intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

297
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt hơn. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm 2019-2020

1. Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 - Phòng GD&ĐT huyện Tân Yên

I. TRẮC NGHIỆM.  
Câu 1. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách 
      A. áp sát thước nhựa vào một cực của  pin. 
      B. áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm. 
      C. hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa. 
      D. cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. 
Câu 2. Dùng mảnh vải khô để cọ xát  thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích? 
      A. Một ống bằng gỗ.                              B. Một ống bằng sắt. 
      C. Một ống bằng giấy.                           D. Một ống bằng nhựa. 
Câu 3. Có 4 vật a, b,c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì 
      A. vật b và c có điện tích cùng dấu.            B. vật a và c có điện tích cùng dấu. 
      C. vật b và d có điện tích cùng dấu.            D. vật a và d có điện tích trái dấu. 
Câu 4. Dòng điện là 
      A. dòng các nguyên tử chuyển động.                   B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. 
      C. sự chuyển động hỗn độn của các điện tích.    D. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
Câu 5. Nguồn điện là  
      A. thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.        B. thiết bị bảo vệ dòng điện. 
      C. thiết bị tiêu thụ dòng điện.                     D. thiết bị đóng ngắt dòng điện. 
Câu 6. Trong các vật liệu sau đây, các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là 
      A. gỗ, sắt, đồng, nhôm.                         B. sơn, chì, gang, sành. 
      C. than, gỗ, đồng, kẽm.                         D. nhựa, nilông, sứ, cao su. 
Câu 7. Dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện? 
      A. Pin.           B. Bóng đèn điện đang sáng.            C. Ác quy.       D. Đinamô ở xe đạp. 
Câu 8. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?  
      A. Điện thoại di động.                              B. Tivi. 
      C. Rađiô ( máy thu thanh).                      D. Nồi cơm điện . 
Câu 9. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ? 
      A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh.                         B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin. 
      C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua.      D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn. 
Câu 10. Để mạ bạc cho một cái hộp bằng đồng thì làm theo cách nào đây? 
      A. Nối hộp với cực dương của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc. 
      B. Nối hộp với cực âm của nguồn điện rồi nhúng hộp ngập trong dung dịch muối bạc . 
     C. Nối một thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và nối hộp với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này. 
     D. Nối một thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và nối hộp với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng thỏi bạc và hộp ngập trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua dung dịch này.

II. TỰ LUẬN (5 điểm) 
Bài 1 (2điểm). Điền từ  hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được câu có nội dung đúng 
     a. Ta có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách........(1)........ Sau khi bị nhiễm điện vật có khả năng.....(2).....các vật nhỏ khác hoặc ....(3)....bóng đèn bút thử điện. Có ...(4)... loại điện tích. Các điện tích cùng loại đặt gần nhau thì....(5)..., các điện tích khác loại đặt gần nhau thì...(6).... 
      b. Khi trời mưa thường xuất hiện sấm và sét. Hãy dùng kiến thức vật lý đã được học để giải thích hiện tượng sấm và sét đó? 

-Còn tiếp-

2. Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 - Phòng GD&ĐT Quận 2

Câu 1: (1.75 điểm)

Nêu các tác dụng của dòng điện. Dòng điện đi qua cơ thể người gây ra tác dụng gì? Tác dụng đó của dòng điện có lợi hay có hại?

Câu 2: (1.0 điểm)

Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Tại sao cánh quạt điện sau một thời gian hoạt động lại có nhiều bụi bám vào, nhất là ở mép cánh quạt? Em hãy dùng kiến thức vật lý lớp 7 để giải thích hiện tượng trên.

Câu 3: (2.25 điểm)

Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Từ hình 1, em hãy cho biết trong các loại vật liệu 1,2,3,4,5. 

* Vật liệu số mấy  dẫn điện.

* Vật liệu số mấy cách điện.

Câu 4: (1.5 điểm)

Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED thì loại đèn nào thường được sử dụng ở những cột đèn giao thông, những bảng hiệu, bảng đèn quảng cáo? Vì sao lại sử dụng loại đèn đó.

Câu 5: (1.5 điểm)

Có 3 vật A; B; C đã được  nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A đẩy B; B hút C và C nhiễm điện  âm. Vậy A, B nhiễm điện loại gì? Vì sao?

-Còn tiếp-

3. Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 - Trường THCS Bình Phú

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

Câu 1: Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiểm điện.

A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn.    B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần                                    

C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa         D. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa.

Câu 2: Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì:

A. Vật đó mất bớt điện tích dương                     B. Vật đó nhận thêm điện tích dương

C. Vật đó mất bớt electron                                  D. Vật đó nhận thêm electron                 

Câu 3: Dòng điện là:

A. Dòng dịch chuyển có hướng                                                  B. Dòng electron dịch chuyển  

C. Dòng các điện tích dịch chuyển theo đường thẳng                D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:

A. Ly thủy tinh                                              B. Ruột bút chì     

C. Thanh gỗ khô                                            D. Cục sứ

Câu 5: Chất dẫn điện tốt nhất,chất cách điện tốt nhất là:

A. Đồng và nhựa                                             B. Nhôm và sứ               

C. Bạc và sứ                                                    D. Bạc và nước nguyên chất 

Câu 6: Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là:

A . Hạt nhân mang điện tích dương                 B.  Êlectrôn âm và êlectrôn dương êlectrôn  mang điện tích âm . 

C.  Hạt nhân âm và hạt nhân dương .              D.  Iôn âm và iôn dương .                                 

Câu 7: Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng để:

  A. Chế tạo bóng đèn.                                     B. Chế tạo nam châm.            

  C. Mạ điện.                                                    D. Chế tạo quạt điện.

II. TỰ LUẬN: (7điểm)

Câu 1: (1đ)

Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương?

         Câu 2: (2đ) 

Sử dụng các kí hiệu qui ước, vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một nguồn điện có hai pin, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, vôn kế đo đèn 1, các dây nối và một công tắc K trong trường hợp đèn sáng. Hãy xác định chiều của dòng điện  trong sơ đồ.

Câu 3: (1đ)

Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này?

-Còn tiếp-

4. Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 - Trường THCS Đức Giang

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. Tô vào phiếu trả lời phương án mà em chọn:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử:

A. Các electron mang điện tích âm và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

B. Hạt nhân có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.

C. Hạt nhân mang điện tích dương.

D. Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân và các electron.

Câu 2. Nếu vật A hút B, B đẩy C thì:

A. Vật A và C nhiễm điện khác dấu với vật B.     B. Chỉ  vật A và B có điện tích cùng dấu.

C. Vật A và C có điện tích khác dấu.                     D. Vật A, B, C có điện tích cùng dấu.

Câu 3. Hoạt động của dụng cụ nào sau đây chứng tỏ dòng điện truyền được trong chất khí?

A. Bóng đèn bút thử điện.                                      B. Bóng đèn dây tóc.

C. Bàn là.                                                                D. Cầu chì.

Câu 4. Ampe (A) là đơn vị đo

A. độ sáng của đèn          B. độ bền của đèn           C. hiệu điện thế              D. cường độ dòng điện

Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:

A. Bàn là.                        B. Cầu chì.                      C. Bể mạ điện.                D. Tivi.

Câu 6. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị nào dưới đây ?

A. Quạt điện.                                                          B. Máy điện thoại.

C. Băng kép dùng trong bàn là điện.                      D. Đồng hồ quả lắc dùng pin.

Câu 7. Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy khó sạch bụi?

A. Vì vải khô làm kính bị trầy xước.

B. Vì vải khô không dính được các hạt bụi.

C. Vì vải khô nhiều bụi hơn kính.

D. Vì vải khô làm kính bị nhiễm điện nên nó hút các hạt bụi và các bụi vải.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5điểm).

Câu 1.(2,0điểm). Em hãy giải thích những hiện tượng sau đây:

  a). Bồn xe chở xăng, dầu thường được nối với một đầu sợi dây xích và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đường.

  b). Trong các xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm vậy có tác dụng gì?

-Còn tiếp-

5. Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 - Trường THCS Minh Tân

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng

Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào sau đây nhiễm điện?

A. Một ống bằng gỗ;                                     B. Một ống bằng thép;

C. Một ống bằng giấy;                                  D. Một ống bằng nhựa;

Câu 2: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Vật đó mất bớt điện tích dương;             B. Vật đó nhận thêm electron;

C. Vật đó mất bớt electron;                          D. Vật đó nhận thêm điện tích dương;

Câu 3: Vật nào sau đây đang có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa;

B. Một chiếc đèn pin mà bóng bị đứt dây tóc;

C. Một chiếc tivi đang tường thuật một trận bóng đá;

D. Một chiếc bút thử điện được đặt trong quầy bán đồ điện;

Câu 4: Vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Một đoạn ruột bút chì;                            B. Một đoạn dây thép;

C. Một đoạn dây nhôm;                               D. Một đoạn dây nhựa;

Câu 5: Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện qua hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?

A. Đèn LED;                                            B. Đèn dây tóc;         

C. Bình nóng lạnh;                                    D. Chuông điện;

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Bài 1 (1,0 điểm). Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 3A = …. mA;        b) 80mA = … A;      c) 600mV = …. V;   d) 750mV = …kV

Bài 2 (1,5 điểm). Vào những ngày thời tiết khô hanh, khi chải đầu bằng lược nhựa, ta thấy các sợi tóc như bị dựng đứng lên. Hãy giải thích tại sao.

Bài 3 (2,0 điểm). Khi đặt hai quả cầu đã nhiễm điện A và B treo trên hai sợi chỉ mảnh gần nhau, ta thấy chúng đẩy nhau. Hỏi hai quả cầu A và B nhiễm điện như thế nào?

-Còn tiếp-

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi học kì 2 Vật lí lớp 7 năm 2019-2020. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2