intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bù trừ sáng +/- EV

Chia sẻ: Nguyen Van Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đơn giản, nút EV cho phép bạn nhanh chóng điều chỉnh nếu hình ảnh của bạn thiếu sáng "(tối) hoặc thừa sáng (sáng). Nó hoạt động là khá đơn giản. Khi bạn chụp ảnh, máy ảnh sẽ tự động để điều bằng cách thay đổi tốc độ chụp hoặc khẩu độ sao cho bức ảnh của bạn không quá sáng hoặc quá tối. Một số máy ảnh hiện đại làm điều này tốt hơn so với những máy ảnh bình thường nhưng đó là một câu chuyện khác xin không đề cập đến trong chuyên mục này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bù trừ sáng +/- EV

  1. Hôm trước thấy các bác bàn về các chế độ chụp của máy ảnh xôm quá. Đọc được bài này em (tinh) dịch lại chia sẻ cùng các bác bàn luận cho vui he he Sử dụng +/- EV Tác giả: Darren Rowse Nguồn: http://www.digital-photography-school.com/ev-compensation-explained Tôi đã sử dụng nút +/-EV (Exposure Value) trên máy ảnh của tôi nhiều hơn bất kỳ của các nút khác vì vậy tôi nghĩ tôi sẽ chia sẻ với bạn lý do tại sao và khi nào tôi sử dụng nó. Nhưng trước khi vào chủ đề chính, hãy để tôi giải thích ngắn gọn cho bạn nút EV là gì và nó hoạt động thế nào. Để đơn giản, nút EV cho phép bạn nhanh chóng điều chỉnh nếu hình ảnh của bạn thiếu sáng "(tối) hoặc thừa sáng (sáng). Nó hoạt động là khá đơn giản. Khi bạn chụp ảnh, máy ảnh sẽ tự động để điều bằng cách thay đổi tốc độ chụp hoặc khẩu độ sao cho bức ảnh của bạn không quá sáng hoặc quá tối. Một số máy ảnh hiện đại làm điều này tốt hơn so với những máy ảnh bình thường nhưng đó là một câu chuyện khác xin không đề cập đến trong chuyên mục này. Khi bạn sử dụng nút EV, là bạn đang “nói” cho máy ảnh biết bức ảnh sẽ sáng hay tối để máy ảnh đưa ra các tính toàn tốc độ chụp hoặc khẩu độ cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng nút EV trong các chế độ: P (tự động), S hoặc Tv (ưu tiên tốc độ) hoặc A (ưu tiên khẩu độ). Lưu ý: Bạn không thể sử dụng nút EV trong chế độ M vì khi đó bạn đã kiểm soát cả tốc độ màn trập và khẩu độ bằng tay. Hãy xem một số ví dụ dưới đây. Tôi chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ khi tăng EV tôi thấy tốc độ màn chập giảm và khi giảm EV thì tốc độ màn chập tăng lên.
  2. Không điều chỉnh EV Tại +1 EV tốc độ chụp được ở 1/320 giây 
  3. Tại +2 EV tốc độ chụp được ở 1 / 160 giây 
  4. Sau đó tôi chụp thiếu sáng khi điều chỉnh -1 EV và kết quả là tốc độ màn trập đã đạt đến 1 / 1250 giây 
  5. Tại -2 EV tốc độ chụp được ở 1 / 2500 giây 
  6. Như vậy, bạn có thể thấy, máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp để cho vào nhiều hay ít ánh sáng dựa trên việc điều chỉnh EV của tôi.  Vậy khi nào sẽ sử dụng +/- EV? Bạn có thể đang nghĩ rằng: "Tuyệt, bây giờ tôi hiểu làm thế nào để sử dụng nút +/-EV... nhưng khi nào tôi cần phải sử dụng đến nút này? Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ luôn sử dụng nó? Bạn không còn tin tưởng máy ảnh của bạn đủ thông minh để xử lý các tình huống cho bạn ? " Tôi không thể đi liệt kê tất cả các tình huống nhưng tôi xin giới thiệu cho bạn một vài tình huống sử dụng +/-EV phổ biến nhất. * Máy ảnh của bạn có xu hướng (quá) thừa hay thiếu sáng: Chiếc Nikon D200 của tôi có xu hướng thừa sáng của EV khoảng 0,3. Vì vậy, những gì tôi đã làm để khắc phục vấn đề là đặt EV của tôi ở -0,3. * Bạn cần tốc độ màn trập cao hơn: Tôi thường chụp chim và chúng có thể di chuyển khá nhanh nên đôi khi để bắt kịp chuyển động của chúng tôi cần là một tốc độ chụp cao nhất có thể. Khi chụp chúng từ xa và tôi đang sử dụng ống kính VR 80-400mm chụp ở 400mm thì tôi cần 1 tốc độ chụp đủ nhanh để giảm thiểu việc bi nhòe hình do rung máy ảnh. Điều đầu tiên tôi làm là chọn chế độ A và thiết lập khẩu độ (số nhỏ nhất) để có được nhiều ánh sáng nhất. Sau đó, tôi điều chỉnh giảm EV khoảng -0,7. Tôi chấp nhận 1 bức ảnh hơi tối để sau đó tôi có thể xử lý hậu kỳ hơn là 1 bức ảnh đủ sáng nhưng bị nhòe do không đạt được tốc độ chụp momg muốn. * Chủ đề sáng hơn hoặc tối hơn hậu cảnh: Ví dụ bạn chụp 1 con chim mà nó chỉ chiếm 1 vị trí nhỏ trong khuôn hình và lượng ánh sáng chiếu vào nó lớn hơn hậu cảnh. Khi ấy bạn có thể giảm EV để lấy lại được chi tiết khi bị ánh sáng chiếu quá nhiều (tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng các chế độ đo sáng để áp dụng nhưng nó không nằm trong phạm vi đề cập của bài viết này). Ngược lại, bạn có thể tăng EV nếu chủ thể của bạn tối hơn hậu cảnh. Hình phía trên được chụp bình thường, hinh dưới điều chỉnh -1,3 EV
  7. * Bầu trời sáng  Khi bạn đang định chụp 1 bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp với bầu trời xanh, mây trắng mà bạn lại quên không mang theo kính lọc ND (ND filter). Kệ mịa, cứ chụp và bầu trời xanh trong bức ảnh của bạn trở thành bầu trời trắng (do quá thừa sáng). Khốn thật, phải làm gì bây giờ? Hãy chụp thiếu sáng – underexpose (bằng cách sử dụng nút +/-EV hợp lý) để có được bức hình với bầu trời xanh
  8. như ý muốn. Và nếu có chân máy thì việc chụp và sau đó ghép bầu trời với mặt đất bằng Photoshop từ những bức hình với sự điều chỉnh +/- EV khác nhau để có 1 bức hình hoàn hảo thật không mấy khó khăn. Bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật chụp HDR để có bức hình như ý nhưng đó lại là kỹ thuật phúc tạp hơn nhiều so với việc ấn 1 nút +/-EV. Và như vậy nút +/-EV với bạn bây giờ không còn là bí ẩn nữa. Nếu bạn có sử dụng nút +/-EV trong các tình huống khác, xin vui lòng chia sẻ với tất cả mọi người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2