intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

463
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình để chuẩn bị cho kì kiểm tra học kì môn Sinh được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 12 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

Câu 1: Quan hệ nào sau đây dẫn đến hai loài đều bị hại?

A. Kí sinh.             B. Ức chế - cảm nhiễm.              C. Cạnh tranh.              D. Sinh vật này ăn sinh vật khác.

Câu 2: Hợp tác giữa hai loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại là đặc điểm của quan hệ

A. hợp tác.              B. hội sinh.              C. cộng sinh.              D. ức chế - cảm nhiễm.

Câu 3: Khi các yếu tô của môi trường sông phân bô không đông đều và các cá thể trong quân thể có tập tinh sông thành bây đàn thi các cá thể trong quân thể này thường có kiểu phân bố

A. theo chiều ngang.              B. theo nhóm.              C. đông đều.              D. ngẫu nhiên.

Câu 4: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?

A. Loài ưu thế.              B. Loài đặc trưng.              C. Nhóm tuổi.              D. Thành phần loài.

Câu 5: Tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sông trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới được gọi là

A. sinh quyển.              B. quần xã.              C. quần thể.              D. hệ sinh thái.

Câu 6: Kiểu phân bô nào sau đây không phải là kiểu phân bô cá thể của quân thể?

A. Phân bố theo nhóm.              B. Phân bố ngẫu nhiên.              C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.              D. Phân bố đồng đều.

Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ

A. Krêta (Phấn trắng).               B. Đệ tam.               C. Cacbon (Than đá).               D. Đệ tứ.

Câu 8: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tô sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tôn tại và phát triển gọi là

A. sinh cảnh.               B. giới hạn sinh thái.               C. nơi ở.               D. ổ sinh thái.

Câu 9: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quân thể là do tác động của nhân tô nào sau đây?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên.         B. Chọn lọc tự nhiên.          C. Giao phối không ngẫu nhiên.          D. Giao phối ngẫu nhiên.

Câu 10: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguôn nguyên liệu sơ cấp cho quá trinh tiến hóa của sinh giới?

A. Chọn lọc tự nhiên.               B. Các yếu tô ngẫu nhiên.               C. Đột biến.               D. Giao phôi ngẫu nhiên.

Câu 11: Nhân tô tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vôn gen của quân thể?

A. Di – nhập gen.               B. Giao phôi ngẫu nhiên.               C. Các yếu tô ngẫu nhiên.               D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 12: Trong quá trinh phát sinh sự sông trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hinh thành nên

A. các tế bào sơ khai.               B. các tế bào nhân thực.               C. các giọt côaxecva.               D. các đại phân tử hữu cơ.

Câu 13: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. quần xã.               B. cá thể.               C. hệ sinh thái.               D. quần thể.

Câu 14: Tỉ lệ giữa sô lượng cá thể đực và sô lượng cá thể cái trong quân thể được gọi là

A. tỉ lệ giới tinh.               B. kich thước quần thể.               C. nhóm tuổi.               D. mật độ cá thể.

Câu 15: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đâu từ môi trường chưa có sinh vật.

B. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quân xã là nhân tô sinh thái quan trọng làm biến đổi quân xã sinh vật.

C. Diễn thế sinh thái là quá trinh biến đổi tuân tự của quân xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp li tài nguyên thiên nhiên.

Câu 16: Nhân tô sinh thái nào sau đây là nhân tô vô sinh?

A. Sâu ăn lá lúa.               B. Ánh sáng.               C. Chim sâu.               D. Cây lúa.

Câu 17: Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sông được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C. Đôi với loài cá này, nhiệt độ 5,6°C được gọi là

A. giới hạn dưới về nhiệt độ.          B. khoảng chông chịu.          C. khoảng thuận lợi.          D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

Câu 18: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tôt hơn các cây sông riêng rẽ. Đây là vi dụ về môi quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.               B. ức chế - cảm nhiễm.               C. cộng sinh.               D. hỗ trợ cùng loài.

Câu 19: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tô ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đôi với tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên cung cấp nguôn nguyên liệu thứ cấp cho quá trinh tiến hóa.

C. Quá trinh giao phôi tạo ra alen mới làm phong phú vôn gen của quân thể.

D. Tiến hóa nhỏ là quá trinh làm biến đổi tân sô alen và thành phân kiểu gen của quân thể.

Câu 20: Trong các vi dụ sau, có bao nhiêu vi dụ về sự biến động sô lượng cá thể của quân thể sinh vật theo chu ki?

(1) Sô lượng chuột bị giảm mạnh sau những trận lũ lụt ở miền Trung nước ta.

(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.

(3) Sô lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuôc trừ sâu hóa học.

(4) Cứ 10-12 năm, sô lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.

A. 2.               B. 1.               C. 3.               D. 4.

Câu 21: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Xác sinh vật sông trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

B. Xương tay của người tương đông với cấu trúc chi trước của mèo.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

Câu 22: Trong quân xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây không phải là quan hệ đôi kháng?

A. Ức chế cảm nhiễm.               B. Cạnh tranh.               C. Kí sinh.               D. Hội sinh.

Câu 23: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các loài có trinh tự các axit amin của cùng một loại prôtêin nào đó khác nhau càng nhiều thi quan hệ họ hàng càng gân nhau.

B. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đông vi chúng được bắt nguôn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên.

C. Hóa thạch cung cấp bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

D. Cơ quan tương đông là những cơ quan có chức năng giông nhau nhưng nguôn gôc khác nhau.

Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên

A. quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa.                  B. tạo ra các alen mới cho quân thể.

C. tác động trực tiếp lên kiểu gen của quân thể.              D. làm phong phú vôn gen của quân thể.

Câu 25: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

(1) Trông xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

(2) Trông các loại cây đúng thời vụ.

(3) Nuôi ghép các loài cá ở các tâng nước khác nhau trong một ao nuôi.

(4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

A. 2.               B. 4.               C. 1.               D. 3.

Câu 26: Tập hợp nào sau đây là quân thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cọ trên một quả đôi ở Phú Thọ.              B. Tập hợp cá ở Hô Tây.

C. Tập hợp sâu ở rừng Cúc Phương.                              D. Tập hợp chim ở Thảo Câm Viên.

Câu 27: Trong quân xã sinh vật, vi dụ nào sau đây thuộc quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

A. Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng.                            B. Cây tâm gửi ki sinh trên cây thân gỗ.

C. Hổ ăn thịt thỏ.                                                                D. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.

Câu 28: Có bao nhiêu vi dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phôi với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruôi giấm khác nhau có tập tinh giao phôi khác nhau.

A. 1.               B. 4.               C. 2.               D. 3.

Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trinh hinh thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa li hoặc khác khu vực địa li.

(2) Hinh thành loài mới là quá trinh cải biến thành phân kiểu gen của quân thể theo hướng thich nghi.

(3) Quá trinh hinh thành quân thể thich nghi chắc chắn dẫn đến hinh thành loài mới.

(4) Lai xa kèm theo đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng it xảy ra ở các loài động vật.

(5) Khi sự cách li địa li giữa các quân thể xuất hiện thi loài mới được hinh thành.

A. 4.               B. 2.               C. 3.               D. 5.

Câu 30: Giả sử kết quả khảo sát về diện tich khu phân bô (tinh theo m2) và kich thước quân thể (tinh theo sô lượng cá thể) của 4 quân thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quân thể nào trong 4 quân thể trên là cao nhất?

  Quân thể I Quân thể II Quân thể III Quân thể IV
Diện tích khu phân bố 100 200 150 190
Kích thước quần thể 600 1000 600 570

A. Quần thể III.               B. Quần thể IV.               C. Quần thể I.               D. Quần thể II.


2. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 81: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 82: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

B. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

Câu 83: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6°C và 42°C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6°C đến 42°C được gọi là

A. Khoảng thuận lợi.               B. Khoảng gây chết.               C. Khoảng chống chịu.               D. Giới hạn sinh thái.

Câu 84: Các cực trị của kích thước quần thể là gì?

1. Kích thước tối thiểu.               2. Kích thước tối đa.               3.Kích thước trung bình.               4. Kích thước vừa phải.

Phương án đúng là.

A. 3, 4.               B. 1, 2.               C. 2, 3, 4.               D. 1, 2, 3.

Câu 85: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

A. Biến động số lượng.               B. Biến động cấu trúc.               C. Biến động di truyền.               D. Biến động kích thước.

Câu 86: Xét các yếu tố sau đây:

I. Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

II. Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể.

III. Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.

IV. Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là.

A. I, II, III và IV.               B. I, II và III.               C. I, II và IV.               D. I và II.

Câu 87: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật.

2. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.

3. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

4. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

A. 1               B. 2               C. 3               D. 4

Câu 88: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

B. Tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

C. Duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. Làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

Câu 89: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?

A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

Câu 90: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 91: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

B. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

C. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

Câu 92: Loài người hình thành vào kỉ

A. Đệ tam               B. Đệ tứ               C. Jura               D. Tam điệp

Câu 93: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. Cá cóc               B. Cây cọ               C. Cây sim               D. Bọ que

Câu 94: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ

A. Hợp tác               B. Cạnh tranh               C. Hội sinh               D. Ức chế - cảm nhiễm

Câu 95: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

A. Tăng dần đều.               B. Đường cong chữ J.               C. Giảm dần đều.               D. Đường cong chữ S.

Câu 96: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

B. Mối quan hệ vật chủ- vật kí sinh là sựbiến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.

C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.

Câu 97: Hai loài chim sâu và chim ăn hạt cùng sống trên một tán cây. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Loài chim sâu có ổ sinh thái lớn hơn loài chim ăn hạt.

B. Hai loài có cùng ổ sinh thái nhưng khác nơi ở.

C. Hai loài có cùng nơi ở nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.

D. Hai loài có cùng nơi ở và ổ sinh thái trùng nhau.

Câu 98: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

A. Mật độ cá thể.               B. Tỉ lệ các nhóm tuổi.               C. Tỉ lệ giới tính.               D. Độ đa dạng về loài.

Câu 99: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?

A. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ

B. Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.

C. Phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.

D. Ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.

Câu 100: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa hai loài khác nhau là

A. Tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.

B. Tế bào của cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với hai loài bố mẹ.

C. Tế bào của cơ thể lai xa không mang các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

D. Tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt.

Câu 101: Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian

A. Và không có loài nào bị đào thải.

B. Dưới tác dụng của môi trường sống.

C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.

D. Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.

Câu 102: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại

A. Alen trội.               B. Thể dị hợp.               C. Thể đồng hợp.               D. Alen lặn.

Câu 103: Quần xã sinh vật là

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

D. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

Câu 104: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là

A. Giao phối.               B. Các cơ chế cách li.               C. Chọn lọc tự nhiên.               D. Đột biến.

Câu 105: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là

A. Năng lượng hoá học                B. ATP                C. Năng lượng sinh học                D. Năng lượng tự nhiên

Câu 106: Có các loại nhân tố sinh thái nào?

A. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.           B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.               D. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 107: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện

A. Biến động theo chu kì nhiều năm.                               B. Biến động theo chu kì tuần trăng

C. Biến động theo chu kì mùa.                                         D. Biến động theo chu kì ngày đêm.

Câu 108: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Đàn cá rô trong ao.                                                             B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh

C. Cây trong vườn                                                                   D. Cây cỏ ven bờ

Câu 109: Trong quá trình tiến hoá, cách li địa lí có vai trò

A. Làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau.

B. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài.

C. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.

D. Làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.

Câu 110: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 111: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là

A. Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi.

B. Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

C. Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống.

D. Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 112: Các dạng biến động số lượng?

1. Biến động không theo chu kì.                               2. Biến động theo chu kì.

3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)           4. Biến động theo mùa vụ.

Phương án đúng là

A. 1, 2.                B. 1, 3, 4.                C. 2, 3.                D. 2, 3, 4.

Câu 113: Kích thước của quần thể sinh vật là

A. Thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể.

B. Độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.

C. Tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể.

D. Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.

Câu 114: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

Câu 115: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là.

A. Cân bằng quần thể                B. Cân bằng sinh học                C. Giới hạn sinh thái                D. Khống chế sinh học.

Câu 116: Tuổi sinh lí là

A. Tuổi bình quân của quần thể.

B. Thời gian sống thực tế của cá thể.

C. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

D. Thời điểm có thể sinh sản

Câu 117: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

(II) Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

(III) Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,… của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

(IV) Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.

A. 3.                B. 4.                C. 2.                D. 1.

Câu 118: Quan hệ đối kháng trong quần xã biểu hiện ở.

A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

B. Kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh.

C. Cộng sinh, hội sinh, kí sinh.

D. Quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.

Câu 119: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là

A. Tăng cạnh tranh.                B. Tăng giao phối tự do.                C. Giảm tỉ lệ sinh.                D. Giảm hiệu quả nhóm.

Câu 120: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ

A. Hội sinh                B. Cộng sinh                C. Kí sinh                D. Ức chế cảm nhiễm


3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu 81. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong 1 lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp và ngược lại.

C. Lưới thức ăn do nhiều chuỗi thức ăn có chung 1 hoặc 1 vài mắt xích

D. Quẫn xã sa mạc có lưới thức ăn đa dạng hơn quần xã rừng mưa nhiệt đới.

Câu 82. Trong số các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học?

A. Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu giúp cây họ đậu tổng hợp đạm.

B. Người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa để diệt sâu đục thân lúa.

C. Các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng

D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

Câu 83. Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

(1) Thực vật nổi                (2) Động vật nổi                (3) Giun                (4) Cỏ                (5) Cá ăn thịt

Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:

A. (2) và (3)                B. (3) và (4)                C. (2) và (5)                D. (1) và (4)

Câu 84. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

A. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng

D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín

Câu 85. Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái nào?

A. Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mac, sa van đồng cở, sông suối, rừng lá rộng ôn đới,rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới

B. Rừng nhiệt đới, sa mạc, ao hồ, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới

C. Rừng nhiệt đới, biển, hoang mac, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới

D. Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mac, sa van đồng cở, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới,rừng thông phương bắc, đồng rêu hàn đới

Câu 86. Cho các đặc trưng sau đây:

(1) Mật độ cá thể                (2) Tỉ lệ giới tính                (3) Sự phân tầng                (4) Thành phần loài                (5) Cấu trúc tuổi

Các đặc trung của quần xã bao gồm?

A. (2), (4)                B. (1), (2)                C. (3), (4)                D. (4), (5)

Câu 87. Các dạng tháp sinh thái bao gồm?

A. Tháp sinh khối, tháp số lượng, tháp trọng lượng               B. Tháp sinh khối, tháp số lượng và tháp năng lượng

C. Tháp trọng, tháp số lượng và tháp năng lượng                  D. Tháp sinh khối, tháp trọng lượng và tháp năng lượng

Câu 88. Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây thuộc kiểu diễn thế nào?

A. Diễn thế nguyên sinh                B. Diến đổi tiếp theo                C. Diễn thế thứ sinh                D. Diễn thế phân huỷ

Câu 89. Bể cá cảnh được gọi là?

A. Hệ sinh thái vi mô                B. Hệ sinh thái “khép kín”               C. Hệ sinh thái nhân tạo                D. Hệ sinh thái tự nhiên

Câu 90. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên đất?

(1) Chống đất bỏ hoang, sử dụng các vùng đất không hiệu quả ở các địa phương.

(2) Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên các vùng đồi núi trọc.

(3) Sử dụng những vùng đất chua mặn thông qua việc trồng các loài cây phù hợp.

(4) Xử lí các chất phế thải ô nhiễm, chất phóng xạ, các kim loại nặng trước khi thải ra môi trường.

A. 4                B. 3.                C. 1.                D. 2.

Câu 91. Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: Cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:

A. Cào cào, chim sâu, báo                                              B. Chim sâu, mèo rừng, báo

C. Chim sâu, thỏ, mèo rừng                                            D. Cào cào, thỏ, nai

Câu 92. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

A. (1), (4), (3), (2).                B. (1), (2), (4), (3).                C. (1), (2), (3), (4).                D. (1), (3), (4), (2).

Câu 93. Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong 1 chuỗi thức ăn, mỗi loài là 1 mắt xích, nó tiêu thụ mắt xích phía trước mình và bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

B. Chuỗi thức ăn càng dài thì năng lượng tiêu hao càng ít và ngược lại.

C. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn có thể ăn sinh vật trước và sinh vât đứng sau mình.

D. Có hai loại chuỗi thức ăn bao gồm chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, và chuỗi thức ăn bắt đàu bằng động vật ăn thực vật.

Câu 94. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi năng lượng trong tự nhiên

B. Chu trình sinh địa hóa là chu trình các chất đi vào rồi đi ra khỏi quần xã sinh vật

C. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên

D. Chu trình sinh địa hóa là chu trình tuần hoàn các chất khí trong tự nhiên

Câu 95. Phát biểu không đúng khi nói về các dạng tài nguyên thiên nhiên?

A. Tài nguyên không tái sinh là dạng càng khai thác càng phong phú.

B. Đa dạng sinh học, năng lượng mặt trời là dạng tài nguyên không tái sinh.

C. Nhiên liệu hóa thạch, kim loại, phi kim loại là dạng tài nguyên tái sinh.

D. Có 2 dạng tài nguyên thiên nhiên là: Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.

Câu 96. Vai trò của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái là?

A. Có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân, cung cấp thức ăn cho động vật.

B. Có khả năng phân giải hầu hết các loài sinh vật khác trong tự nhiên

C. Phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường

D. Tiêu thụ thực vật, tạo sinh khối cho quần xã.

Câu 97. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

C. Sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

Câu 98. Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

A. .Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài                               B. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng

C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.                                       D. Do nhu cầu sống khác nhau

Câu 99. Cho chuỗi thức ăn: Thực vật nổi → Động vật không xương sống → Cá nhỏ → Cá lớn.

Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn                           (2) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn

(3) Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên                (4) Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi

A. 4                B. 1                C. 2                D. 3

Câu 100. Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → Gà → Cáo → Vi sinh vật

Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là:

A. Gà                B. Vi sinh vật                C. Cỏ                D. Cáo

Câu 101. Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái:

(1). Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quần thể cuối cùng tương đối ổn định(quần xã đỉnh cực)

(2). Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được.

(3). Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường.

(4). Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh.

Những phát biểu đúng là:

A. 3, 4                B. 1, 4                C. 2, 3                D. 1, 3

Câu 102. Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.

B. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.

C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.

D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống

Câu 103. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là?

A. Tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái

B. Làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

C. Làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ

D. Kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất

Câu 104. Trong tự nhiên, có những dạng chu trình sinh địa hóa phổ biến nào?

A. Chu trình nước, chu trình ni tơ và chu trình lưu huỳnh               B. Chu trình CO2, chu trình ni tơ và chu trình lưu huỳnh

C. Chu trình CO2, chu trình nước, chu trình ni tơ                            D. Chu trình O2, chu trình nước, chu trình ni tơ

Câu 105. Khi nói về quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 106. Cơ sở để xây dựng tháp năng lượng là?

A. Tổng năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn được thực hiện trên một đơn vị thời gian.

B. Tổng năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Tổng năng lượng được sinh vật biến đổi từ quang năng trong hóa năng trong hoạt động quang hợp trên một đơn vị diện tích.

D. Tổng năng lượng bị thất thoát qua các bậc dinh dưỡng như hô hấp, không hấp thu hoặc những bộ phận không được sử dụng.

Câu 107. Cho các hình tháp sau:

Hãy cho biết đây là những tháp sinh thái gì

A. I – Tháp năng lượng, II – Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), III – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước

B. I – Tháp năng lượng, II – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, III – Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh)

C. I – Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), II – Tháp năng lượng, III – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước

D. I – Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước, II – Tháp số lượng (vật chủ - kí sinh), III – Tháp năng lượng

Câu 108. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.

(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy.

(5) Tăng cường xây dựng các đập thủy điện.

A. 2.                B. 4.                C. 3.                D. 5.

Câu 109. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng                               B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

C. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ                             D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu

Câu 110. Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi

B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

C. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

D. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

Câu 111. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?

(1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.

(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.

(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.

(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.

A. (1), (2), (4).                B. (1), (3), (5).                C. (3), (4), (5).                D. (2), (3), (5).

Câu 112. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)

A. 0,57%                B. 0,0052%                C. 0,92%                D. 45,5%


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1