Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
lượt xem 5
download
Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập và đánh giá năng lực trước kì thi học kỳ 2 môn Tin lớp 11. Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án để hệ thống kiến thức cũng như rèn luyện khả năng giải đề. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học năm 2019-2020
1. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học - Trường THPT Nguyễn Huệ
Câu 1: Chức năng của thủ tục Insert(S1, S2,vt); là
A. chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu ở vị trí vt B. chèn S2 vào S1
C. chèn xâu D. chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu ở vị trí vt
Câu 2: Biến cục bộ là gì?
A. Biến được khai báo trong chương trình con nhưng được sử dụng trong chương trình chính.
B. Biến được khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ được sử dụng cho chương trình con.
C. Biến được khai báo để dùng riêng trong chương trình con.
D. Biến tự do không cần khai báo.
Câu 3: Khi chạy chương trình:
Var st: string;
Begin
st:= ’THPT Nguyen Hue’;
Delete(st,length(st) div 2 – 1, 7);
Write(st);
Readln
End.
Chương trình cho ra kết quả:
A. THPT Hue B. THPT Nguyen C. THPT en Hue D. THPT Nguyen Hue
Câu 4: Khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa
A. Function B. Procedure C. Begin D. Program
Câu 5: Biến toàn cục là các biến được khai báo trong
A. tựa đề chương trình chính B. phần khai báo của chương trình chính
C. phần khai báo của chương trình con D. phần khai báo của thủ tục
Câu 6: Khi chạy chương trình sau:
Var
St : String;
i,L : integer;
Begin
St:='ABCD'; L := Length(St);
For i:= L Downto 1 do write (St[i]);
End.
Chương trình cho ra kết quả:
A. DCBA B. ABCD C. 1234 D. DCAB
Câu 7: Cho khai báo:
Var Ho, Ten: string[15];
Lệnh nào sau đây là sai?
A. Write('Ho ten la : ' ; Ho ; Ten); B. Write('Ho ten la : ', Ho + Ten);
C. Write('Ho ten la : ' + Ho + Ten); D. Write('Ho ten la : ', Ho , Ten);
Câu 8: Trong các hàm và thủ tục sau, hàm và thủ tục nào cho kết quả là một số nguyên?
A. copy(S,vt,n); B. delete(s,vt,n); C. length(s); D. insert(S1,S2,vt);
Câu 9: Nếu hàm Eoln(<tên biến tệp>) cho kết quả là TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
A. cuối dòng B. đầu tệp C. cuối tệp D. đầu dòng
Câu 10: Phần tử đầu tiên của xâu kí tự có chỉ số là bao nhiêu?
A. 0 B. Không có chỉ số C. 1 D. Do người lập trình
Câu 11: Trong Pascal, mở tệp để ghi dữ liệu ta dùng câu lệnh
A. Rewrite(<tên biến tệp>); B. Rewrite(<tên tệp>);
C. Reset(<tên biến tệp>); D. Reset(<tên tệp>);
Câu 12: Để gán một tệp có tên là HOCKY2.INT cho biến tệp K2, ta phải gõ lệnh:
A. Assign(HOCKY2.INT, K2); B. Assign(K2, HOCKY2.INT);
C. Assign(K2, ‘HOCKY2.INT’); D. Assign(‘HOCKY2.INT’, K2);
Câu 13: Khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa
A. Procedure B. Proceduce C. Function D. Program
Câu 14: Cho xâu S:=’Truong THPT Nguyen Hue‘; hãy cho biết kết quả của hàm length(S); là gì?
A. 25 B. 23 C. 24 D. 22
Câu 15: Khi chạy chương trình:
Var a,b:integer;
Procedure HD(x:Integer; Var y:Integer);
Var Tam:Integer;
Begin
Tam:=x;
x:=y;
y:=Tam;
End;
BEGIN
Clrscr;
a:=5; b:=10;
HD(a,b);
Writeln(a:6,b:6);
Readln
END.
Chương trình cho ra kết quả:
A. 10 10 B. 5 5 C. 5 10 D. 10 5
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11
2. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học - Trường THPT Võ Lai
I. Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1: Để gắn tên tệp cho tên biến tệp ta sử dụng câu lệnh
A. assign(<tên tệp>,<tên biến têp>); B. <tên biến tệp> := <tên têp>;
C. <tên tệp> := <tên biến têp>; D. assign(<tên biến tệp>,<tên têp>);
Câu 2: Trong Pascal mở tệp để ghi kết quả ta sử dụng thủ tục
A. reset(<tên biến tệp>); B. reset(<tên tệp>);
C. rewrite(<tên biến tệp>); D. rewrite(<tên tệp>);
Câu 3: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?
A. Var f = record B. Var f: byte; C. Var f: Text; D. Var f: String;
Câu 4: Tham số được khai báo trong thủ tục hoặc hàm được gọi là gì?
A. Tham số hình thức B. Tham số thực sự
C. Biến cục bộ D. Biến toàn bộ
Câu 5: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để xoá đi kí tự đầu tiên của xâu kí tự S ta viết:
A. Delete(S, lenght(S), 1); B. Delete(S, i, 1);
C. Delete(S, 1, i); D. Delete(S, 1, 1);
Câu 6: Nếu hàm EOF(<tên biến tệp>) cho giá trị là TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
A. đầu dòng. B. cuối dòng; C. cuối tệp; D. đầu tệp;
Câu 7: Trong Pascal để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết
A. Var f1: f2 : Text; B. Var f1 f2 : Text; C. Var f1; f2 : Text; D. Var f1, f2 : Text;
Câu 8: Dữ liệu kiểu tệp
A. Sẽ bị mất hết khi tắt máy. B. Sẽ bị mất hết khi tắt điện đột ngột.
C.Không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 9: Để gắn tệp TIN.TXT cho biến tệp a ta sử dụng câu lệnh
A. TIN.TXT := a B. assign (a,'TIN.TXT'); C. a := 'TIN.TXT'; D. assign ('TIN.TXT',a);
Câu 10: Cách thức truy cập tệp văn bản là
A. truy cập ngẫu nhiên. B. truy cập trực tiếp. C. truy cập tuần tự. D. Cả 3 cách trên.
Câu 11: Hàm không trả về kiểu dữ liệu nào sau:
A. Kiểu integer. B. Kiểu real C. Kiểu string. D. Kiểu Char.
Câu 12: Trong Pascal để khai báo biến tệp văn bản ta sử dụng cú pháp
A. Var <tên tệp> : Text; B. Var <tên biến tệp> : Text;
C. Var <tên biến tệp> : String; D. Var <tên tệp> : String;
Câu 13: Trong Pascal mở tệp để đọc ta sử dụng thủ tục
A. reset(<tên tệp>); B. reset(<tên biến tệp>); C. rewrite(<tên biến tệp>); D. rewrite(<tên tệp>);
Câu 14: Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là 5 9 15 ta sử dụng thủ tục ghi:
A. Write(f, a,b,c); B. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c); C. Write(f, a, ‘ ’, bc); D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, thủ tục chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu từ vị trí vt được viết.
A. Insert (s1, s2, vt); B. Insert (s2, s1, vt); C. Insert (vt, s1, s2); D. Insert (s1, vt, s2);
Câu 16: Tệp f có dữ liệu 5 9 15 đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta viết:
A. Read(x, y, z); B. Read(f, x, y, z); C. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’); D. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
Câu 17: Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:
A. eof(f) B. eof(f, ‘trai.txt’) C. foe(f) D. eoln(f)
Câu 18: Trong Pascal để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta sử dụng thủ tục
A. Read(<tên tệp>,<danh sách biến>); B. Read(<tên biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Write(<tên biến tệp>,<danh sách kết quả>); D. Write(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
Câu 19: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu không có kí tự nào gọi là xâu?
A. Xâu trắng; B. Không phải là xâu kí tự. C. Xâu không; D. Xâu rỗng;
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức. B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức. D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
3. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học - Trường THPT Nguyễn Chí Thanh
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
B. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
Câu 2: Để biết con trỏ tệp đã ở cuối dòng của tệp f hay chưa, ta sử dụng hàm:
A. eof(f) B. eoln(f) C. eof(f, ‘trai.txt’) D. foe(f)
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
C. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tuỳ thuộc vào từng hàm và thủ tục.
Câu 4: Trong NNLT Pascal, khai báo nào sau đây là đúng khi khai báo tệp văn bản?
A. Var f: String; B. Var f: byte; C. Var f = record D. Var f: Text;
Câu 5: Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã có nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
A. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
B. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
C. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
Câu 6: Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng:
A. Read(<biến tệp>); B. Read(<biến tệp>,<danh sách biến>);
C. Read(<danh sách biến>, <biến tệp>); D. Read(<danh sách biến>);
Câu 7: Cho đoạn chương trình sau:
Var g:text;
I:integer;
Begin
Assign(g, ‘C:DLA.txt’);
Rewrite(g);
For i:=1 to 10 do
If i mod 2 <> 0 then write(g, i);
Close(g);
Readln
End.
Sau khi thực hiện chương trình trên, nội dung của tệp ‘DLA.txt’ gồm những phần tử nào?
A. 2; 4; 6; 8;10 B. 1; 3; 5; 9 C. 1; 3; 5;7; 9 D. 4; 6; 8;10
Câu 8: Tệp f có dữ liệu để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
A. Read(f, x, y, z); B. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’); C. Read(x, y, z); D. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
Câu 9: Giả sử a = 5; b = 9; c = 15; để ghi các giá trị trên vào tệp f có dạng là ta sử dụng thủ tục ghi:
A. Write(f, a,b,c); B. Write(a, ‘ ’, b, ‘ ’, c);
C. Write(f, a, ‘ ’, bc); D. Write(f, a ‘’, b‘’, c);
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính.
B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó.
C. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính.
D. Biến toàn cục chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con
4. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học - Trường THPT Lương Văn Cù
A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
Câu 1. Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho
A. chèn thêm phần tử; B. xóa một phần tử
C. truy cập đến phần tử bất kì; D. chèn thêm phần tử và xóa phần tử;
Câu 2. Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ tệp:
A. Mở tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp .
B. Gán tên tệp với biến tệp => Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp .
C. Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đóng tệp.
D. Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Mở tệp => Đóng tệp.
Câu 3. Chương trình sau sẽ in ra màn hình thông tin gì:
For i:=1 to n do If a[i] mod 2 =0 then Write(a[i]);
A. Tổng của mảng a B. Các số lẻ của mảng a
C. Tất cả các số của mảng a D. Các số chẵn của mảng a
Câu 4. Đoạn chương trình sau in ra tệp các giá trị là gì với f là biến tệp văn bản:
for i:= 1 to n do write(f, i);
A. 12345678910; B. 1_2_3_4_5_6_7_8_9_10;
C. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10; D. 10987654321;
Câu 5. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về vòng lặp while-do?
A. Điều kiện có thể là biểu thức kiểu nguyên hoặc kiểu kí tự.
B. Biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra, nếu điều kiện cho giá trị sai thì câu lệnh sau do được thực hiện.
C. Câu lệnh sau do bao giờ cũng được thực hiện ít nhất một lần.
D. Khi xác định được trước số lần lặp vẫn có thể dùng cấu trúc lặp while-do.
Câu 6. Để in ra màn hình mảng đảo ngược, ta chọn lệnh:
A. for i:= 1 to n do write(a[i]:5); B. for i:= 1 downto n do write(a[i]:5);
C. for i:= n downto 1 do write(a[i]:5); D. for i:= n downto 1 do readln(a[i]:5);
Câu 7. Trong các kiểu khai báo sau, hãy chỉ ra kiểu khai báo hợp lệ?
A. Var arr: array[1.10] of integer; B. Var arr[10] array of integer;
C. Var arr[1..10]: integer; D. Var arr: array[1..10] of integer;
Câu 8. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để đổi giá trị hai phần tử mảng một chiều A tại hai vị trí i và j , ta viết mã lệnh như sau:
Câu 9. Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh
A. Assign(f1,‘KQ.TXT’); B. Assign(‘KQ.TXT’,f1);
C. f1 := ‘KQ.TXT’; D. KQ.TXT := f1;
Câu 10. Trong NNLT Pascal, mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục
A. Reset(<tên tệp>); B. Rewrite(<tên tệp>);
C. Rewrite(<tên biến tệp>); D. Reset(<tên biến tệp>);
Câu 11. Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 9 của mảng ?
A. a(10); B. a(9); C. a[9]; D. a[10];
Câu 12. Trong cấu trúc lặp while-do, vòng lặp được thoát khỏi khi nào?
A. Điều kiện cho giá trị đúng. B. Điều kiện cho giá trị sai.
C. Câu lệnh được thực hiện. D. Không thể thoát khỏi vòng lặp.
5. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Tin học - Trường THPT Nguyễn Trãi
I. Phần Windows
1. Một tập tin (File) có tối đa bao nhiêu thuộc tính :
a. 2 loại b. 3 loại
c. 4 loại d. 5 loại
2. Để chọn tất cả các biểu tượng trong cửa sổ hiện hành ta sử dụng tổ hợp phím :
a. Ctrl + A b. Alt + A
c. Shift + A d. Tab + A
3. Để xoá hẳn (không lưu vào Recycle Bin) File hay Folder, ta phải giữ phím gì khi thực hiện lệnh xoá?
a. Ctrl b. Alt
c. Tab d. Shift
4. Muốn đổi tên một biểu tượng đã chọn ta ấn phím chức năng nào sau đây :
a. F1 b. F2
c. F3 d. F4
5. Trên màn hình Desktop, ta giữ phím Ctrl rồi thực hiện: kích chuột trái vào biểu tượng ở góc trái trên rồi lại kích chuột trái vào biểu tượng ở góc trái dưới. Kết quả, ta có bao nhiêu biểu tượng được chọn:
a. Tất cả các biểu tượng trên Desktop
b. Tất cả các biểu tượng từ góc trái trên đến góc trái dưới
c. Biểu tượng ở góc trái trên và biểu tượng ở góc trái dưới
d. Chỉ một biểu tượng ở góc trái dưới
6. Trong cửa sổ Explorer, để tạo shortcut trên màn hình Desktop cho một Folder ta thực hiện:
a. Kích phải chuột vào Folder, chọn Create Shortcut
b. Kích phải chuột vào Folder, chọn Send To, chọn Desktop (create shortcut)
c. Cách thực hiện ở a và b đều sai
d. Không thể thực hiện được
7. Sử dụng tổ hợp phím nào sau đây để chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ ứng dụng đang mở.
a. Ctrl + Tab b. Shift + Tab
c. Esc+ Tab d. Alt + Tab
8. Để kích hoạt menu File trong Word ta sử dụng :
a. Ctrl + F b. Alt + Tab
c. Shift + F d. Nhấn phím F3
9. Để thay đổi hình nền trên Desktop ta thực hiện như sau :
a. Kích phải chuột vào vị trí trống trên Desktop, chon Properties, chọn Desktop, chọn hình nền ở khung Background sau đó kích OK.
b. Kích phải chuột vào tập tin, chon Properties, chọn Desktop, chọn hình nền ở khung Background sau đó kích OK.
c. Kích phải chuột vào biểu tượng bất kỳ trên Desktop, chon Properties, chọn Desktop, chọn hình nền ở khung Background sau đó kích OK.
d. Kích phải chuột vào biểu tượng My Computer, chon Properties, chọn Desktop, chọn hình nền ở khung Background sau đó kích OK.
10. Để tìm kiếm một tập tin hay thư mục ta thực hiện :
a. Kích chọn Start, chọn Find, chọn Files or Folders
b. Kích chọn Start, chọn Search, Files or Folders
c. Kích chọn Start, chọn Find, chọn For File or Folders
d. Kích chọn Start, chọn Programs, chọn Search Files or Folders
Trên đây là phần trích nội dung Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án tại đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 4151 | 116
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
58 p | 1757 | 110
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
27 p | 1274 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
25 p | 1103 | 100
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
28 p | 635 | 82
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
24 p | 649 | 80
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
23 p | 1969 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 931 | 75
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 513 | 71
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
29 p | 479 | 63
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
21 p | 617 | 56
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 662 | 51
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 491 | 41
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 388 | 35
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
11 p | 436 | 33
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 587 | 25
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
17 p | 253 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn