intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Địa Lí Lớp 8 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Quốc gia nào duy nhất của Đông Nam Á không giáp biển

A. Lào           B. Cam-pu-chia            C. Việt Nam            D. Thái Lan

Câu 2: Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm

A. 1967.            B. 1995.            C. 1997.            D. 1999.

Câu 3: Mục tiêu chung của ASEAN là

A. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.                   B. Xây dựng một cộng đồng hòa hợp.

C. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.                                  D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam dạng địa hình nào là chủ yếu:

A. Đồi núi            B. Đồng bằng            C. Bán bình nguyên            D. Đồi trung du

Câu 5: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.

D. Nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc.

Câu 6: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt nguyên nhân là do:

A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc.              B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam.

C. Địa hình đa dạng, phức tạp.                                  D. Chế độ mưa theo mùa.

Câu 7: Địa hình đồi núi nước ta có hai hướng chủ yếu là:

A. Đông Bắc – Tây Nam và vòng cung                       B. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung

C. Bắc - Nam và vòng cung                                        D. Đông – Tây và vòng cung

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralitở nước ta:

A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.                                             B. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.

C. Đất phân bố chủ yếu ở vùng miền đồi núi thấp.                      D. Độ phì rất cao.

Câu 9: Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng mấy:

A. Tháng 6            B. Tháng 7            C. Tháng 8            D. Tháng 9

Câu 10: Dãy núi cao nhất nước ta là:

A. Hoàng Liên Sơn            B. Pu Đen Đinh            C. Pu Sam Sao            D. Trường Sơn Bắc

Câu 11: Dầu mỏ và khí đốt của nước ta phân bố chủ yếu ở

A.Vùng núi Tây Bắc            B.Bắc Trung Bộ            C.Vùng núi Đông Bắc            D.Thềm lục địa phía nam.

Câu 12: Những nhân tố nào sau đây không phải nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta đa dạng và thất thường

A. Vị trí và hình dạng lãnh thổ            B. Địa hình, độ cao            C. Gió mùa            D. Diện tích lãnh thổ.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu của biển Việt Nam?

Câu 2. (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm (đơn vị: triệu ha)

Năm 1943 1983 2011 2018
Diện tích rừng 14,3 7,2 13,5 14,4

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 2018?

b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2018?


2. Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á có tên gọi là

A. quần đảo Mã Lai.            B. bán đảo Trung Ấn.            C. bán đảo Đông Dương.            D. lục địa Đông Nam Á.

Câu 2. Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Đông Nam Á?

A. Đồi núi.            B. Đồng bằng.            C. Trung du.            D. Thung lũng.

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của vị trí địa lí tự nhiên nước ta?

A. Vị trí ngoại chí tuyến.                                             B. Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á.

C. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.                         D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Câu 4. Các miền khí hậu sau đây, miền nào có mùa đông lạnh nhất cả nước?

A. Miền khí hậu phía Bắc.                                             B. Miền khí hậu phía Nam.

C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn.                              D. Miền khí hậu Biển Đông.

Câu 5. Độ muối bình quân của Biển Đông là

A. 30 - 31‰            B. 30 - 33‰            C. 35 - 37‰            D. 37 - 40‰

Câu 6. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện ở

A. khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.

B. một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.

C. nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C.

D. lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 – 2000mm/năm.

Câu 7. Dãy núi cao nhất nước ta là

A. Trường Sơn Bắc.            B. Trường Sơn Nam.            C. Pu Đen Đinh.            D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 8. Nước nào sau đây không nằm trong số 5 nước đầu tiên tham gia vào ASEAN?

A. Bru-nây.            B. Phi-lip-pin.            C. Ma-lai-xi-a.            D. In-đô-nê-x-a.

Câu 9. Đồng bằng lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.                                  B. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

C. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.                            D. Đồng bằng duyên hải NamTrung Bộ.

Câu 10. Phần đất liền nước ta từ Bắc vào Nam kéo dài bao nhiêu độ vĩ tuyến?

A. 110            B. 150            C. 180            D. 200

Câu 11. Các miền khí hậu sau đây, miền nào có mùa mưa lệch về thu đông?

A. Miền khí hậu phía Bắc.                                             B. Miền khí hậu phía Nam.

C. Miền khí hậu Đông Trường Sơn.                              D. Miền khí hậu Biển Đông.

Câu 12. Việt Nam tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm nào?

A. 1994            B. 1995            C. 1996            D. 1997

Câu 13. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình của nước ta?

A. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.                                  B. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

C. Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.                    D. Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây – đông.

Câu 14. Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á là

A. lúa mì.            B. ngô.            C. lúa mạch.            D. lúa gạo.

Câu 15. Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Á là

A. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.                                  B. chất lượng lao động cao.

C. lao động phổ thông chiếm đại đa số.                                 D. phân bố dân cư và lao động không đều.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) So sánh về đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta?

Câu 2. (2,0 điểm) Vì sao tài nguyên sinh vật của nước ta ngày càng suy giảm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật nước ta?

Câu 3. (1,0 điểm) Vì sao chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ khác nhau?


3. Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 - Trường THCS Nguyễn Hiền

I/ TRẮC NGHIỆM: (5đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm. VD: 1 – A, 2 – C…

Câu 1: Những năm đầu, các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hợp tác về lĩnh vực

A. kinh tế.           B. giáo dục.           C. văn hóa.           D. quân sự.

Câu 2: Hiện nay vấn đề cần được quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á là

A. nghèo đói, dịch bệnh.

B. thiếu nguồn lao động.

C. tình hình chính trị không ổn định.

D. vấn đề môi trường: ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,…

Câu 3: Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch như thế nào?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.

D. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp,  giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Câu 4: Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông của nước ta thuộc tỉnh, thành nào?

A. Quảng Nam.           B. Quảng Ngãi.           C. Quảng Bình.           D. Quảng Trị.

Câu 5: Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ?

A. Vịnh Hạ Long.           B. Vịnh Dung Quất.           C. Vịnh Cam Ranh.           D. Vịnh Thái Lan.

Câu 6. Điểm cực Đông trên đất liền của nước ta nằm ở

A. xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.                       B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

C. xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.                D. xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Câu 7. Phần biển Việt Nam có diện tích là

A. khoảng 1 triệu km2.            B. khoảng 1,2 triệu km2.            C. khoảng 1,3 triệu km2.           D. khoảng 1,4 triệu km2.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên

A. vị trí ngoại chí tuyến.                                                       B. vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.

C. vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.                      D. vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Câu 9. Tên đảo lớn nhất nước ta là

A. Côn Đảo.           B.  Phú Quốc.           C. Phú Quý.           D. Cù Lao Chàm.

Câu 10. Địa hình nước ta chủ yếu chạy theo hai hướng chính là

A. tây nam - đông bắc và vòng cung.                                        B. tây bắc – đông nam và vòng cung.

C. đông  -  tây hoặc gần đông  – tây và vòng cung.                  D. bắc – nam hoặc gần  bắc  – nam và vòng cung.

Câu 11. Địa hình cacxto được hình thành do

A. con người xây dựng trong quá trình hoạt động sản xuất.

B. dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy vào đại Tân Sinh.

C. được bồi đắp bởi vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa đến.

D. trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá.

Câu 12. “….nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam”.  Đoạn văn nói  trên là đặc điểm địa hình vùng nào của nước ta?

A.Vùng núi Tây Bắc       B.Vùng núi Đông Bắc.       C. Vùng núi Trường Sơn Bắc.       D.Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 13: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố

A. vùng đồi núi.                                            B. vùng đồng bằng.

C. rộng khắp trên cả nước.                         D. vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Câu 14: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật

A. lúa, hoa màu, cây ăn quả, …                   B. chè, táo, mận,lê,…   

C. sú, vẹt, đước, …                                      D. rừng tre, nứa, hồi, lim, …

Câu 15: Các vườn quốc gia có giá trị về

A. cải tạo đất.                                                                     B. phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt…

C. bảo vệ, phục hồi phát triển tài nguyên sinh học.           D. giá trị  kinh tế: Lấy gỗ, dược liệu, gia vị, thực phẩm….

II/ TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 16: (2 đ) Trình bày tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?

Câu 17: (2 đ) Cho bảng số liệu sau: Lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lưu lượng (m3/s)

1318

1100

914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813

1746

Lượng mưa

(mm)

19.5

25.6

34.5

104.2

222.0

268.2

315.7

335.2

271.9

170.1

59.9

17.8

Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng dòng chảy và lượng mưa trong năm tại trạm Sơn Tây ( Sông Hồng) theo bảng đã cho.

Câu 18: ( 1đ) Nêu một số việc làm của em để bảo vệ tài nguyên sinh vật?


4. Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 - Trường THCS Phấn Mễ I

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất.

Câu 1: Nước ta có hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió:

A. Mùa đông lạnh khô có gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm có gió mùa TN

B. Mùa xuân ấm áp có gió mùa Tây Nam.

C. Mùa thu nóng ẩm có gió mùa Tây Nam

D. Mùa hạ có gió mùa Đông Bắc

Câu 2: Đỉnh núi cao nhất của miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ là:

A.Phan xi păng           B. Tây Côn Lĩnh           C.Ngọc Linh           D. Pu Si Lung

Câu 3: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là:

A. Hướng Tây-Đông và hướng vòng cung.                           B. Hướng Tây Bắc –Đông Nam và hướng vòng cung.

C. Hướng Đông Bắc-Tây Nam và hướng vòng cung.           D. Hướng Đông Nam-Tây Bắc và hướng vòng cung.

Câu 4: Miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước

A.Đúng.                                           B. Sai.

Câu 5: Tính đa dạng sinh học của sinh vật  Việt Nam không  thể hiện ở:

A. Nhiều loài           B. Nhiều hệ sinh thái           C. Nhiều công dụng kinh tế           D. Nhiều năm

II.PHẦN TỰ LUẬN: (7,5 điểm)

Câu 1: Điền vào các ô nội dung cho phù hợp. (1,5 điểm)

Câu 2: (3 đ) Vì sao tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ bị giảm sút mạnh mẽ.  Trình bày đặc điểm khí hậu miền Bắc và Đông Bắc bắc bộ ?

Câu 3:( 3đ) Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng ở Việt Nam

                                                                                                   (Đơn vị triệu ha)

Năm

1943

1993

2001

2020

Diện tích rừng

14,3

8,6

11,8

14,6

a. Tính tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha)

b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích rừng qua các năm.

Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng ở Việt Nam.


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2