intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

72
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 179 đối tượng, là các phụ huynh có con nhỏ từ 3 đến 5 tuổi có cho bé sử dụng đồ chơi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang

  1. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO - TIỀN GIANG FACTORS AFFECTING CONSUMER BEHAVIOR OF TOYS FOR CHILDREN IN MY THO - TIEN GIANG CITY Trần Thị Nguyệt Thanh, Nguyễn Thị Mỹ Phương GVHD: ThS. Võ Xuân Hưởng Trường Đại học Tiền Giang nguyetthanh148@gmail.com TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 179 đối tượng, là các phụ huynh có con nhỏ từ 3 đến 5 tuổi có cho bé sử dụng đồ chơi. Quá trình khảo sát được thực hiện tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang. Trong nghiên cứu này, phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và phương pháp phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để làm rõ các mối quan hệ giữa các nhân tố trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đồ chơi cho bé của người tiêu dùng là “Sự tiện lợi”, “Chất lượng” và “Chiêu thị”. Trong đó, nhân tố có tác động mạnh nhất đến hành vi của người tiêu dùng là “Sự tiện lợi”. Từ khoá: hành vi tiêu dùng, đồ chơi. ABSTRACT The purpose of the study was to analyze factors affecting consumer behavior of toys for children in My Tho - Tien Giang City. The study was conducted on 179 parents having children age 3 to 5 that have used the toys. The survey was carried out in My Tho - Tien Giang City. In this study, reliable Cronbach Alpha coefficient method, Exploratory Factor Analysis (EFA) method, multivariable regression analysis and ANOVA variance analysis methods are used to clarify the relationship of the factors. The results showed that there are 3 major factors affecting the decision of consumers, namely, convenience, quality styling product and promotion elements. Among them, convenience is most strongly influent factors on consumer behavior. Keywords: Consumer behavior, toy. 1. Giới thiệu Đồ chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ trong cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, đồ chơi rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bất cứ trẻ em nào cũng đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi. Các em sống, thao tác và hoạt động cùng với đồ chơi. Đồ chơi là phương tiện giúp trẻ học tập, phát hiện ra những mối quan hệ trong xã hội, dần dần biết cách gia nhập vào các mối quan hệ đó. Ngoài ra, đồ chơi còn giúp trẻ trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, từ đó giúp trẻ được phát triển cân đối hài hòa. Vì vậy, đồ dùng đồ chơi có tác dụng to lớn và ý nghĩa sâu sắc trong việc phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này… Nếu được lựa chọn đúng, đồ chơi sẽ là một phương tiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Cho nên việc chọn mua đồ chơi cho trẻ em là một nhu cầu ưu tiên được các gia đình quan tâm. Do tác động quan trọng của đồ chơi đối với trẻ em như vậy, mà sản xuất các loại đồ chơi đẹp, mới lạ, có tác dụng giáo dục, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ khi chơi luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong ngành công nghiệp đồ chơi. Các hãng đồ chơi trẻ em hiện nay luôn cố gắng theo kịp sự thay đổi liên tục về nhu cầu đồ chơi của các bé. Theo kết quả điều tra thì toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 376.575 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm tỷ lệ 22,8% dân số của tỉnh), trong đó trẻ em 0 đến dưới 6 tuổi là 150.808 em [6]. Số lượng trẻ em không ngừng tăng qua mỗi năm tạo ra một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm đồ chơi dành cho trẻ. Thị trường Mỹ Tho - Tiền Giang là nơi có nhiều cửa hàng lớn nhỏ kinh doanh đồ chơi trẻ em. Tuy nhiên 265
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng rất ít thấy được đồ chơi trẻ em có nguồn gốc từ Việt Nam. Rõ ràng cơ hội cho các công ty sản xuất đồ chơi là rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong công việc kinh doanh của mình. Một trong các vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là phụ huynh sẽ chọn sản phẩm đồ chơi nào cho trẻ. Những yếu tố nào tác động mạnh vào hành vi tiêu dùng của họ. Vì vậy, bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi của trẻ em tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang” được nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ chơi trẻ em hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Từ cơ sở lý thuyết nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2002). Bên cạnh đó, kế thừa quan điểm của Feigenbaum (1991), Russell (1999) và thực tế nghiên cứu tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại thị trường Mỹ Tho - Tiền Giang, nghiên cứu này sẽ lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em như hình 1 dưới đây: Giá Kiểu dáng Chất lượng đồ chơi Hành vi Nhóm ảnh hưởng tiêu dùng Sự tiện lợi Chiêu thị Thương hiệu Hình 1. Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu: Các yếu tố (giá, chất lượng đồ chơi, sự tiện lợi, thương hiệu, kiểu dáng, nhóm ảnh hưởng, chiêu thị) có mối tương quan cùng chiều với hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em của phụ huynh tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu này được dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tại Mỹ Tho - Tiền Giang. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua bảng khảo sát các phụ huynh để thu thập số liệu. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện với kích thước mẫu là 179. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết với phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui bội,… thông qua phần mềm SPSS 18.0. Sau đó, kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đề ra giải pháp. 266
  3. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD * Khung nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ Cơ sở lý thuyết Thang đo dự kiến (n = 5) Thang đo chính Điều chỉnh thang đo thức Nghiên cứu chính thức Phân tích Cronbach Alpha (n = 179) Thống kê mô tả Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi qui bội Hình 2. Khung nghiên cứu 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Giới thiệu về mẫu điều tra Mẫu được nghiên cứu tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang gồm trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm, Bông Sen, Phước Thạnh, Tuổi Ngọc, Hoa Hồng, Hùng Vương, Sao Sáng. Tác giả đã tiến hành điều tra 200 phiếu, sau khi tiến hành nhập số liệu và sàng lọc phiếu điều tra thì kết quả có 179 phiếu hợp lệ đúng với mục đích khảo sát (chiếm tỉ lệ 8 9 , 5 %). Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin bị loại bỏ do người được điều tra đánh cùng một loại lựa chọn… Kết quả khảo sát về thông tin của người tiêu dùng được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Các thông tin về bé và phụ huynh Tiêu chí Phân Loại Số lượng Tỉ lệ % Nam 98 54,75 Giới tính bé Nữ 81 45,25 3 tuổi 25 13,97 Tuổi bé 4 tuổi 26 14,53 5 tuổi 128 71,51 Nhân viên văn phòng 42 23,46 Công nhân trong các doanh nghiệp 53 29,61 Nghề nghiệp Buôn bán 47 26,26 Khác 37 20,67 Dưới 3 triệu 30 16,76 Từ 3 đến 5 triệu 103 57,54 Thu nhập Từ 5 đến 10 triệu 34 18,99 267
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trên 10 triệu 12 6,70 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015) - Về độ tuổi: các bé 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 71,5% vì bé ở độ tuổi này nhận thức rõ ràng hơn về thế giới xung quanh và sử dụng đồ chơi nhiều hơn phục vụ cho việc khám phá thế giới, để giúp bé tăng sức sáng tạo, giải trí và tiếp cận với cuộc sống. - Về giới tính: bé trai chiếm tỉ lệ cao nhất 54,7% vì bé trai thường hiếu động hơn bé gái và mau chán nên việc thường xuyên mua đồ chơi sẽ nhiều hơn so với bé gái. Việc lựa chọn đồ chơi trẻ em theo giới tính của bé rất được phụ huynh quan tâm. Vì vậy, các doanh nghiệp cần sản xuất đồ chơi giúp bé có được sự lựa chọn phù hợp về cả độ tuổi và giới tính để có thể kích thích khả năng sáng tạo và phát triển tư duy thông minh hơn cho bé theo từng giai đoạn nhất định. - Về nghề nghiệp của phụ huynh: số công nhân trong các doanh nghiệp có tỉ lệ cao nhất. Thêm vào đó thu nhập của họ không cao, chỉ ở mức trung bình (từ 3 đến 5 triệu đồng). Vì vậy giá cả đồ chơi là một trong những yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh trên thị trường không có nhiều thời gian để tìm hiểu thông tin về đồ chơi cho bé. Đây cũng là vấn đề mà các nhà kinh doanh đồ chơi trẻ em nên quan tâm và cần có chiến lược xúc tiến sản phẩm đồ chơi trẻ em một cách hiệu quả nhất. - Về mức thu nhập: có 30 phụ huynh có thu nhập thấp hơn 3 triệu đồng/tháng, chiếm 16,8%, đa số các bậc phụ huynh có mức thu nhập hàng tháng từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng/ tháng. Với tỉ lệ nghề nghiệp như trên thì đa số thu nhập từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng là hoàn toàn phù hợp. 3.1.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Công cụ chính để xác định độ tin cậy của các thang đo là hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp hay còn gọi là các biến rác. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến - tổng thể (item-total correlation) là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì chứng tỏ sự tương quan của biến với các biến khác trong nhóm càng cao và hệ số tương quan biến - tổng thể phải bằng hoặc lớn hơn 0,3. Như vậy, theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo. Bảng 2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các thành phần thang đo Trung bình Phương Tương Alpha thang đo sai thang BIẾN QUAN SÁT quan nếu loại nếu loại đo nếu biến-tổng biến biến loại biến Giá: Cronbach Alpha = 0,700 Giá phù hợp với thu nhập 7,01 2,723 0,398 0,610 Giá phù hợp với chất lượng 6,60 2,185 0,375 0,483 Sản phẩm có giá cạnh tranh 6,57 3,083 0,208 0,698 Chất lượng: Cronbach Alpha = 0,743 Đồ chơi phải đảm bảo an toàn 6,93 2,983 0,302 0,694 Đồ chơi không có chất độc hại 7,01 2,333 0,398 0,682 268
  5. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Đồ chơi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ 7,43 2,698 0,308 0,684 Sự tiện lợi: Cronbach Alpha = 0,726 Sản phẩm dễ tìm mua 7,09 2,644 0,229 0,748 Luôn có sẵn tại điểm bán 6,60 2,510 0,363 0,644 Được nhân viên tư vấn nhiệt tình, dễ chọn lựa 6,82 2,035 0,449 0,690 Thương hiệu: Cronbach Alpha = 0,738 Thương hiệu trong nước 6,26 2,521 0,500 0,686 Thương hiệu nước ngoài 6,15 2,331 0,531 0,608 Thương hiệu lâu năm, uy tín 6,82 2,612 0,477 0,827 Kiểu dáng: Cronbach Alpha = 0,866 Kiểu dáng phải đẹp 5,98 5,921 0,484 0,859 Kiểu dáng phải phù hợp với giới tính trẻ 6,13 6,000 0,621 0,781 Kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi của trẻ 5,89 5,904 0,605 0,794 Nhóm ảnh hưởng: Cronbach Alpha = 0,682 Ảnh hưởng bởi bạn bè khi mua đồ chơi cho bé 6,89 2,538 0,357 0,735 Tham khảo ý kiến gia đình 6,97 1,960 0,399 0,428 Mua theo hướng dẫn của giáo viên 6,70 2,291 0,342 0,564 Chiêu thị: Cronbach Alpha = 0,651 Sản phẩm quảng cáo thường xuyên 8,03 2,059 0,377 0,623 Dịch vụ bán hàng 7,67 1,612 0,392 0,638 Có chương trình khuyến mãi khi mua 8,03 1,982 0,318 0,776 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Kết quả nghiên cứu về đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua việc đánh giá hệ số Cronbach Alpha của các biến được trình bày ở bảng 2 cho thấy đa số các thành phần đều có hệ số tin cậy Cronbach Alpha cao (đều lớn hơn 0,6) ngoại trừ các biến “Giá phù hợp với chất lượng, Tham khảo ý kiến gia đình, Mua theo hướng dẫn của giáo viên” bị loại vì hệ số tin cậy nhỏ hơn 0,6. Theo lý thuyết thì những giá trị nào có hệ số tương quan giữa biến - tổng nhỏ hơn 0,3 thì xem như bị loại và biến đó là “Sản phẩm có giá cạnh tranh, Sản phẩm dễ tìm mua”. Các biến còn lại thỏa mãn yêu cầu về hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, 16 biến đo lường còn lại được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA. 269
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3.1.3. Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố EFA NHÂN TỐ BIẾN QUAN SÁT 1 2 3 4 5 Luôn có sẵn tại điểm bán 0,829 Dịch vụ bán hàng 0,420 Được nhân viên tư vấn nhiệt tình, dễ chọn lựa 0,755 Đồ chơi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ 0,829 Đồ chơi không có chất độc hại 0,820 Đồ chơi phải đảm bảo an toàn 0,755 Kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi của trẻ 0,943 Kiểu dáng phải đẹp 0,706 Kiểu dáng phải phù hợp với giới tính trẻ 0,596 Thương hiệu nước ngoài 0,910 Thương hiệu trong nước 0,849 Thương hiệu lâu năm, uy tín 0,612 Giá phù hợp với thu nhập 0,404 Sản phẩm được quảng cáo thường xuyên 0,820 Ảnh hưởng bởi bạn bè khi mua đồ chơi cho bé 0,418 Có chương trình khuyến mãi khi mua 0,698 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Bảng 4. Chỉ số KMO khi phân tích nhân tố CHỈ SỐ KMO 0,769 Approx. Chi-Square 913,163E3 Bartlett's Test of Df 225 Sphericity Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Kết quả thu được sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS 18.0 có KMO = 0,769 (lớn hơn 0,5) và xác suất của các thành phần thang đo có Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05. Điều này đã bác bỏ giả thuyết H0 và chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA ở đây là thích hợp. 270
  7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Tuy nhiên, dựa vào kết quả thu được ta thấy trong số 16 biến quan sát thuộc các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em tách thành 5 nhóm nhân tố mới với hệ số tương quan giữa các biến quan sát với nhóm nhân tố lớn hơn 0,5. Trong đó loại biến “Dịch vụ bán hàng, Giá phù hợp với thu nhập, Ảnh hưởng bởi bạn bè khi mua đồ chơi cho bé” do hệ số tương quan giữa biến quan sát với nhóm nhân tố nhỏ hơn 0,5. Đồng thời, mức giá trị eigenvalues là 1,157 (lớn hơn 1) và tổng phương sai được giải thích là 70,913 %, nghĩa là 5 nhân tố được trích ra có thể giải thích được 70,913 % biến thiên của dữ liệu. Kết quả có 5 nhân tố mới được rút ra, cụ thể ở bảng 5: Bảng 5. Các nhóm nhân tố mới được rút ra Mã hóa Tên các nhóm nhân tố Các biến quan sát Luôn có sẵn tại điểm bán N1 Sự tiện lợi Được nhân viên tư vấn nhiệt tình, dễ chọn lựa Đồ chơi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ N2 Chất lượng Đồ chơi không có chất độc hại Đồ chơi phải đảm bảo an toàn Kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi của trẻ N3 Kiểu dáng Kiểu dáng phải đẹp Kiểu dáng phải phù hợp với giới tính trẻ Thương hiệu nước ngoài N4 Thương hiệu Thương hiệu trong nước Thương hiệu lâu năm, uy tín Sản phẩm được quảng cáo thường xuyên N5 Chiêu thị Có chương trình khuyến mãi khi mua (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Kết quả thu được sau khi đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 bằng phần mềm SPSS 18.0 có KMO = 0,713 và xác suất của các thành phần thang đo có Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05. Điều này đã bác bỏ giả thuyết H0 và đã chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá EFA ở đây là thích hợp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy thang đo các yếu tố của hành vi tiêu dùng được xác định bởi 5 nhân tố mới với 13 biến quan sát còn lại. 3.1.4. Phân tích hồi qui Mô hình hồi qui tuyến tính bội: HVTD = α0 + β1N1 + β2N2 + β3N3 + β4N4 + β5N5 Trong đó HVTD: Hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em của phụ huynh - là thành phần phụ thuộc, 5 thành phần còn lại là những thành phần độc lập và được giả định là các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em. α0: hệ số chặn của hàm hồi qui, βi: (với i = 1, 2, 3, 4, 5): các tham số hồi qui, đo lường độ lớn và chiều hướng ảnh hưởng của biến độc lập đối với thành phần phụ thuộc, được tính toán bằng phần mềm SPSS 18.0. 271
  8. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng * Đánh giá độ phù hợp của mô hình Bảng 6. Hệ số xác định R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 0,827a 0,679 0,675 0,712 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Hệ số xác định R và R hiệu chỉnh (Adjusted R Square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của 2 2 mô hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng 2 cao. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính đa biến dựa vào bảng 6 có hệ số xác định R là 0,679 và hệ số 2 xác định R hiệu chỉnh là 0,675 tức 67,5% sự biến thiên của mức độ hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các thành phần độc lập. Mức độ phù hợp của mô hình này tương đối cao. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể hay không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình. * Kiểm định độ phù hợp của mô hình Giả thuyết: H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = 0. Có nghĩa là các thành phần độc lập (N1: Sự tiện lợi, N2: Chất lượng, N3: Kiểu dáng, N4: Thương hiệu, N5: Chiêu thị) không có mối liên hệ tuyến tính với thành phần phụ thuộc (Hành vi tiêu dùng). Với mức ý nghĩa α = 5%. Nếu Sig < 5%: ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có mối liên hệ tuyến tính giữa thành phần phụ thuộc với ít nhất một trong các thành phần độc lập. Và ngược lại, nếu Sig ≥ 5%: ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa thành phần phụ thuộc với các thành phần độc lập. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa bội ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA sau (bảng 7): Bảng 7. Phân tích phương sai của mô hình hồi qui (ANOVA) Tổng bình Trung bình Biến thiên Độ tự do Giá trị F Sig. phương bình phương Hồi qui (Regression) 128,789 3 64,395 132,394 0,000a Phần dư (Residual) 76,530 163 0,326 Tổng 205,319 166 a. Nhân tố độc lập: N5, N1, N2, N4, N3 b. Nhân tố phụ thuộc: HVTD (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Trong bảng phân tích phương sai ANOVA - bảng 7, trị số thống kê F được tính từ giá trị R square có giá trị Sig.=0,000 rất nhỏ (nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05): ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có tồn tại mối liên hệ tuyến tính giữa hành vi tiêu dùng với ít nhất một trong các nhân tố: N1, N2, N3, N4, N5. Điều này cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến với tập dữ liệu. Như vậy các thành phần độc lập trong mô hình có quan hệ với thành phần phụ thuộc, mô hình có thể sử dụng được. Qua kết quả bảng 8 dưới đây cho thấy: - “Sự tiện lợi” - N1 có hệ số hồi qui riêng phần là 0,501, với Sig = 0,000. Đồng nghĩa với nhân tố N1 ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh. 272
  9. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - “Chất lượng” - N2 có hệ số hồi qui riêng phần là 0,369, với Sig = 0,017. Đồng nghĩa với nhân tố N2 ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh. - “Chiêu thị” - N5 có hệ số hồi qui riêng phần là 0,091, với Sig = 0,031. Đồng nghĩa với nhân tố N5 ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh. - “Kiểu dáng” - N3, “thương hiệu”- N4 có hệ số hồi qui riêng phần lần lượt là 0,080 và 0,044, không có ý nghĩa thống kê với Sig = 0,347 và 0,113. Đồng nghĩa với nhân tố N3, N4 ít ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh. Bảng 8. Các hệ số hồi qui trong mô hình hồi qui Hệ số hồi qui Các hệ số hồi qui chuẩn chưa chuẩn hóa hóa Mức ý Nhân tố T nghĩa Beta Sai số chuẩn Beta (Constant) -0,144 0,281 -1,222 0,222 N1 0,501 0,050 0,387 10,070 0,000 N2 0,369 0,042 0,331 8,729 0,017 N3 0,080 0,050 0,065 1,586 0,347 N4 0,044 0,046 0,037 0,942 0,113 N5 0,091 0,042 0,076 2,162 0,031 a. Dependent Variable: HVTD (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS năm 2015) Căn cứ vào hệ số Beta, chúng ta có thể xác định được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em của các bậc phụ huynh, nếu trị tuyệt đối của hệ số Beta nào càng lớn thì yếu tố đó có ảnh hưởng càng mạnh đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em. Nhìn vào hệ số Beta của phương trình, chúng ta có thể thấy rằng, khách hàng bị tác động mạnh nhất là nhân tố “Sự tiện lợi”, thứ hai là “Chất lượng” và nhân tố thứ ba là “Chiêu thị” đến hành vi tiêu dùng đồ chơi trẻ em. Phương trình hồi qui tuyến tính của mô hình có dạng: HVTD = - 0,144 + 0,501*N1 + 0,369*N2 + 0,091*N5 Tóm lại, kết quả kiểm định hệ số hồi qui các biến độc lập cho thấy chấp nhận giả thuyết có nghĩa là các nhân tố N1, N2, N5 có mối quan hệ dương với hành vi tiêu dùng đồ chơi của các phụ huynh. Như vậy, các bậc phụ huynh bị tác động mạnh nhất khi tiêu dùng đồ chơi trẻ em là nhân tố “Sự tiện lợi”, “Chất lượng”, “Chiêu thị”. Bên cạnh đó cũng có các yếu tố (kiểu dáng, thương hiệu) tác động thấp đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh. Song, không phải vì vậy mà ta loại bỏ các yếu tố tác động thấp này. Và đây chính là cơ sở để chúng ta đề ra giải pháp. 3.2. Đánh giá Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin mới, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Nguồn thông tin này sẽ góp phần giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược, tạo một tiền đề, một hướng đi mới trong tương lai cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em. Nhà nước cũng có thể dựa vào kết quả nghiên này để đưa ra một số chính sách nhằm phát triển thị trường đồ chơi trong nước và có thể vươn xa ra thị trường thế giới. 273
  10. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Với kết quả này các doanh nghiệp trong ngành này có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường tiếp theo để bổ sung và hoàn chỉnh dự án nghiên cứu, đồng thời có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để xây dựng các chương trình thu hút khách hàng, quảng cáo, khuyến mại đúng hướng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp trong ngành đồ chơi trẻ em tại thành phố Mỹ Tho nói riêng và Việt Nam nói chung. 4. Kết luận Đề tài đã sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sau khi sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha đã loại bỏ 5 biến rác trong 21 biến quan sát ban đầu, còn lại 16 biến quan sát cho phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA từ 16 biến quan sát đã rút trích thành 5 nhân tố mới là N1: Sự tiện lợi, N2: Chất lượng, N3: Kiểu dáng, N4: Thương hiệu, N5: Chiêu thị. Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy, trong nhóm các thành phần được đưa vào khảo sát thì có 3 thành phần ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của phụ huynh, trong đó thành phần quan trọng thứ nhất là “Sự tiện lợi”, thành phần quan trọng thứ hai là “Chất lượng” và thành phần quan trọng thứ ba là “Chiêu thị”. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các bậc phụ huynh tại thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang rất quan tâm những đồ chơi có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có thể giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Thông qua các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất những giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng đồ chơi trẻ em tại Mỹ Tho - Tiền Giang.  Giải pháp về sự tiện lợi Nhân tố sự tiện lợi khi mua sản phẩm có tác động mạnh đối với hành vi tiêu dùng đồ chơi cho bé của các phụ huynh. Kết quả này tương đối phù hợp với tình hình thực tế. Qua khảo sát cho thấy, khi chọn đồ chơi cho con khách hàng rất chú ý đến những tiện lợi khi mua sản phẩm như dễ dàng tìm mua sản phẩm, dễ lựa chọn, được nhân viên bán hàng tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình. Vì vậy doanh nghiệp cần: - Chọn địa điểm bán hàng thuận lợi, có thể gần trường học. - Đào tạo đội ngũ bán hàng giỏi.  Giải pháp về chất lượng Chất lượng sản phẩm là điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Tuy nhiên, người tiêu dùng khó có thể nhận biết được. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em cần: - Ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, chất liệu, công dụng, cách chơi cho bé trên bao bì sản phẩm đồ chơi. - Các cửa hàng chuyên bán đồ chơi trẻ em nên trưng bày bản cam kết đối với khách hàng về việc nhập và bày bán đồ chơi an toàn có chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng hàng hoá. - Sản phẩm cần được bày trí gọn gàng, sạch sẽ, có sự đảm bảo, phân loại rõ ràng giữa các loại đồ chơi, bày trí phân bổ theo từng dòng sản phẩm.  Giải pháp về chiêu thị - Thực hiện quảng cáo với các phương thức: Quảng cáo ngoài trời (Pano, bảng hiệu), quảng cáo trên báo chí, trên Internet... - Chú trọng việc quảng cáo thông qua hệ thống phân phối, các cửa hàng kinh doanh như pano, hộp đèn… - Có thể liên kết với các trường mầm non, các mạnh thường quân mua hàng vào dịp Tết trung thu, Quốc tế thiếu nhi hay phát thưởng cho các bé vào cuối năm học. 274
  11. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD - Xây dựng và đưa vào trong nội dung quảng cáo thông điệp mà mình muốn chuyển tải, thông qua đó, giúp các bậc phụ huynh dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu. - Xây dựng một chiến lược khuyến mãi có hệ thống và độc đáo, mang dấu ấn riêng cho nhãn hàng của mình, không nên chạy theo và bắt chước các thương hiệu khác. - Các doanh nghiệp không nên tập trung khuyến mãi vào cuối năm mà nên chia đều trong suốt cả năm nhằm thu hút và giữ được một lượng khách hàng ổn định. Có thể khuyến mãi vào dịp cuối năm học, Quốc tế thiếu nhi…để kích thích các bậc phụ huynh mua đồ chơi cho bé.  Giải pháp khác - Thương hiệu: Thương hiệu là thành phần có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đồ chơi cho bé. Yếu tố này chi phối và có sức ảnh hưởng tương đối mạnh đối với lựa chọn sản phẩm. Qua khảo sát cho thấy, khách hàng thích mua những loại đồ chơi có thương hiệu nổi tiếng, những sản phẩm có kích cỡ và thiết kế bao bì đẹp. Mẫu thiết kế bao bì càng bắt mắt, khách hàng thường có xu hướng mua sản phẩm đó nhiều hơn. Do phần lớn, các bậc phụ huynh chọn mua sản phẩm thường đánh giá sản phẩm qua yếu tố cảm quan bên ngoài. Vì vậy doanh nghiệp cần chú ý đến thương hiệu thu hút người tiêu dùng. - Kiểu dáng: Đồ chơi trẻ em trên thị trường rất đa dạng về mẫu mã, chất lượng… từ đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi bằng gỗ đến sành, sứ, vải… Tuy nhiên khi lựa chọn đồ chơi cho bé các phụ huynh cũng rất quan tâm về kiểu dáng, mẫu mã cho phù hợp với lứa tuổi của bé. Vì vậy doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em cần: + Cải tiến công nghệ trong dây chuyền sản xuất để đưa ra thị trường những sản phẩm đẹp và nhiều tiện ích, giá cả phải chăng. + Đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi của bé. + Đồ chơi phải đảm bảo tính an toàn và kiểu dáng, màu sắc phải bắt mắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh. [2] Lưu Thanh Đức Hải (2010), Bài giảng nghiên cứu Marketing, Tài liệu nội bộ Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ. [3] Mai Văn Nam (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản văn hoá thông tin. [4] Philip Kotler (2005), Marketing căn bản. NXB Giao thông vận tải. [5] Huyền Cao (2015), Thị trường đồ chơi trẻ em: Hàng Việt ở đâu? ngày truy cập 10/7/2015, http://vietpress.vn/2015070702165990p116c70/thi-truong-do-choi-tre-em-hang-viet-o-dau.htm. [6] Nguyễn Thị Hảo (2014), Ghi nhận kết quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm 2011 đến nay, ngày truy cập: 10/7/2015, http://soytetiengiang.gov.vn/LDTBXH/50/813/2640/44151/Bao-ve--cham-soc-tre-em/Ghi-nhan- ket-qua-cong-tac-bao-ve--cham-soc-va-giao-duc-tre-em-tu-nam-2011-den-nay.aspx. 275
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2