intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án

Chia sẻ: Somai999 Somai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

87
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi học kì 2, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học năm 2019-2020

1. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học – Trường THPT Phan Ngọc Hiển

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là:

A. SO2 và NO2.                        B. CO và CO2.

C. CH4 và NH3.                        D. CO và CH4.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây, H2S đóng vai trò chất khử?

A. 2Na + 2H2S 2NaHS + H2.

B. 2H2S + 4Ag + O2 2Ag2S + 2H2O.

C. 3H2S + 2KMnO4 2MnO2 + 2KOH + 3S + 2H2O.

D. H2S + Pb(NO3)2 2HNO3 + PbS.

Câu 3: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế oxi trong phòng thí nghiệm khi nhiệt phân KMnO4:

Phương pháp thu khí oxi trong thí nghiệm trên gọi là

A. hấp thụ nước.                         B. dời nước.                         C. dời không khí.                         D. hấp phụ nước.

Câu 4: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:

A. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân                          B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.

C. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.                         D. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.

Câu 5: Cho 0,2 mol khí H2S tác dụng với 0,3 mol NaOH thì sản phẩm thu được là?

A. NaHS                         B. Na2S                         C. NaHS và Na2S                         D. Na2SO3

Câu 6: Dung dịch H2S khi để lâu ngoài trời xuất hiện lớp cặn màu vàng là do:

A. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do.

B. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí.

C. Có sự tạo ra các muối sunfua khác nhau

D. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do.

Câu 7: Cho 2,24 lít khí SO2 vào 200ml dung dịch NaOH 0,6M,sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối thu được là

A. 2,52 gam                          B. 6,72 gam                          C. 10,84 gam                          D. 6,04 gam

Câu 8: Cho các phản ứng hóa học sau: 

(a) S + O2 → SO2

(b) S + 3F2 → SF6

(c) S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

(d) S + Hg → HgS

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 4.                           B. 2.                           C. 3.                           D. 1.

Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh là

A. 2s2 2p6                           B. 3s2 3p4                           C. 2s1 2p4                           D. 2s2 2p4 

Câu 10: Kết luận gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau:

H2 + S → H2S (1)

S + O2 →SO2 (2)

A. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

B. S chỉ có tính oxi hóa.

C. S chỉ có tính khử.

D. S chỉ tác dụng với các phi kim.

Câu 11: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là:

A. H2S.                   B. Cl2.                    C. O3.                    D. SO2.

Câu 12: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng:

A. dung dịch H2SO4.                    B. nước.                    C. dung dịch KI và hồ tinh bột.                    D. dung dịch CuSO4.

Câu 13: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là:

A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.                    B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều.

C. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều.                  D. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam bột S trong không khí.Thể tích khí oxi tham gia phản ứng 2,24 lit (đktc) m(g) S là

A. 6,4                     B. 9,6                     C. 3,2                     D. 12,8

Câu 15: Thuốc thử dùng để nhận biết Na2SO4 và NaCl là:

A. AgNO3                      B. Cu                      C. Ba(NO3)2                      D. Quì tím


2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học – Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu 1: Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự sau: (theo chiều từ trái sang phải)

A. F2, Cl2, Br2, I2                B. Cl2, Br2, I2, F2                 C. I2, Br2, Cl2, F2                 D. F2, Cl2, I2, Br2

Câu 2: Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là:

A. Dùng chất khử mạnh khử ion Ftrong dung dịch CaF2.

B. Dùng Cl2 đẩy flo ra khỏi dung dịch muối NaF.

C. Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng ( nhiệt độ nóng chảy 700C).

D. Dùng I2 đẩy flo ra khỏi dung dịch muối KF.

Câu 3: Cho các phương trình phản ứng điều chế iot sau: 

H2SO4đ + 8HI → H2S + 4I2 + 2H2O ( 1 )

2FeCl3 + 2HI → 2FeCl2 + I2 + 2HCl ( 2 )

KClO3 + 6HI → 3I2 + KCl + 3H2O (3)

Cl2 + 2HI → 2HCl + I2 ( 4 ) 

Vai trò của HI trong các phản ứng là:

A. Chất khử                      B. Chất bị khử                       C. Axit mạnh                       D. Chất tạo môi trường 

Câu 4: Cho các chất Fe (1), FeCl2 (2) , KMnO4 (3), FeS (4), Ba(NO3)2 (5). Những chất tác dụng với dung dịch HCl là:

A. (1), (3), (4)                   B. (1),(4),(5)                    C. (1),(2),(4),(5)                    D. (1),(2),(3),(4),(5)

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: ( Mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)

KClO3 → HCl X → NaCl → AgNO3 Y ↓

X, Y lần lượt là:

A. KCl, KNO3                    B. KCl, AgCl                    C. Cl2, AgCl                    D. O2, AgCl

Câu 6: Cho 3,2 gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Ca đun nóng, dư thu được 4 gam muối. X là

A. Flo.                     B. Clo.                     C. Iot.                     D. Brom.

Câu 7: Cho 2,24 lít ( đktc) hỗn hợp X gồm khí HCl và Cl2 đi qua dung dịch KI dư, thu được 2,54 gam iot. Phản ứng hoàn toàn. Thành phần phần trăm theo số mol của các khí trong X lần lượt là:

A. 20% và 80%                      B. 90% và 10%                      C. 82,23% và 17,77%                      D. 50% và 50%

Câu 8: Nung nóng 3,42 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Al với một lượng dư O2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn X. Cần dùng 400 ml dung dịch HCl 0,5M để phản ứng hết với X. Giá trị của m là:

A. 6,62                       B. 5,02                       C. 4,22                       D. 9,82 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khả năng phản ứng của oxi?

A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại.

B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.

C. O2 tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.

D. Những phản ứng mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 10: Chỉ ra nội dung sai

A. O3 là một dạng thù hình của O2.

B. O3 tan nhiều trong nước hơn O2.

C. O3 oxi hoá được tất cả các kim loại.

D. Ở điều kiện thường, O2 không oxi hoá được Ag nhưng O3 oxi hoá được Ag thành Ag2O.

Câu 11: Cho 5,6lit hỗn hợp gồm oxi và ozon phản ứng vừa đủ với 13,44lit hỗn hợp khí gồm CO và H2 có tỉ khối so với hiđro là 7,5. % về thể tích của oxi trong hỗn hợp ban đầu là: (biết thể tích các khí đều đo ở đktc)

A. 40%                  B. 60%                   C. 50%                   D. 75%

Câu 12: Tính chất hóa học của dung dịch H2S là:

A. Có tính axit mạnh            B. Tính axit yếu,tính khử mạnh               C. chỉ có tính oxi hóa           D. chỉ có tính khử

Câu 13: Cho các phản ứng sau :

(1) S + O2 → SO2 ;

(2) S + H2 → H2S ;

(3) S + 3F2 → SF6 ;

(4) S + 2K → K2S .

S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?

A. chỉ (1)             B. chỉ (3)             C. (2) và (4)             D. (1) và (3)

Câu 14: Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dung dịch CuCl2.                    B. khí Cl2.                     C. dung dịch KOH.                     D. dung dịch FeCl2

Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Các dung dịch X, Y, Z lần lượtlà:

A. FeCl3, H2SO4(đặc, nóng), BaCl2.                                         B. FeCl2, H2SO4(đặc, nóng), BaCl2.

C. FeCl3, H2SO4(đặc, nóng), Ba(NO3)2.                                  D. FeCl2, H2SO4(loãng), Ba(NO3)2


3. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học – Trường THCS & THPT Đào Duy Anh

Bài 1 (2 điểm): Thực hiện chuỗi phản ứng sau đây: FeS → H2S → Na2S → FeS → Fe2(SO4)3

Bài 2 (1,5 điểm): Nhận biết dung dịch các chất: Na2SO4; NaCl; Na2CO3; H2SO4; NaOH.

Bài 3 (1 điểm ): Dẫn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?

Bài 4 (1 điểm ): Cho 9,6 gam kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 (đktc). Xác định kim loại R. Bài 5 (2,5 điểm ): Cho 21,2 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 12,32 lít khí H2 (đktc).

a. Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

b. Nếu cho 42,4 gam hỗn hợp kim loại trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư rồi đem toàn bộ lượng khí SO2 thu được (sản phẩm khử duy nhất) cho hấp thụ vào bình đựng dung dịch Br2 2M. Tính thể tích dung dịch Br2 đã tham gia phản ứng.

Bài 6 (1 điểm ): Viết các phương trình chứng minh tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.

Câu 7 (1 điểm): Cho 7,7 gam hỗn hợp Mg, Zn tan hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch X và 0,1 mol SO2, 0,01 mol S và 0,005 mol H2S. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học

Bài 1:

1. FeS + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2S

2. H2S + 2NaOH ⟶ Na2S + 2H2O

3. Na2S + Fe(OH)2⟶ FeS + NaOH

4. 2FeS + 10H2SO4 đặc ⟶ Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

Bài 2:

- Dùng quỳ tím: Hóa xanh: NaOH. Hóa đỏ: H2SO4

- Dùng AgNO3: Kết tủa trắng: NaCl.

- Dùng BaCl2: Kết tủa trắng: Na2SO4


4. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học – Trường THPT Lương Văn Cù

A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1. Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: H2 (k) + Cl2 (k) 2HCl(k) (  H<0) Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:

A. nhiệt độ.                 B. áp suất.                  C. nồng độ khí H2.                  D. nồng độ khí Cl2. 

Câu 2. Khi đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu đƣợc kết tủa trắng?

A. HI.                  B. HCl.                  C. HF.                  D. HBr.

Câu 3. Để phân biệt oxi và ozon người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. khí H2.                  B. Fe.                  C. Cu.                  D. Ag.

Câu 4. Dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các kim loại trong nhóm nào sau đây?

A. Ca, Mg, Hg, Fe.                  B. Zn, Na, Al, Ag.                  C. K, Na, Al, Fe.                  D. K, Na, Al, Cu.

Câu 5. Axit sunfuric loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm nào ?

A. Fe2(SO4)3 và H2.                  B. Fe2(SO4)3 và SO2.                  C. FeSO4 và SO2.                  D. FeSO4 và H2.

Câu 6. Cho hỗn hợp gồm 1,95g K và 1,08g Ag tác dụng với 150ml dung dịch H2SO4 1M thì thể tích khí H2 thu được là [K =39, Ag = 108, S=32, H=1, O=16]

A. 0,56 lit.                  B. 3,36 lit.                  C. 0,112 lit.                  D. 0,672 lit.

Câu 7. Trung hòa 250ml dung dịch NaOH 2M cần V (ml) dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,25.                  B. 250.                  C. 500.                  D. 0,5.

Câu 8. Lưu huỳnh phản ứng với axit sunfuric đặc nóng theo phản ứng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này lưu huỳnh đóng vai trò là

A. chất bị khử.                  B. chất oxi hóa.                  C. chất bị oxi hóa.                  D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Câu 9. Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Nguyên tố clo đóng vai trò

A. không là chất oxi hóa không là chất khử.                  B. vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

C. chất khử.                                                                    D. chất oxi hóa.

Câu 10. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 khí không màu riêng biệt SO2 và H2S là

A. dung dịch NaOH.                  B. dung dịch H2SO4 loãng.                  C. dung dịch nước brom.                  D. dung dịch CuSO4

Câu 11. Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối và nƣớc là

A. Au, Pt, CuO.                   B. Cu, Fe, CuO.                   C. FeO, MgO, ZnO.                   D. Ag, CaO, Fe3O4.

Câu 12. Hòa tan khí H2S vào nƣớc tạo dung dịch X. Dung dịch X có tính chất nào sau đây?

A. có tính axit mạnh.                   B. có tính oxi hoá mạnh.

C. có tính bazơ mạnh.                   D. có tính khử mạnh.

Câu 13. Tính khử của các ion halogenua giảm dần theo thứ tự sau

A. F - > Cl- > Br- > I- .                   B. Cl- > Br- > I- > F- .                   C. I - > Br- > Cl- > F- .                   D. Br- > F- > I- > Cl- .

Câu 14. Cho 2,61g MnO2 tác dụng hết với HCl đặc, thu đƣợc khí màu vàng lục. Cho toàn bộ khí này tác dụng vừa đủ với Fe thì khối lượng muối thu được là [Mn=55, Fe=56, O=16, Cl=35,5]

A. 3,25 g.                   B. 38,1 g.                   C. 3,81 g.                   D. 32,5 g.

Câu 15. Để loại Mg ra khỏi hổn hợp Mg và Fe người ta dùng

A. H2SO4 loãng.                   B. H2SO4 đặc, nguội.                   C. H2SO4 đặc, nóng.                   D. HCl.

B. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: Bổ túc phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có):

a. H2SO4 ……………………………... → SO2 ………..……………………………

b. HCl . .…………….....................…. → FeCl3 ........................…………………....

c. BaCO3 .........................……..……… → BaCl2 .............…………………………..

d. CuCl2 ........................………………… → CuS ............………………………….

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 5 dung dịch sau: H2SO4, Ca(NO3)2 , NaOH, K2SO4, NaCl

Câu 3: Cho 19,3g hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). [Zn=65, Cu=64, H=1, S=32, O=16, Br=80, Ba=137, Cl=35,5]

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 

b. Nếu cho toàn bộ sản phẩm khí trên đi qua dung dịch Br2 dư thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch BaCl2 đến dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học

A. Phần Trắc nghiệm

1A; 2B; 3D; 4C; 5D; 6A; 7C; 8C; 9B; 10D; 11C; 12D; 13C; 14A; 15B; 16D;

B. Phần tự luận

Câu 1: Bổ túc phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện nếu có): (2.0đ)

a) 2 H2SO4 + Cu → SO2 + CuSO4 + 2H2O

b) 2HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O

c) BaCO3 +2 HCl → BaCl2 + SO2+ H2O

d) H2S + Cu(NO3)2→ CuS +2 HNO3

Mỗi PTHH 0,5d. Nếu sai cân bằng trừ 0,25d/PT

Học sinh làm cách khác mà PTHH vẫn đúng thì vẫn cho điểm

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 5 dung dịch sau: (2.0đ) H2SO4, Ca(NO3)2 , NaOH, K2SO4, NaCl

Dùng quỳ tím nhận

+ H2SO4: hóa đó 0,5

+ NaOH: hóa xanh 0,5

Dùng dd BaCl2 nhận K2SO4: kết tủa trắng 0,25

PTHH: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl 0,25

Dùng dd AgNO3 nhận NaCl: kết tủa trắng 0,25

PTHH: AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 0,25

Nếu HS nhận Cltrước SO4 2- thì trừ 0,25d. 


5. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học – Trường THPT Lý Tự Trọng

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm):

Câu 1: Cho Al tác dụng với dung dịch HCl thu được sản phẩm gồm

A. AlCl2 và H2.               B. AlCl3 và H2O.                C. Al2O3, Cl2 và H2O.                D. AlCl3 và H2.

Câu 2: Tính chất hóa học của ozon là

A. tính khử mạnh.                B. tính oxi hóa mạnh.                C. tính oxi hóa yếu.                D. tính khử yếu.

Câu 3: Phản ứng nào dưới đây, S không đóng vai trò là chất oxi hóa ?

A. Fe + S → FeS.                B. H2 + S → H2S.                C. Hg + S → HgS.                D. S + O2 → SO2. 

Câu 4: Trong phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O; H2S đóng vai trò là

A. chất khử.                 B. chất oxi hoá.                 C. chất oxi hóa và chất khử.                 D. axit.

Câu 5: Ở điều kiện bình thường, trạng thái của clo là

A. chất khí.                  B. chất lỏng.                  C. chất rắn.                  D. chất kết tinh.

Câu 6: Chất không phản ứng với dung dịch HCl là

A. CuO.                   B. NaOH.                   C. Na2CO3.                   D. Cu.

Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng?

A. Na2SO4.                   B. HCl.                   C. NaCl.                   D. KNO3.

Câu 8: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm gồm

A. FeSO4 và H2.                   B. Fe2(SO4)3 và H2.                   C. Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.                   D. không phản ứng.

Câu 9: Kim loại nào dưới đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Au.                   B. Ag.                   C. Cu.                   D. Mg.

Câu 10: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng?

A. NaCl.                   B. KBr.                   C. NaF.                   D. NaI.

Câu 11: Một mẫu khí thải sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

A. NO2.                   B. SO2.                   C. H2S.                   D. CO2.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính khử?

A. SO2 + CaO → CaSO3.                                   B. 2SO2 + O2 → 0 2SO3.

C. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.                D. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.

Câu 13: Dãy các đơn chất halogen được xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần là

A. I2, Br2, Cl2, F2.                    B. F2, Br2, Cl2, I2.                    C. F2, Cl2, Br2, I2.                    D. Br2, I2, F2, Cl2.

Câu 14: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Clo có vai trò là

A. chất oxi hoá.                    B. chất oxi hoá và chất khử.                    C. chất khử.                    D. không là chất oxi hoá không là chất khử.

Câu 15: Cho Fe vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, thấy thoát ra khí không màu, mùi hắc. Khí đó là

A. H2.                    B. CO2.                    C. H2S.                    D. SO2. 

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm): 

Câu 1 (2 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a) Fe + S →

b) NaOH + HCl →

c) H2S + CuSO4 →

d) Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4 đặc nóng → Muối sunfat + SO2 + H2O và các chất sau: CuO, FeO, Fe(OH)3, S. Chất nào thõa mãn với X, viết phương trình hóa học?

Câu 2 (1 điểm): Hấp thụ hoàn toàn 0,1 mol SO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thì muối nào tạo thành, bao nhiêu gam?

Câu 3 (3 điểm): Hòa tan hoàn toàn 16,8 gam sắt trong dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng; tính V và tính khối lượng muối thu được? (1,5 điểm)

b) Nếu lấy 16,8 gam sắt trên cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được V lít khí SO2 duy nhất ở đktc và dung dịch X. Viết phương trình phản ứng; tính V và tính khối lượng muối thu được ? (1 điểm)

c) Lấy dung dịch X ở b) cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa, biết axit dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Tính m? (0,5 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa học

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm):

1D; 2B; 3D; 4A; 5A; 6D; 7A; 8C; 9D; 10A; 11C; 12B; 13A; 14B; 15D; 16C

II. Phần tự luận (6 điểm) 

Câu 1. (2 điểm)

a) Fe + S →FeS

b) NaOH + HCl → NaCl + H2O

c) H2S+ CuSO4 → CuS + 2HNO3

d) 2FeO + 4H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O 

Câu 2. (1 điểm)

Tỉ lệ mol SO2 : NaOH = 1: 2 => Muối tạo thành Na2SO3

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O

Khối lượng muối = 0,1.126 = 12,6 g

 

Trên đây là phần trích nội dung Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2019-2020 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án tại đây.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2