intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án

Chia sẻ: Somai999 Somai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi học kì 2 như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý năm 2019-2020

1. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý - Trường PTTH Quang Trung

Câu 1: Động năng là đại lượng:

A. Vô hướng, luôn dương.          B. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.

C. Véc tơ, luôn dương.               D. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. 

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công:

A. kg.m2 /s2          B. kW.h           C. kg.m2 /s           D. N.m 

Câu 3: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:

A. p = 360 kgm/s.           B. p = 360 N.s.           C. p = 100 kg.m/s           D. p = 100 kg.km/h. 

Câu 4: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương nằm ngang góc 300. Lực tác dụng lên dây bằng 1500N thì hòm trượt đi được 20cm. Công do lực đó thực hiện bằng:

A. 150 3 J.            B. 15000√3J            C. 15000J.            D. 150J. 

Câu 5: Tổng động lượng của hệ hai vật m1 = 2 kg và m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s và v2 = 1 m/s trong trường hợp hai vật chuyển động vuông góc với nhau là:

A.1kgm/s             B.7kgm/s             C. 5kgm/s             D.4kgm/s

Câu 6: Một vật được ném lên độ cao1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2 ). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:

A. 4J.                  B. 5 J.                   C. 6 J.                   D. 7 J

Câu 7: Vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 60m so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Độ cao h mà tại đó động năng bằng 1/3 cơ năng là:

A.40m                B. 30m                  C. 20m.                D. 15m. 

Câu 8: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là:

A. – 0,125 J.                 B. 1250J.                 C. 0,25 J.                 D. 0,125 J.

Câu 9: Hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng của vật khối lượng m là:

A. 4mWđ = p2                  B. Wđ = mp2                  C. 2Wđ = mp2                  D. 2mWđ = p2

Câu 10: Kết luận nào sau đây là đúng. Động năng của một vật sẽ giảm khi

A. Gia tốc của vật a<0                   B. Khi vận tốc của vật v<0                   C. Khi a.v>0                   D. Khi a.v<0

Câu 11: Một con lắc đơn có chiều dài dây L=2,5m. Kéo dây lệch so với phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả nhẹ, lấy g=10m/s2 . Vận tốc lớn nhất của vật đạt được trong quá trình chuyển động là.

A. 3,2m/s                    B. 4m/s                    C. 6m/s                    D. 5m/s

Câu 12: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g=10m/s2 là bao nhiêu. Chọn mốc thế năng tại mặt đất:

A. -100 J.                     B. 200J.                     C. -200J.                     D. 100J.

Câu 13: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

A. Thế năng.                      B. Động lượng.                      C. Động năng.                      D. Vận tốc.

Câu 14: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên:

A. Động năng tăng, thế năng tăng.                               B. Động năng tăng, thế năng giảm.

C. Động năng không đổi, thế năng giảm.                      D. Động năng giảm, thế năng tăng

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m, lò xo có độ cứng k, dao động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang với độ biến dạng cực đại bằng max 12cm . Khi động năng của vật bằng 15 lần thế năng của lò xo thì độ biến dạng của lò xo có độ lớn bằng:

A. 4 cm.                       B. 6 cm.                       C. 3 cm.                       D. 2 cm


2. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý - Trường THPT Lương Văn Cù

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1: Chất rắn vô định hình có đặc điểm nào sau đây?

A. Có cấu trúc tinh thể.                B. Có tính dị hướng.                C. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.                D. Có tính đẳng hướng.

Câu 2: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí xác định, hệ thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ của khối khí 

A. V/T = hằng số                B. V.T = hằng số                C. V/t = hằng số                D. V.t = hằng số

Câu 3: Động năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn lớn hơn hoặc bằng 0.       B. véc tơ, có thể dương hoặc âm.

C. véc tơ, luôn luôn dương.                           D. vô hướng, có thể dương hoặc âm

Câu 4: Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi độ biến dạng của lò xo tăng hai lần thì thế năng đàn hồi của lò xo

A. tăng gấp hai lần. B. tăng gấp bốn lần. C. giảm đi hai lần. D. giảm đi bốn lần.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phù hợp với thuyết động học phân tử chất khí?

A. Chất khí đƣợc cấu tạo từ những hạt rất nhỏ.                B. Các phân tử khí chuyển động xung quanh vị trí cố định.

C. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng. D. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Câu 6: Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí khi thể tích không đổi là quá trình

A. đẳng nhiệt. B. đẳng tích. C. đẳng áp. D. đoạn nhiệt.

Câu 7: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, khi thể tích tăng ba lần thì áp suất

A. tăng ba lần. B. không đổi. C. giảm ba lần. D. giảm chín lần.

Câu 8: Nội năng của một vật là

A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tích động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. hiệu động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. thương động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 9: Khi bị dính ướt, mặt chất lỏng gần thành bình chứa

A. bị kéo xuống và có dạng mặt khum lồi.

B. bị kéo xuống và có dạng mặt khum lõm.

C. bị kéo lên và có dạng mặt khum lõm.

D. bị kéo lên và có dạng mặt khum lồi

Câu 10: Gọi f1 là lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn, f2 là lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng, là lực tương tác giữa các phân tử ở thể khí. Sắp xếp nào sau đây đúng?

A. f1>f3>f2                  B. f2>f1>f3                  C. f3>f2>f1                  D. f1>f2>f3

B. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1(2 điểm): Ở độ cao 40m, ném vật có khối lượng m=600g lên cao theo phƣơng thẳng đứng với vận tốc ban đầu 20m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g=10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.

a. Tìm cơ năng tại vị trí ném.

b. Tìm vận tốc khi vật đi được quãng đường 30m kể từ lúc ném.

Câu 2(1 điểm): Một khối khí xác định ở trạng thái 1 có nhiệt độ 27 0C, thể tích 2 lít, áp suất 4 at, chuyển sang trạng thái 2 có nhiệt độ 127 0C, áp suất 3 at. Tìm thể tích khối khí ở trạng thái 2.

Câu 3(1 điểm): Một thanh kim loại ở 20 0C có chiều dài 40m, cho hệ số nở dài của kim loại là Khi nhiệt độ tăng lên đến 40 0C, tìm độ nở dài và chiều dài của thanh kim loại đó.

Câu 4(1 điểm): Người ta thực hiện công 200J để nén khí trong một xi lanh, khí tỏa ra môi trường xung quanh nhiệt lƣợng 60J. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý

1.D; 2.A; 3.A; 4.B; 5.B; 6.B; 7.C; 8.A;9.C;10.D


3. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý - Trường THPT Phú Lâm

Câu 1: Động lượng là gì? Viết biểu thức. Nêu ý nghĩa các đại lượng có trong biểu thức. (1,5đ)

Áp dụng (0,5đ): Một quả bóng nặng 1kg đang đứng yên thì một cầu thủ chạy đến sút quả bóng thật mạnh. Quả bóng bay đi với vận tốc 25 m/s. Tính động lượng quả bóng.

Câu 2: Động năng là gì? Viết biểu thức tính động năng? Nêu ý nghĩa các đại lượng có trong biểu thức. (1,0đ)

Áp dụng (0,5đ): Một ô tô nặng 600kg đang chuyển động trên đường với vận tốc 54 km/h. Tính động năng của ô tô.

Câu 3: Phát biểu và viết công thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. (1,0đ)

Áp dụng (0,5đ): Một lượng khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít còn 4 lít. Khí đó, áp suất khí tăng thêm 1,5 atm. Áp suất khí ban đầu là bao nhiêu?

Câu 4: Phát biểu và viết công thức của nguyên lí I Nhiệt động lực học. Nêu tên, đơn vị và quy ước dấu của các đại lượng trong công thức. (1,5đ)

Áp dụng (0,5đ): Khi truyền cho một khối khí trong xilanh nhiệt lượng 500 J. Khí nở ra, thực hiện công 200 J đẩy pittông đi lên. Tính độ biến thiên nội năng chất khí? 

Câu 5: Từ tầng 10 của tòa nhà cao tầng cách mặt đất 35 m, một vật nặng 200g được theo phương nằm ngang với vận tốc 20 m/s. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi ma sát và lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2 . Tìm:

a) Cơ năng vật. (0,5đ)

b) Vị trí vật khi nó có động năng gấp 3 lần thế năng. (0,5đ)

c) Khi chạm đất, nền đất mềm và lún thì thấy rằng vật lún sâu vào đất. Biết lực cản trung bình của đất là 440N. Tìm độ sâu của vật trong đất. (1,0đ) 

Câu 6: Để giảm thiểu thời gian đi lại, vận chuyển sản phẩm giao thương giữa các vùng miền Tổ quốc. Việt Nam ta đã có chủ trương tiến hành xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc – Nam với tốc độ cho phép rất cao 80 → 120 km/h (hiện nay đã hoàn thành một số đoạn). Đường cao tốc của Việt Nam được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, do đó mặt đường sẽ có độ nhám rất cao. Độ bám và ma sát của xe với đường tăng lên giúp hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn nhưng lại khiến lốp xe bị mòn nhanh hơn.

a) Nếu em là tài xế chạy xe trên đường cao tốc, em hãy giải thích tại sao ô tô thường nổ lốp trên đường cao tốc và gây ra rất nhiều tai nạn thương tâm? Nêu biện pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng trên.(0,5đ)

b) Giả sử có một lốp ô tô chịu được áp suất tối đa 40 kPa. Lốp được bơm đầy không khí ở nhiệt độ 270C với áp suất 36 kPa. Khi chạy trên đường cao tốc, lốp xe nóng lên tới 670C thì có bị nổ không? Vì sao? (Bỏ qua sự nở vì nhiệt của lốp xe). (0,5đ) 

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý

Câu 1: Động lượng của một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức:

Câu 2: Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động. 

Câu 3: Phát biểu: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Câu 4: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

Câu 6:  Khi di chuyển trên đường cao tốc, xe chạy với tốc độ càng nhanh thì lốp càng nóng. Điều này khiến áp suất của lốp tăng nhanh, do đó lốp rất dễ bị nổ. (0,25đ) Cách khắc phục: thường xuyên kiểm tra lốp mòn, không bơm hơi quá căng, ... (0,25đ)


4. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

I. Phần trắc nghiệm: (4đ)

Câu 1: Một động cơ nhiệt nhận nhiệt lượng 5000J từ nguồn nóng và thực hiện công 4500J. Độ biến thiên nội năng của động cơ nhiệt là:

A. 500J                       B. 9500J                        C. -9500J                        D. -500J

Câu 2: Một vật khối lượng 10 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 5s. Lấy g = 10 m/s2 . Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là:

A. 0,5 kg.m/s.                        B. 500 kg.m/s.                        C. 50 kg.m/s.                        D. 5 kg.m/s.

Câu 3: Gọi v là tốc độ tức thời của vật, F là độ lớn của vật theo phương dịch chuyển, công suất có thể tính bằng công thức nào sau đây?

A. P = F.v2 .                        B. P = F/v.                        C. P = F.v.                        D. P = v/F

Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức biểu diễn định luật Bôilơ- Mariôt?

A. T p hằng số                        B.  T pV hằng số                        C.  T V hằng số                        D. pV = hằng số 

Câu 5. Một vật có khối lượng m = 1(kg) khi có động năng bằng 8J thì nó đã đạt vận tốc là

A. 8 (m/s)                        B. 2,83 (m/s)                        C. 4 (m/s)                        D. 16 (m/s)

Câu 6. Từ điểm A có độ cao so với mặt đất bằng 0,5m, ném một vật với vận tốc đầu 2m/s.Biết khối lượng của vật 0,5kg. Lấy g =10m/s2 . Cơ năng của vật là:

A. 3,5J                        B. 2,5J                        C. 4,5J                        D. 5,5J

Câu 7: Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 5 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2 . Khi đó, vật ở độ cao:

A. 0,05 m.                        B. 0,5 m.                        C. 50 m.                        D. 5 m. 

Câu 8: Độ biến thiên nội năng ΔU = A + Q < 0 . Ta kết luận điều gì sau đây?

A. Nội năng tăng.                         B. Nội năng giảm.                         C. Nội năng không đổi.                         D. Không có nội năng. 

Câu 9: Công thức nào dưới đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng?

A. pV/T=const                        B. p1V1/T1=p2V2/T2                       C. pV ~ T                         D. pT/V=const

Câu 10: Hệ nhận nhiệt và sinh công thì A & Q trong hệ thức ΔU = A + Q phải có giá trị nào sau đây? 

A. Q < 0 và A >0.                        B. Q > 0 và A < 0.                        C. Q > 0 và A > 0.                        D. Q < 0 và A < 0 

Câu 11: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600 . Lực tác dụng lên dây bằng 200N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:

A. A = 2000 J.                         B. A = 750 J.                         C. A = 1500 J.                         D. A = 1000 J.

Câu 12: Ở nhiệt độ 270C một xilanh chứa 150 cm3 khí có áp suất 2.105 Pa .Khi tăng nhiệt độ lên 870C và giử nguyênPit-tông . Áp suất trong xilanh lúc này là:

A. 24.105 Pa.                          B. 2,4.105 Pa.                          C. 1,66.105 Pa.                          D. 250.105 Pa.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý

1A; 2B; 3C; 4D; 5C; 6A; 7B; 8B; 9D; 10B; 11D; 12B


5. Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Vật lý – Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). 

Câu 1: Nội năng của một vật bằng

A. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng động lượng các phân tử cấu tạo nên vật.

D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 2: Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là

A. đường parabol.

B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

C. đường hypebol.

D. nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.

Câu 3: Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.

B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

C. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.

D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Câu 4: Đơn vị của động lượng là

A. Nm/s.                     B. kg.m/s.                     C. N.m.                     D. N/s.

Câu 5: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn 3 cm thế năng đàn hồi của lò xo bằng

A. 1,2 J.                     B. 0,018 J.                     C. 0,036 J.                     D. 180 J.

Câu 6: Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng

A. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

B. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

C. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

D. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Câu 7: Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?

A. Muối ăn.                     B. Thủy tinh.                     C. Chất dẻo.                     D. Nhựa đường.

Câu 8: Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích.                     B. Áp suất.                     C. Nhiệt độ tuyệt đối.                     D. Khối lượng.

Câu 9: Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là

A. m.                     B. 1/m.                     C. 1/K.                     D. K.

Câu 10: Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

A. W mz t .                     B. 2 W mgz t .                     C. W gz t .                     D. W mgz t .

Câu 11: Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học Quy ước dấu nào sau đây là đúng?

A. Vật nhận công: A < 0 ; vật nhận nhiệt lượng: Q < 0.

B. Vật thực hiện công: A > 0 ; vật truyền nhiệt lượng: Q<0.

C. Vật thực hiện công: A < 0 ; vật truyền nhiệt lượng: Q > 0.

D. Vật nhận công: A > 0 ; vật nhận nhiệt lượng: Q > 0.

Câu 12: Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng

A. 2 kg.m/s.                      B. 1 kg.m/s.                      C. 0,5 kg.m/s.                      D. 4 kg.m/s.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm). 

Câu 13 (3,0 đ): Một vật có khối lượng m = 2 kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2.

a. Chọn mốc thế năng ở mặt đất và chiều dương hướng lên, viết biểu thức động năng và thế năng của vật tại vị trí có độ cao z so với mặt đất.

b. Tìm vị trí điểm C mà tại đó động năng bằng nửa thế năng.

Câu 14 (3,0 đ):

a. Viết biểu thức của quá trình đẳng tích.

b. Ở 270 C thể tích của một lượng khí lí tưởng là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 2270 C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?

Câu 15 (1,0 đ): Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 300 g được treo vào điểm cố định O bằng dây treo mảnh, nhẹ, không giãn có chiều dài 90 cm. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60o rồi thả nh cho chuyển động. ỏ qua mọi ma sát. Tìm lực căng của sợi dây khi dây treo có phương thẳng đứng.

 

Trên đây là phần trích nội dung Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2019-2020 để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án tại đây.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2