Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
lượt xem 12
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải đề thi Lịch sử trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)
Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Phòng GD&ĐT Quận 2
Câu 1: (3 điểm)
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào ?
Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích sau: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”. (Đại Việt sử kí toàn thư)
Câu 2: (3 điểm)
Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII.
Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao ?
Câu 3: (3 điểm)
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Câu 4: (1 điểm)
Hãy nêu những thay đổi về tên gọi và cơ cấu tổ chức của vùng đất Sài Gòn thời Nguyễn.
--Đáp án học kì 2 môn Lịch sử lớp 7--
Câu 1:
Tổ chức quân đội thời Lê sơ (2 đ)
_ Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
_ Có 2 bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương, ….
_ Vũ khí có: đao, kiếm, cung tên,…
_ Quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới được canh phòng và bảo vệ…
Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước: (1 đ)
- Quyết tâm bảo vệ đất nước. Thực hiện chính sách vừa cương, vừa nhu đối với kẻ thù.
- Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước…
Câu 2:
Sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII-XVIII: (2 đ)
- Múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.
- Điêu khắc gỗ trên các đình, chùa … nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp ( Bắc Ninh).
- Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú: chèo, tuồng, hát ả đào…
Nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao do tình hình xã hội và nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân,… (1 đ)
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử phong trào Tây Sơn
a/ Ý nghĩa: (1.5 đ)
_ Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
_ Xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất đất nước.
_ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ Tổ quốc.
b/ Nguyên nhân: (1.5 đ)
_ Được nhân dân tích cực ủng hộ.
_ Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.
--Còn tiếp--
2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường TH&THCS Bãi Thơm
I.TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:
A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.
D. củng cố cơ sở cát cứ.
Câu 2: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao?
A.Nho giáo. B. Phật giáo.
C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 3.Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:
A.Sông Bạch Đằng C.Rạch Gầm-Xoài Mút
B.Sông Như Nguyệt D.Chi Lăng –Xương Giang.
Câu 4.Trong 5 ngày đêm ,Quang Trung đã quét sạch ……quân Thanh.
A. 26 vạn B. 27 vạn C. 28 vạn D. 29 vạn.
Câu 5: Vua Quang Trung dung chữ gì để làm chữ viết chính thức cho đất nước?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Nôm và chữ Hán. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 6. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã ban hành:
A. Chiếu khuyến khích kinh tế. B. Chiếu phát triển đất nước.
C. Chiếu khuyến nông. D. Chiếu lập học.
Câu 7. Năm 1815,nhà Nguyễn đã ban hành luật
A.Hồng Đức B.Gia Long C.Hình luật D.Hình thư.
Câu 8. Điền vào chỗ chấm:
Dưới thời Nguyễn ,nước ta chia làm …………….
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc. D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
B.TỰ LUẬN : (7điểm)
Câu 1.(4điểm) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào?Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?
Câu 2.(3điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
--Đáp án học kì 2 môn Lịch sử lớp 7--
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 9 |
Đáp án |
D |
A |
C |
D |
|
Câu |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
1B,2A,3D,4C |
Đáp án |
B |
C |
B |
A |
Câu 1:
*Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789):
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.
- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.
- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long.
* Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ dậu vì:
- Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch,khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.
- Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán : quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ .Từ đó mà quân ta thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện và giành chiến thắng vào dịp Tết Kỉ Dậu
Câu 2:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.
- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội.
- Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc của các nước phương Tây.
3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Đức Giang
I. Trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào phiếu vào trả lời đáp án mà em chọn
Câu 1 : |
Những điệu hát dân gian ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là |
||||||||
A. |
hát khắp, hát tuồng, hát xoan, trống quân |
||||||||
B. |
quan họ, hát lượn, hát xoan |
||||||||
C. |
trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp |
||||||||
D. |
quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng |
||||||||
Câu 2 : |
Đô thị – thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong là |
||||||||
A. |
Thanh Hà |
B. |
Đà Nẵng |
C. |
Hội An |
D. |
Gia Định |
||
Câu 3 : |
Về quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, các vua nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách |
||||||||
A. |
chỉ đặt quan hệ buôn bán với thương nhân Pháp |
||||||||
B. |
không cho người Phương Tây mở cửa hàng, chỉ được phép ra vào một số cảng đã quy định |
||||||||
C. |
chỉ giao lưu buôn bán với một số nước phương tây |
||||||||
D. |
“đóng cửa”, khước từ mọi trao đổi buôn bán |
||||||||
Câu 4 : |
Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua nào? |
||||||||
A. |
Vua Tự Đức |
B. |
Vua Minh Mạng |
C. |
Vua Thiệu Trị |
D. |
Vua Gia Long |
||
Câu 5 : |
Trong các thế kỉ XVI-XVII, loại hình văn học nào gắn với nhiều tập truyện, tập thơ của các tác giả nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ? |
||||||||
A. |
Văn học chữ Hán |
B. |
Văn học dân gian |
||||||
C. |
Văn học nước ngoài |
D. |
Văn học chữ Nôm |
||||||
Câu 6 : |
Triều đại phong kiến nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu? |
||||||||
A. |
Gia Định |
B. |
Đà Nẵng |
C. |
Phú Xuân |
D. |
Phủ Quy Nhơn |
||
Câu 7 : |
Quang Trung là niên hiệu của ai sau khi lên ngôi Hoàng Đế vào tháng 12/1788? |
||||||||
A. |
Nguyễn Lữ |
B. |
Nguyễn Ánh |
C. |
Nguyễn Huệ |
D. |
Nguyễn Nhạc |
||
Câu 8 : |
Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là |
||||||||
A. |
Tranh Đông hồ |
B. |
Tranh Chăn trâu thổi sáo |
||||||
C. |
Tranh Hứng dừa |
D. |
Tranh Đánh vật |
||||||
Câu 9 : |
Ở Thuận Hoá năm 1711, chúa Nguyễn triệu tập dân lưu vong để làm gì? |
||||||||
A. |
Thành lập làng, ấp mới |
||||||||
B. |
Khuyến khích họ trở về quê quán làm ăn |
||||||||
C. |
Tổ chức di dân, khai hoang |
||||||||
D. |
Khai hoang, lập làng ấp |
||||||||
Câu 10 : |
Nguyễn Huệ quyết định chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm vì |
||||||||
A. |
địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh |
||||||||
B. |
hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp |
||||||||
C. |
đó là một con sông lớn |
||||||||
D. |
đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch |
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân bùng nổ của khởi nghĩa Tây Sơn.
Câu 2: (3 điểm)
a) Em hãy kể tên một số công trình khoa học – kĩ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
b) Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, em cần làm gì để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại ngày nay?
--Đáp án học kì 2 môn Lịch sử lớp 7--
Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
C |
B |
D |
D |
C |
C |
A |
B |
A |
B |
C |
A |
A |
D |
A |
D |
B |
C |
B |
Phần II. Tự luận ( 5 điểm)
Câu |
Nội dung cần trả lời |
Câu 1 (2đ)
|
Sự mục nát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn dẫn tới + Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ + Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao. => Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ KN chống chính quyền họ Nguyễn |
Câu 2 |
a) *Khoa học: - Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên. Triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại nam liệt truyện,… - Địa lí: Nhất thống dư địa chí, Gia định thành thông chí…. - Y học: Hải thượng y tông tâm lĩnh * Kĩ thuật: Đồng hồ, kính thiên lí, máy xẻ gỗ và tàu thủy hơi nước b) Liên hệ bản thân |
--Còn tiếp--
4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào ?
Câu 2: ( 4,0 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 3: (2,0 điểm)
Theo em, phong trào Tây Sơn có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc?
Câu 4: ( 1,0 điểm)
Vì sao ở thế kỉ XVI-XVIII, nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài?
--Đáp án học kì 2 môn Lịch sử lớp 7--
Câu |
Nội dung yêu cầu |
Câu 1 (3,0 đ) |
Quân đội thời Lê sơ được tổ chức: - Quân đội được tổ chức theo chế độ ''ngụ binh ư nông'' - Có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương - Bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kỵ binh - Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu |
Câu 2 (4,0 đ) |
- Nguyên nhân thắng lợi: + Nhờ ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. - Ý nghĩa lịch sử : + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. + Giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của phương Bắc. |
Câu 3 (2,0 đ) |
Những đóng góp của phong trào Tây Sơn: - Đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, thống nhất đất nước. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. |
Câu 4 (1,0 đ) |
Thế kỉ XVI-XVIII nông nghiệp Đàng Trong phát triển hơn nông nghiệp Đàng Ngoài vì: Khai hoang, điều kiện tự nhiên thuận lợi,..... |
--Còn tiếp--
5. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 - Trường THCS Tây Sơn
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn ý đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm) (Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Trước khi dựng cờ khởi nghĩa, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy đã tổ chức hội thề ở
A. Chi Lăng B. Lũng Nhai C. Nghệ An D. Đông Đô
Câu 2: Ai đã hi sinh để cứu Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Nguyễn Chích B. Nguyễn Trãi C. Lê Lai D. Đinh Liệt
Câu 3: Thời vua Lê Thánh Tông cả nước chia làm mấy đạo thừa tuyên?
A. 11 đạo B. 12 đạo C. 13 đạo D. 14 đạo
Câu 4: Thời Lê sơ tổ chức được bao nhiêu khoa thi tiến sĩ?
A. 23 khoa thi. B. 24 khoa thi. C. 25 khoa thi. D. 26 khoa thi.
Câu 5: Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
A. Tây Sơn thượng đạo. B. Tây Sơn hạ đạo. C. Phú Xuân D. Nghệ An
Câu 6: Thế kỉ XVI – XVII, nước ta có tôn giáo mới nào xuất hiện?
A. Thiên chúa giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Phật giáo
Câu 7: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đánh tan giặc ngoại xâm
A. Mông - Nguyên. B. Minh C. Xiêm D. Thanh.
Câu 8: Tên bộ luật thời Nguyễn là
A. Hình thư B. Hồng Đức C. Quốc triều hình luật D. Hoàng triều luật lệ
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn từ năm 1418 - 1423. Vì sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh? (2 điểm)
Câu 2: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVII - XVIII. (2 điểm)
Câu 3 : Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền. (2 điểm)
--Đáp án học kì 2 môn Lịch sử lớp 7--
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Từ câu 1 đến câu 8: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
A |
A |
C |
D |
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a/ Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn từ năm 1418 – 1423: (1 điểm)
- Nghĩa quân ba lần rút lui lên núi Chí Linh để bảo tào lực lượng. (0,5 điểm)
- Nghĩa quan chiến đấu vô cùng gian khổ. Lê Lai đã hi sinh cứu chúa. (0,5 điểm)
b/ Lê Lợi đề nghị tạm hòa với quân Minh: (1 điểm)
- So sánh lực lượng quá chênh lệch (0,5 điểm)
- Để có thời gian củng cố lực lượng. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a/ Đàng Ngoài: ít phát triển: (1 điểm)
- Nhà nước ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất.
- Ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị cường hào chấp chiếm.
- Chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề.
- Quan lại tham ô hoành hành.
b/ Đàng Trong: phát triển: (1 điểm)
- Nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 3: ( 2 điểm) (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất.
- Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long) năm 1815.
- Các năm 1831 -1832, chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).
- Củng cố quân đội gồm nhiều binh chủng
--Còn tiếp--
Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi học kì 2 Lịch sử lớp 7 năm 2019-2020. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 Địa lí lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) để chuẩn bị cho kì thi sắp tới nhé!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4152 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
58 p | 1758 | 110
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
27 p | 1274 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
25 p | 1103 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
28 p | 635 | 82
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
24 p | 650 | 80
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
23 p | 1969 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 932 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 513 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
29 p | 479 | 63
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
21 p | 617 | 56
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 662 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 388 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 254 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn