Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
lượt xem 4
download
Bác sĩ Bệnh viện Mắt T.Ư khám, chẩn đoán cho người bệnh. Theo báo cáo giám sát của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hiện nay đang xuất hiện nhiều người mắc bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do vi-rút Adeno. Bệnh đang có nguy cơ gia tăng, lan rộng trong cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
- Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ Bác sĩ Bệnh viện Mắt T.Ư khám, chẩn đoán cho người bệnh. Theo báo cáo giám sát của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố hiện nay đang xuất hiện nhiều người mắc bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do vi-rút Adeno. Bệnh đang có nguy cơ gia tăng, lan rộng trong cộng đồng. Các bác sĩ chuyên ngành Mắt nhận định: năm nay, bệnh xuất hiện muộn hơn nhưng tiến triển nhanh và mức độ trầm trọng hơn. Bệnh không thật sự nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng nhưng rất dễ lây lan. Vì vậy mọi người dân cần nắm rõ và có biện pháp dự phòng hiệu quả. TS Phạm Ngọc Ðông, Trưởng khoa Kết giác mạc Bệnh viện Mắt T.Ư cho biết: Bệnh viêm kết mạc cấp hay dân gian gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, vào mùa hè, thu, bệnh thường gặp hơn và có thể lây
- lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Viêm kết mạc cấp biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng như cộm mắt, ngứa, có tiết tố (rử mắt). Phần kết mạc (lòng trắng) đỏ dần, có thể đỏ toàn bộ mắt. Nặng hơn, mi mắt có thể sưng nề, đỏ. Người bệnh có thể thấy nước mắt chảy ra có mầu hồng do các mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết, thoát huyết tương. Phần kết mạc mi có thể có giả mạc trắng. Ðiểm đặc biệt trong viêm kết mạc cấp là người bệnh không bị giảm thị lực (khả năng nhìn trước và khi bị bệnh là như nhau). Người bệnh có thể khó nhìn do rử mắt che khuất, sau khi lau sạch rử, mắt lại nhìn được bình thường. Viêm kết mạc cấp có thể do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra. Tuy nhiên, ở giai đoạn sớm, một số trường hợp cũng có biểu hiện đỏ mắt nhưng lại không phải là viêm kết mạc cấp như viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu đỏ mắt, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán bệnh đúng và điều trị kịp thời. Không nên tự ý đi mua thuốc điều trị, vì có thể có những loại thuốc không phù hợp, dễ gây biến chứng. Với các trường hợp viêm kết mạc cấp, cho dù do vi khuẩn hay vi-rút gây ra thì người bệnh cũng vẫn cần dùng thuốc kháng sinh tra mắt nhằm loại trừ tác nhân gây bệnh (với viêm kết mạc do vi khuẩn) hoặc chống bội nhiễm (với viêm kết mạc do vi-rút). Tùy theo mức độ viêm nặng hay nhẹ, các bác sĩ có thể cân nhắc dùng corticoid dạng tra mắt để làm giảm mức độ viêm, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Việc dùng loại thuốc nào, với liều bao nhiêu phải do bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc, nhất là khi dùng corticoid tra mắt. Nếu được điều trị đúng, viêm kết mạc cấp sẽ khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì trong vòng từ mười đến 15 ngày điều trị. Khi bị bệnh, không nên tự ý điều trị hoặc dùng thuốc của người khác vì một số người bệnh có thể có các biến chứng ở giác mạc. Tuyệt đối không được đắp lá, xông lá trầu không vì những biện pháp này không những không làm bệnh khỏi nhanh hơn mà còn có thể gây nhiễm khuẩn hoặc bỏng giác mạc, kết mạc.
- Viêm kết mạc cấp, nhất là viêm kết mạc cấp do vi-rút có khả năng lây lan nhanh, làm cho nhiều người mắc bệnh. Viêm kết mạc cấp lây lan chủ yếu qua đường tay - mắt. Vì vậy, để phòng viêm kết mạc cấp, cả người bệnh và người chưa mắc bệnh cần phải có ý thức về phòng bệnh. Với người đang bị viêm kết mạc cấp, cần rửa tay ngay bằng xà- phòng sau mỗi lần lau mắt, tra thuốc. Khăn mặt, khăn trải gối cần được giặt sạch bằng xà-phòng. Cần để riêng các giấy, bông lau mắt vì đây là nguồn nhiễm tác nhân gây bệnh quan trọng. Nếu có điều kiện, người bệnh nên cách ly (nghỉ học, nghỉ làm việc). Khi bị bệnh, cần đi khám để được điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian mang bệnh cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Ðối với người chưa mắc bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Nhân viên y tế sau khi khám cho người bệnh đau mắt đỏ cần rửa tay ngay bằng xà- phòng và các dung dịch sát khuẩn tay để tránh lây bệnh cho mình và cho những người bệnh khác. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng, rửa mặt bằng nước sạch. Có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn, nhất là tại các nhà trẻ, trường học, tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống, cách ly, điều trị kịp thời các trường hợp bị bệnh không để bệnh dịch bùng phát, lây lan. Tăng cường tuyên truyền rộng rãi về các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại cộng đồng... MINH HOÀNG Nhân viên y tế trường học không được tự điều trị đau mắt đỏ cho học sinh Trước diễn biến bệnh đau mắt đỏ có chiều hướng lây lan, Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trường học tăng cường theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh hằng ngày tại trường học. Khi học sinh có các biểu hiện sốt, đau mắt phải cách ly ngay, các học sinh bị đau mắt đỏ không nên đến trường. Ngoài ra, các trường cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, khăn mặt, khăn lau cho trẻ em, vệ sinh đồ dùng học tập, đồ chơi của trẻ (ở các trường mầm non). Ðặc biệt,
- nhân viên y tế trường học không tự điều trị đau mắt đỏ cho học sinh tại trường, khi chưa có hướng dẫn của cơ quan y tế. Ngăn ngừa đau mắt đỏ Gần nhà tôi ở có mấy người bị bệnh đau mắt đỏ, nên tôi rất lo bị lây bệnh. Mong bác sĩ hướng dẫn cách phòng chống bệnh? (Hoàng Thị Thêm - Quảng Nam) Trả lời Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, virut, viêm dị ứng gây ra.
- Các triệu chứng gồm: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa, cảm giác có sạn trong mắt. Yếu tố nguy cơ gây bệnh là: tiếp xúc với người bị viêm kết mạc, sử dụng kính áp tròng, vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều trị: viêm kết mạc do vi khuẩn nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh. Viêm kết mạc do virut dùng thuốc kháng virut. Viêm kết mạc dị ứng: nhỏ mắt bằng thuốc chống dị ứng, kháng histamin. Ăn thức ăn chứa các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như: cần tây, dầu cá, dầu gấc, lòng đỏ trứng gà, gan động vật... Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho mắt. Ngủ đủ thời gian từ 7- 8 giờ/ngày. Phòng bệnh cần phối hợp các biện pháp sau: hạn chế đến nơi công cộng. Không dụi tay bẩn hoặc khăn bẩn lên mắt. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ lao động.
- Không dùng chung khăn, chậu với người đau mắt đỏ. Nên cho các bé bị bệnh nghỉ ở nhà điều trị khỏi mới cho đến lớp nhà trẻ, mẫu giáo để tránh lây sang các trẻ khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi
5 p | 304 | 47
-
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU
7 p | 167 | 37
-
Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt
5 p | 186 | 17
-
Bài 16: Cách phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi
4 p | 149 | 16
-
Đề phòng bệnh Đau mắt đỏ
6 p | 120 | 14
-
10 CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU LƯNG CỰC KỲ HIỆU QUẢ
4 p | 108 | 13
-
Cách phòng ngừa hạ huyết áp
5 p | 168 | 12
-
4 thói quen vô tình gây bệnh trĩ
4 p | 72 | 9
-
Thuốc nam trị đau mắt đỏ
2 p | 170 | 8
-
101 thắc mắc về bệnh đau mắt đỏ
38 p | 70 | 7
-
Đông y trị chứng đau mắt
5 p | 92 | 6
-
Thức uống cho người đau mắt đỏ
5 p | 81 | 4
-
Bệnh sởi và cách phòng ngừa
4 p | 119 | 4
-
Đau mắt đỏ - phòng ngừa và cách điều trị
5 p | 160 | 4
-
Ngăn ngừa và Điều trị bệnh đau mắt đỏ
5 p | 95 | 4
-
Cách ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
7 p | 68 | 2
-
Phòng ngừa đúng cách để tránh dịch đau mắt đỏ
5 p | 109 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn