Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
lượt xem 8
download
"Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi học kì 2 môn Hóa sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
Đề Thi Học Kì 2 Môn Hóa Học Lớp 10 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)
1. Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: O = 16; H = 1; S = 32; Fe = 56; Ca = 40.
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: Các số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh là:
A. 0, +2, +4, +6 B. -2, +4, +6 C. -2, +4, +5 D. -2, 0, +4, +6
Câu 2: Kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là:
A. Al B. Cu C. Mg D. Zn
Câu 3: H2SO4 đặc khi tiếp xúc với đường, vải, giấy có thể làm chúng hóa đen do tính chất nào dưới đây:
A. oxi hóa mạnh B. háo nước C. axit mạnh D. khử mạnh
Câu 4: Sự có mặt của ozon trên thượng tầng khí quyển rất cần thiết, vì:
A. ozon làm cho trái đất ấm hơn. B. ozon ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất.
C. ozon hấp thụ tia cực tím. D. ozon hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon.
Câu 5: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 6: Nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà – Lào Cai, cam Hà Giang đã được bảo quản tốt hơn, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:
A. Ozon là một khí độc.
B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.
C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.
D. Ozon có tính tẩy màu.
Câu 7: Đây là đơn chất gì?
- Ở điều kiện thường đơn chất này có trạng thái rắn, màu vàng.
- Đơn chất này thường được tìm thấy ở các suối nước nóng, gần miệng núi lửa hoặc ở các mỏ muối.
- Là thành phần quan trọng trong phát minh nổi tiếng nhất của người Trung Hoa cổ đại.
A. Lưu huỳnh B. Vàng C. Cacbon D. Oxi
Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA là
A. ns2np4 B. ns2np3 C. ns2np5 D. ns2np6
Câu 9: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua:
4Ag + 2H2S +O2 → 2Ag2S + 2H2O
Mệnh đề diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng là:
A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử. B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa. D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử.
Câu 10: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron B. Nhận thêm 2 electron C. Nhường đi 1 electron D. Nhường đi 7 electron
Câu 11: Cho 2 phản ứng sau:
H2 + S H2S (1)
S + O2 SO2 (2)
Kết luận nào sau đây đúng được rút ra từ 2 phản ứng trên:
A. S chi có tính khử. B. S chi có tính oxi hóa.
C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. S chi tác dụng với các phi kim.
Câu 12: Muối clorua quan trọng nhất là muối X. Ngoài việc bảo quản thức ăn và bảo quản thực phẩm, X là nguyên liệu quan trọng đối với ngành công nghiệp hóa chất điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven… X là muối:
A. NaCl B. CuCl2 C. CaCl2 D. AgCl
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có).
S H2S SO2 H2SO4 CO2
Câu 2 (2,0 điểm): Nêu hiện tượng và giải thích khi thực hiện các thí nghiệm sau (viết phương trình phản ứng nếu có).
a. Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng
b. Thí nghiệm 2: Sục khí SO2 vào dung dịch brom
Câu 3 (3,0 điểm): Cho 12,8 gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lit khí ở đktc.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c. Cho 6,4 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được khí SO2. Sục toàn bộ lượng khí SO2 thu được vào dung dịch nước vôi trong lấy dư thấy xuất hiện kết tủa. Cho biết khối lượng dung dịch nước vôi trong tăng hay giảm bao nhiêu gam?
2. Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
Cho biết nguyên tử khối: O = 16; Mg = 24; Mn = 55; Zn = 65, S = 32, Ba = 137.
I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 1: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Zn. B. Al. C. Ag. D. Mg.
Câu 2: Đơn chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Cl2. B. F2. C. Br2. D. I2.
Câu 3: Clo không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. H2. B. Na. C. O2. D. H2O.
Câu 4: Để pha loãng axit sunfuric đặc, nên
A. cho axit đặc vào axit loãng rồi pha thêm nước.
B. cho từ từ nước vào axit và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.
C. cho đồng thời axit và nước vào cốc, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.
D. cho từ từ axit vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách
A. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. B. dùng F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
C. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng. D. điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 6: Công thức hóa học của khí sunfurơ là
A. H2S. B. SO2. C. CO2. D. SO3.
Câu 7: Mở lọ đựng dung dịch HCl đặc trong không khí ẩm thì
A. xuất hiện khói trắng trên miệng bình. B. dung dịch chuyển sang màu vàng.
C. dung dịch chuyển sang màu nâu. D. xuất hiện kết tủa trong dung dịch.
Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố halogen thuộc nhóm
A. VIIA. B. VIA. C. IVA. D. VA.
Câu 9: H2SO4 đặc, nguội không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Natri hiđroxit. B. Nhôm. C. Sắt (III) oxit. D. Kẽm.
Câu 10: Trong phản ứng với kim loại, lưu huỳnh thể hiện tính
A. oxi hóa. B. bazơ. C. axit. D. khử.
Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) là
A. 3s23p5. B. 3s23p6. C. 3s23p4. D. 3s23p3.
Câu 12: Tính chất nào sau đây sai đối với khí H2S?
A. Rất độc. B. Có mùi trứng thối. C. Nặng hơn không khí. D. Tan nhiều trong nước.
Câu 13: Cho 4 lọ X, Y, Z, T, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch: AgNO3, NaCl, HI, Na2CO3. Biết rằng dung dịch trong lọ Y phản ứng với dung dịch trong lọ Z tạo ra chất khí và phản ứng với dung dịch trong lọ T tạo kết tủa vàng. Lọ X chứa dung dịch
A. AgNO3. B. NaCl. C. HI. D. Na2CO3.
Câu 14: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2CO3, Fe, CuCl2. B. CaCO3, Cu, Al(OH)3. C. Fe(OH)3, CuO, Al. D. Fe3O4, BaCl2, Na2SO4.
Câu 15: Cho 21,75 gam MnO2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư, thu được V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là
A. 2,80. B. 11,20. C. 2,24. D. 5,60.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
B. Trong phản ứng với các phi kim, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa.
C. Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ngay ở nhiệt độ thường.
D. Ở nhiệt độ cao, lưu huỳnh tác dụng được với nhiều kim loại.
Câu 17: Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là
A. đều tồn tại nhiều trong tự nhiên. B. tác dụng mạnh với nước.
C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. có tính oxi hóa mạnh.
Câu 18: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. S + 3F2 → SF6. B. S + 2H2SO4 đặc 3SO2 + 2H2O.
C. S + O2 SO2. D. S + H2 H2S.
Câu 19: Cho thí nghiệm như hình vẽ bên. Phản ứng nào xảy ra trong bình tam giác? A. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O. B. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. C. 2SO2 + O2 → 2SO3. D. Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr. |
|
Câu 20: Trộn bột sắt và bột lưu huỳnh rồi cho vào ống nghiệm khô, nung trên ngọn lửa đèn cồn, thấy hỗn hợp cháy đỏ. Sản phẩm tạo thành sau phản ứng là A. sắt (II) sunfua. B. sắt (III) sunfat. C. sắt (II) sunfat. D. sắt (II) sunfit. |
Câu 21: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng một muối?
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
II. TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. (1,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) khi cho 4,8 gam kim loại Mg phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(Giả sử khí sinh ra tan trong dung dịch không đáng kể và SO2 là sản phẩm khử duy nhất).
b. (1,0 điểm) Cho từ từ đến dư dung dịch BaCl2 vào 200 ml dung dịch Na2SO4 a M. Sơ đồ biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa tạo thành theo số mol BaCl2 được cho vào như dưới đây. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Xác định giá trị của m (ghi trên sơ đồ) và a.
Câu 2. (1,0 điểm)
a. (0,5 điểm) Cho các dung dịch và chất lỏng chứa trong các bình riêng biệt sau: HCl đặc, Na2SO4, H2SO4 loãng, nước cất.
- Giải thích vì sao qua một lượt thử với dung dịch KMnO4, có thể nhận biết được bình chứa dung dịch HCl.
- Sau lượt thử với dung dịch KMnO4, chỉ được dùng quỳ tím, đèn cồn, quẹt gas, ống nghiệm, hãy trình bày cách tiến hành để phân biệt các dung dịch còn lại.
b. (0,5 điểm) Giải thích vì sao muối iốt có chứa nguyên tố iốt nhưng không làm hồ tinh bột hóa xanh?
3. Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 - Trường THPT Bình Chiểu
Câu 1 (2,0 điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
S SO2 Na2SO3 Na2SO4 NaOH
Câu 2 (1,0 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a) P + H2SO4 (đặc) H3PO4 + SO2 + ?
b) FeO + H2SO4 (đặc) ? + SO2 + ?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học xảy ra khi:
a) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa CaCO3.
b) Dẫn khí H2S vào dung dịch AgNO3.
Câu 4 (1,5 điểm). Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 4 dung dịch không màu sau: KNO3, Na2SO3, K2S, Na2SO4
Câu 5 (1,5 điểm). Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.
b) Nấu thực phẩm trong nồi áp suất nhanh chín hơn.
c) Để làm mềm thịt, người ta thường cho thêm một ít nước thơm ép ướp cùng thịt trước khi kho.
Câu 6 (2,0 điểm). Hoà tan 12,84 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 7,392 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc).
a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
b) Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 7 (1,0 điểm). Nhà máy Supephotphat và Hoá chất Lâm Thao tiến hành sản xuất axit sunfuric từ quặng Pirit theo sơ đồ sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% sản xuất được khi dùng 2,4 tấn quặng Pirit (chứa 20% tạp chất), biết hiệu suất của cả quá trình là 60%.
Cho: H=1; O=16; Al=27; S=32; Fe=56; Cu=64.
4. Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
O=16;S=32; Cl=35,5; Br=80;I=127;H=1;Na=23;K=39;Cu=64;Mg=24;Zn=65;Mn=55;Fe=56;
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất H2SO4 là
A. +4. B. +6. C. 0. D. -2.
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm oxi là
A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns22p6.
Câu 3. Axit nào dưới đây có đặc tính ăn mòn các đồ vật làm bằng thủy tinh?
A. HI. B. H2SO4. C. HF. D. HCl.
Câu 4. Các axit được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần từ trái sang phải là
A. HCl, HBr, HF, HI. B. HI, HBr, HCl, HF. C. HF, HCl, HBr, HI. D. HF, HI, HCl, HBr.
Câu 5. Chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng và dung dịch H2SO4 loãng đều cho cùng sản phẩm?
A. Fe. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 6. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào dưới đây sẽ xuất hiện kết tủa trắng?
A. NaBr. B. NaCl. C. NaI. D. NaF.
Câu 7. Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu. B. NaOH. C. Fe. D. Al.
Câu 8. Trong công nghiệp, người ta thường điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân KMnO4. B. nhiệt phân K2MnO4.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 9. Cho 12,8 gam Cu cháy trong khí Clo dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng muối là
A. 54,0 gam. B. 71,0 gam. C. 27,0 gam. D. 13,5 gam.
Câu 10. Cho chất rắn: ZnO, Al, Cu, NaOH, NaCl, CaCO3 lần lượt vào dung dịch HCl. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng V lít dung dịch HCl 0,2M vừa đủ thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 4,0 lít. B. 14,2 lít. C. 2,0 lít. D. 4,2 lít.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch Y. Nếu cho brom dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan thu được giảm 5,64 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch Y, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan thu được giảm 19,88 gam. Thành phần % về khối lượng của KI trong hỗn hợp X là (Giả thiết muối khan chỉ có muối halogenua)
A. 46,63%. B. 47,8%. C. 33,99%. D. 45,56%.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (2,5 điểm). Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
b) Cho Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng.
c) Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
d) Sục khí SO2 vào dung dịch KOH dư.
e) Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng tạo sản phẩm khử duy nhất là H2S.
Câu 14 (1,25 điểm). Hòa tan hoàn toàn MnO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch và 2,24 lít khí clo (đktc) thoát ra.
a) Tính khối lượng MnO2?
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng?
Câu 15 (1,0 điểm). Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam bột Fe với 6,4 gam bột S trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn B, tính khối lượng các chất trong hỗn hợp B?
Câu 16 (2,25 điểm). Cho 30,4 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít H2 thoát ra (đktc) và còn lại một phần chất rắn không tan.
a) (1,0 điểm) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b) (0,75 điểm) Nếu hòa tan hết hỗn hợp A ở trên trong dung dịch H2SO4 98%, đặc, nóng, dư thì thu được V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị V?
c) (0,5 điểm) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% tối thiểu cần dùng để hòa tan hết lượng hỗn hợp A ở trên.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!
>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
13 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ SẮT -Ngô Xuân Quỳnh
1 p | 251 | 77
-
13 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên
43 p | 1176 | 49
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2019-2020 có đáp án
47 p | 387 | 38
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 13: Thực hành Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
15 p | 381 | 33
-
Giáo án Sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
6 p | 491 | 18
-
Bộ 13 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Vật lí (Có đáp án)
73 p | 63 | 8
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9
30 p | 126 | 7
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 470 | 7
-
Kì thi thử đại học năm học 2010 -2011 môn toán - đề 13
4 p | 97 | 6
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án
62 p | 89 | 5
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)
75 p | 474 | 5
-
Bộ 13 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
65 p | 48 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Hóa học có đáp án - Đề số 13
10 p | 42 | 4
-
Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 1 năm 2018-2019 - Vòng 13
6 p | 83 | 4
-
Bộ 13 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD (Có đáp án)
70 p | 32 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 38 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
109 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn