ăng-co Vát Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách. Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI |
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
A. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XII.
B. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
C. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ X.
D. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ X.
Câu 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
A. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
B. Khu đền chính gồm nhiều tầng.
C. Khu đền chính có hành lang dài.
D. Khu đền chính có nhiều phòng.
Câu 3: Khu đền chính được xây dựng như thế nào ?
A. Khu đền chính được xây dựng rất nhanh.
B. Khu đền chính được xây dựng rất lâu.
C. Khu đền chính được xây dựng bằng nhiều máy móc..
D. Khu đền chính được xây dựng rất kỳ công.
Câu 4: Phong cảnh khu đền đẹp nhất vào lúc nào ?
A. Bình Minh.
B. Buổi trưa.
C. Hoàng hôn.
D. Buổi tối.
Câu 5: Ăng-co Vát là địa điểm để:
A. Thám hiểm.
B. Tham quan, du lịch.
C. Nghỉ ngơi.
D. Mua sắm.
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả (20 phút)
- Bài: Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
2. Tập làm văn (40 phút)
Đề bài: Em hãy tả một một con vật mà em yêu thích.
--Đáp án học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4--
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Đọc rõ ràng và lưu loát đoạn văn 1,5 điểm.
- Đọc đúng tốc độ, ngắt nghỉ hợp lí, đọc diễn cảm 1 điểm.
- Trả lời được câu hỏi 0,5 điểm.
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
7 |
8 |
Trả lời |
B |
A |
D |
C |
B |
A |
C |
Câu 9 : (0,5đ)
VD: Va-li, quần áo, mũ, nước uống,…
Câu 10: (0,5đ)
Ở nhà, em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.
Câu 11: (1đ)
VD: Bạn Bình hãy quyét sân trường đi !
Câu 12: (1đ)
VD: Đà Nẵng, Sa Pa, Hạ Long,...
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
--Còn tiếp--
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Lương Tài
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm )
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
NGỤ NGÔN VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. (Theo nguồn Internet) |
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1; 2; 3, 4; 7; 8:
Câu 1: (0,5đ) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?
A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp
B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích
C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối.
D. Vì nó thay thế cho đèn điện.
Câu 2 : Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?
A. Vì đã có đèn điện thắp sáng.
B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được
C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi
D. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được
Câu 3: (0,5đ) Sau khi nến tắt, mọi người đã thắp sáng bằng gì?
A. Đèn điện |
B. Đèn dầu |
C. Đèn pin |
D. Đèn đom đóm |
Câu 4: (0,5đ) Ngọn nến có kết cục như thế nào?
A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa
B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật
C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ.
D. Nến không bị tàn và không bị thiệt thòi.
Câu 5: (1đ): Ngọn nến hiểu ra điều gì?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Câu 6: (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )
I. Chính tả: ( 2 điểm).
Nghe - viết bài “ Đường đi Sa Pa” .(Tiếng Việt lớp 4, tập II, trang 115)
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
--Đáp án học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4--
A. KIỂM TRA ĐỌC :
I. Đọc thành tiếng : (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng ; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
- Mỗi câu khoanh đúng cho 0,5 điểm.
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 7 |
Câu 8 |
B |
C |
B |
A |
B |
D |
Câu 5: (1đ): Ngọn nến hiểu ra điều gì?
Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.
Câu 6: (1đ): Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
HS nêu một trong các ý sau:
- Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình
- Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.
Câu 9: (1đ): Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cây nến sáng lung linh.
Đáp án: - Cây nến sáng lung linh quá!
- Ôi chao, cây nến sáng lung linh quá!
....................
Câu 10: (1đ):
a) Trạng ngữ chỉ địa điểm: Ở giữa phòng, nến đã được thắp lên.
b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu hoàn chỉnh trong câu a.
VD: Ở giữa phòng, nến đã được thắp lên.
TN CN VN
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): Trừ 0,2 đ.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách- kiểu chữ: tùy theo mức độ để trừ điểm toàn bài (không quá 0,5 đ).
--Còn tiếp--
3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? (0,5 điểm)
A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? (0,5 điểm)
Mùi thơm mát của sương đêm
Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Mùi thơm của một loại bánh
Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? (0,5 điểm)
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên, hoa hồng
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng
Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? (0,5 điểm)
Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
Tưởng như nếp sống của thầy
Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống giản dị của thầy giáo
Câu 5: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? (1 điểm)
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
Câu 6: Theo em, vì sao tác giả lại nhớ cốc hoa tóc tiên? (1 điểm)
...................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
2. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS bốc thăm chọn và đọc một trong các đoạn văn sau (Tiếng Việt 4, tập 2) và trả lời câu hỏi:
1. Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào... đến có gạc).
* TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
2. Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)
* TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?
3. Con sẻ (từ Con chó chậm rãi ... đến khản đặc).
* TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
4. Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi... đến lướt thướt liễu rủ).
* TLCH: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?
5. Con chim chiền chiện (3 khổ thơ đầu)
* TLCH: Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào?
II. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả (nghe- viết): (2 điểm)
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Theo Nguyễn Phan Hách
2. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý.
--Đáp án học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4--
Hướng dẫn chấm đọc hiểu
Câu 1. C (0,5 điểm) Câu 2. B (0,5 điểm) Câu 3. C (0,5 điểm)
Câu 4. D (0,5 điểm) Câu 5. Quan sát bằng giác quan : thị giác, khứu giác (0,5 điểm)
Câu 6. Tác giả nhớ đến vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ. (0,5 điểm)
Câu 8. C (0,5 điểm)
Câu 9. a) Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn
b) Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Hướng dẫn chấm kiểm tra viết
1. Chính tả
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : (1điểm)
2. Tập làm văn:
* Mở bài (1 điểm)
* Thân bài (4điểm)
- Nội dung (1,5điểm)
- Kĩ năng (1,5điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
* Kết bài (1điểm)
* Chữ viết, chính tả (0,5điểm). Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
* Sáng tạo (1điểm)
--Còn tiếp--
4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Sông Nhạn
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn trong 5 bài tập đọc và trả lời một câu hỏi liên quan nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu:
1. Bài Đường đi Sa Pa Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 102)
2. Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 114)
3. Bài Ăng-co Vát Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 123)
4. Bài Tiếng cười là liều thuốc bổ Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 153)
5. Bài Con chuồn chuồn nước Đoạn 1 – TLCH (TV4 tập 2 trang 127)
2. Đọc thầm: (7 điểm-30 phút) Đọc thầm bài: “ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.
Câu 1: (M –0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?
- 20 / 7/1519. B. 20 / 9/1519. C. 20 / 8/1519.
Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
B. Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.
C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.
Câu 3:(M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền ?
A. Không còn chiếc nào.
B. Còn 1 chiếc.
C. Còn 2 chiếc.
Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào:
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu
- Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu
II. Kiểm tra viết: (10 điểm) HS viết chính tả và làm tập làm văn vào giấy ô li.
- Chính tả ( nghe – viết) ( 2 điểm – 15 phút)
Bài: Ăng – co Vát ( Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123
Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.
Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
2. Tập làm văn: (8 điểm - 35 phút)
Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.
--Đáp án học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4--
I: KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm)
1.Đọc thành tiếng: (3điểm)
a. Đọc: (2 điểm)
- Đọc đúng tốc độ 85 chữ/phút, rõ ràng rành mạch, phát âm chính xác, ngắt nghỉ đúng hơi đúng ở các dấu câu (2 điểm)
- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1,75 điểm)
- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu (1,5 điểm)
- Đọc chậm nhưng rõ ràng, phát âm chính xác, một số tiếng còn phải đánh vần, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (1 điểm)
- Đọc chậm, một số tiếng còn phải đánh vần, phát âm chưa chính xác, nghỉ hơi không đúng ở các dấu câu (0,5 điểm)
*(Tùy vào mức độ đọc sai sót của học sinh về dấu thanh, dấu câu,cách ngắt nghỉ hơi. . . mà giáo viên trừ điểm cho phù hợp)
b. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi có liên quan về nội dung đoạn đọc giáo viên ghi 1 điểm.
Nếu HS trả lời đúng nhưng chưa đủ ý ghi 0,5 điểm.
II. Đọc hiểu – Kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm)
Khoanh đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
5 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
B |
Câu 4 : (1 điểm)
Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.
Câu:6 (1 điểm)
Đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Câu 7: (0.5 điểm)
Ví dụ: Ngày 20 tháng 9 năm 1519
Ngày 8 tháng 9 năm 1522
(Lưu ý: HS tìm được trạng ngữ khác cũng ghi 0,5 điểm)
Câu 9: ( 1điểm)
- Xin hãy cho tôi một chút thức ăn và nước uống!
- Làm ơn hãy cho tôi xin một chút thức ăn và nước uống!
(Lưu ý: HS đặt được câu khác đúng cũng ghi 0,5 điểm)
Câu 10: (1điểm) ví dụ
- Các thủy thủ tham gia thám hiểm thật là dũng cảm!
- Đoàn thủy thủ thật là giỏi!
--Còn tiếp--
5. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Quang Khải
I. CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Thời gian: 15 phút
Bài “Con tê tê” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 139)
Viết đầu bài và đoạn “Con tê tê…các loài kiến.”
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
II. TẬP LÀM VĂN Thời gian: 40 phút
Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất.
Bài làm
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút
Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.
1. Trăng ơi…từ đâu đến?
(Đọc 4 khổ thơ đầu, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 117)
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
(Đoạn từ “Vượt Đại Tây Dương…...để ăn”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang114)
3. Vương quốc vắng nụ cười
(Đoạn từ “Nhà vua… làm thay đổi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 132)
4. Tiếng cười là liều thuốc bổ
(Đoạn từ “Tiếng cười là …điều trị bệnh nhân.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 153)
BÀI ĐỌC THẦM
Truyện Xiển Bột
Bọn chức sắc trong làng là những người chỉ nghĩ đến rượu thịt. Thấy mẹ Xiển mới mất, chúng bắt phải làm đám, mời “Làng” đến ăn uống. Nhà Xiển nghèo lắm, khoai sắn còn không có ăn thì lấy gì mà làm đám, nhưng không làm thì chúng đuổi ra khỏi làng.
Vài hôm sau, Xiển mua thiếu một con lợn thật to, thật béo. Xiển hẹn vài hôm sau trả tiền. Xiển làm thịt lợn rồi cất vào trong buồng. Xiển mời “Làng” hôm sau tới uống rượu. Khi “Làng” đã có mặt đông đủ, Xiển đổ ít mỡ vào chảo và mười củ hành rán lên. Mùi mỡ hành bay ra thơm phức khiến “Làng” đang ngồi la liệt trong rạp dựng ngoài sân, cứ nuốt nước miếng ừng ực. Xiển bưng chảo mở cất đi, rồi thừa lúc không ai để ý, Xiển châm lửa lên mái bếp. Cái bếp bốc cháy dữ dội, “Làng” hoảng quá chạy ùa ra khỏi rạp. Cái bếp thành một đống lửa. Xiển quần áo, mặt mũi như ma lem, kêu khóc thảm thiết:
-Ối làng nước ơi là làng nước ơi! Cháy mất hết cả cỗ bàn rồi!
“Làng” tưởng cỗ bàn cháy thật, không còn ăn nhậu gì nữa, không ai bảo ai, kẻ trước người sau, kéo nhau ra về cả.
Gà gáy đêm ấy, Xiển gánh thịt lợn ra chợ xa bán. Chiều hôm ấy, Xiển mang tiền về trả nợ xong, còn thừa một ít, mua mấy cây tre làm lại cái bếp.
Truyện cười Việt Nam
II. ĐỌC THẦM Thời gian: 25 phút
Em đọc thầm bài “Truyện Xiển Bột” rồi làm các bài tập sau:
(Em hãy đánh dấu ´ vào ô c trước ý đúng nhất)
1. Hoàn cảnh hiện nay của Xiển Bột là gì?
Mẹ mới mất, Xiển bị đuổi ra khỏi làng.
Mẹ già yếu cần Xiển chăm sóc.
Mẹ mới mất, Xiển phải đi bán chợ xa.
Mẹ mới mất, nhà Xiển rất nghèo.
(Em hãy đánh dấu x vào ô trước những ý đúng )
2. Bọn chức sắc trong làng muốn Xiển Bột làm gì?
Xiển Bột phải làm đám cho Mẹ mới mất để “làng” uống rượu.
Xiển Bột phải nhanh chóng dọn nhà ra khỏi làng ngay.
Xiển Bột gánh thịt lợn ra chợ xa mà bán khi gà gáy sáng.
Xiển Bột dựng rạp ngoài sân, mời “Làng” đến ăn uống.
(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô )
3. Kế hoạch của Xiển Bột đối phó với bọn chức sắc trong làng là gì?
Xiển Bột chờ gà gáy sáng rồi lén bỏ trốn khỏi làng.
Xiển Bột làm thịt con lợn to béo rồi giấu trong buồng.
Xiển Bột đốt cháy gian bếp nhà mình rồi bỏ trốn.
Xiển Bột rán mỡ hành cho thơm rồi đốt cháy gian bếp.
4. Vì sao Xiển Bột lại đốt cháy gian bếp của mình?
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
--Đáp án học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4--
I. ĐỌC THẦM (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
1. Mẹ mới mất, nhà rất nghèo.
2. Bọn chức sắc trong làng muốn Xiển Bột làm gì?
X |
Xiển Bột phải làm đám cho Mẹ mới mất để “làng” uống rượu. |
|
Xiển Bột phải nhanh chóng dọn nhà ra khỏi làng ngay. |
|
Xiển Bột gánh thịt lợn ra chợ xa mà bán khi gà gáy sáng. |
X |
Xiển Bột dựng rạp ngoài sân, mời “Làng” đến ăn uống. |
3. Thứ tự điền là: S-Đ-S-Đ
4. Vì sao Xiển Bột lại đốt cháy gian bếp của mình?
…để có lí do chính đáng khỏi phải đãi bọn chức sắc trong làng một bữa rượu thịt.
Học sinh có thể diễn đạt bằng lời của mình như đảm bảo ý đúng, phù hợp.
5. Gợi ý:
….Xiển Bột là người thông minh
Hoặc …Bọn chức sắc trong làng tham lam, độc ác, ức hiếp người nghèo.
Học sinh tự diễn đạt theo suy nghĩ của bản thân miễn hợp lí.
6. Câu có bộ phận trạng ngữ là:
|
Ối làng nước ơi là làng nước ơi! Cháy mất hết cả cỗ bàn rồi! |
|
Gà gáy đêm ấy, Xiển gánh thịt lợn ra chợ xa bán. |
X |
Vài hôm sau, Xiển mua thiếu một con lợn thật to, thật béo. |
|
Cái bếp bốc cháy dữ dội, “Làng” hoảng quá chạy ùa ra khỏi rạp. |
7. Gợi ý: Xiển quần áo lấm lem, mặt mũi như ma lem, kêu khóc thảm thiết quá!
--Còn tiếp--
Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 4 năm 2019-2020 (Có đáp án) để chuẩn bị cho kì thi sắp tới nhé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
51 p | 244 | 38
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
62 p | 235 | 12
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
50 p | 102 | 11
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2019 – 2020 có đáp án
37 p | 140 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
53 p | 110 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 118 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
48 p | 149 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
65 p | 110 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
47 p | 128 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
63 p | 219 | 7
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 (có đáp án)
43 p | 112 | 6
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 230 | 5
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
25 p | 51 | 5
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
33 p | 68 | 4
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 có đáp án
51 p | 54 | 3
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2019-2020 (Có đáp án)
48 p | 91 | 3
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án
28 p | 160 | 2
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
24 p | 104 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn