Câu hỏi lý thuyết Kinh tế vĩ mô
lượt xem 75
download
Tài liệu "Câu hỏi lý thuyết Kinh tế vĩ mô" gồm những câu hỏi bài tập đúng sai ôn thi môn Kinh tế vĩ mô giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen về dạng bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và ôn thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi lý thuyết Kinh tế vĩ mô
- CÂU HỎI LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ Khẳng định những câu dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (Các điều kiện khác xem như không đổi) (a) Trong nền kinh tế mở, nếu đầu tư tăng thêm 2 tỷ USD thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng thêm 6 tỷ USD. Biết rằng MPC = 0,8 ; t = 0,1 và MPM = 0,15 Đáp án: SAI Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên một lượng là ∆Y = ∆AE.1/[1MPC(1t)+MPM] = 2 tỷ USD.1/[10,8(10,1)+0,15] = 4,65 tỷ USD (b) Nếu số nhân tiền bằng 3, khi ngân hàng trung ương mua vào 300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì sẽ làm cho mức cung tiền tăng thêm 900 tỷ đồng Đáp án: ĐÚNG Mức cung tiền tăng lên một lượng là ∆Ms = mM. ∆B = 3. 300 tỷ đồng = 900 tỷ đồng (c) Cho số liệu sau đây của một quốc gia Chỉ tiêu 200 2009 2010 8 GDP danh nghĩa / 7200 8000 Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP 100 120 125 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2010 là 11,1% Đáp án: SAI GDP thực tế năm 2009 là (7200/120).100 = 6000 GDP thực tế năm 2010 là (8000/125).100 = 6400 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2010 là: g = (64006000)/6000= 6,7% (d) Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa Đáp án: ĐÚNG GNP = GDP + Thu nhập yếu tố ròng (NIA) Trong nền kinh tế giản đơn NIA = 0 Do đó GNP = GDP (a) Để tăng mức cung tiền, Ngân hàng trung ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ĐÚNG (0,25 điểm) Vì ta có MS = mM x B Khi Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ thì B tăng đồng thời Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì mM tăng do đó mức cung tiền MS sẽ tăng (0,25 điểm) (b) Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng SAI (0,25 điểm) Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát
- nhưng sản lượng cân bằng giảm, các doanh nghiệp sa thải công nhân nên tỷ lệ thất nghiệp tăng (0,25 điểm) (c) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD để ổn định tỷ giá ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm vì vậy giải pháp này nhằm để ổn định tỷ giá (0,25 điểm) (d) Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm thu nhập của người lao động tăng lên. Trong ngắn hạn tiêu dùng tăng, làm cho tổng cầu AD tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nên sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn (0,25 điểm) (a) Khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang bên phải đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng tăng, các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất nên tỷ lệ thất nghiệp giảm (0,25 điểm) (b) Nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 giảm. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì M1 =M0 + Tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec M2 =M1 + Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn Do đó nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 không đổi vì M1 tăng nhưng Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn giảm đúng bằng lượng tăng đó của M1(0,25 điểm) (c) Trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm thay đổi sản lượng cân bằng thực tế Yt và lạm phát của nền kinh tế. Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển qua trái hay qua phải do đó nó tác động đến sản lượng cân bằng thực tế Yt và lạm phát của nền kinh tế.
- (0,25 điểm) (d) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD trên thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm, vì vậy giải pháp này nhằm để ổn định tỷ giá (0,25 điểm) a) Hoạt động của Ủy ban nhân dân quận (huyện) không được coi là sản xuất. Đáp án: ĐÚNG vì hoạt động này cũng sử dụng đầu vào vốn, lao động và công nghệ để ra tạo sản phẩm là dịch vụ công b) Dạng thất nghiệp tạm thời (ví dụ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng năm) luôn tồn tại trong nền kinh tế. Đáp án: ĐÚNG vì mỗi năm đều có sinh viên tốt nghiệp đi tìm việc họ cần thời gian để thích ứng với công việc c) Người dân dùng tiền tiết kiệm mua chứng khoán là hoạt động đầu tư Đáp án: SAI : vì đây vẫn là khoản tiết kiệm của họ và không đầu tư hình thành cơ sở sản xuất d) Các tỉnh Miền Trung kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp là biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đáp án: ĐÚNG vì doanh nghiệp đầu tư hình thành cơ sở sản xuất tạo ra sản lượng (a) Khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi lạm phát do cầu kéo xảy ra thì đường tổng cầu AD sẽ dịch chuyển sang bên phải đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng tăng, các doanh nghiệp tăng sản lượng sản xuất nên tỷ lệ thất nghiệp giảm (0,25 điểm) (b) Nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 giảm. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì M1 =M0 + Tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec M2 =M1 + Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn Do đó nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 không đổi vì M1 tăng nhưng Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn giảm đúng bằng lượng tăng đó của M1(0,25 điểm)
- (c) Trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm thay đổi sản lượng cân bằng thực tế Yt và lạm phát của nền kinh tế. Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển qua trái hay qua phải do đó nó tác động đến sản lượng cân bằng thực tế Yt và lạm phát của nền kinh tế. (0,25 điểm) (d) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD để ổn định tỷ giá Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm, vì vậy giải pháp này nhằm để ổn định tỷ giá (0,25 điểm) a) Năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) = 1,1 và năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) = 1,21 thì tỷ lệ lạm phát của năm 2010 so với năm 2009 là 12% Đáp án: SAI (0,25 điểm) Tỷ lệ lạm phát năm 2010 so với năm 2009 là = (1,211,1)/1,1x100% = 10%(0,25 điểm) b) Một nền kinh tế có GDP thực tế năm 2010 tính theo giá cố định năm 2000 là 11000 tỷ đồng và GDP thực tế năm 2009 tính theo giá cố định năm 2000 là 10000 tỷ đồng thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 11% Đáp án: SAI (0,25 điểm) Tốc độ tăng trưởng năm 2010 là = (1100010000)/10000x100%= 10% c) Giả sử Việt Nam và Malaixia cùng sản xuất cà phê và vải vơi chất lượng như nhau. Mọi chi phí sản xuất được quy về giờ lao động như bảng sau: Vải(giờ/m2) Cà phê(giờ/kg) Việt Nam 6 2 Malaixia 2 1 Việt Nam lựa chọn sản xuất cà phê do Việt Nam có lợi thế tương đối về sản xuất cà phê Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì chi phí cơ hội để sản xuất cà phê của Việt Nam là 1/3 thấp hơn so với Malaixia là 1/2(0,25 điểm) d) Biện pháp giảm thuế của chính phủ sẽ có tác động làm tăng GDP của nền kinh tế Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì trong mô hình số nhân thuế có dấu âm do đó việc giảm thuế của chính phủ sẽ có tác động làm tăng GDP
- (a) Để tăng mức cung tiền, Ngân hàng trung ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì ta có MS = mM x B Khi Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ thì B tăng đồng thời Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì mM tăng do đó mức cung tiền MS sẽ tăng (0,25 điểm) (b) Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng giảm, các doanh nghiệp sa thải công nhân nên tỷ lệ thất nghiệp tăng (0,25 điểm) (c) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD để ổn định tỷ giá Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm, vì vậy giải pháp này nhằm để ổn định tỷ giá (0,25 điểm) (d) Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm thu nhập của người lao động tăng lên. Trong ngắn hạn tiêu dùng tăng, làm cho tổng cầu AD tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nên sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn (0,25 điểm) a) Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm tăng sản lượng của nền kinh tế Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng mức cung tiền, do đó lãi suất giảm, đầu tư tăng từ đó làm tăng sản lượng của nền kinh tế (0,25 điểm) b) Những người thất nghiệp do nền kinh tế rơi vào suy thoái gọi là thất nghiệp tự nhiên Đáp án: SAI (0,25 điểm) Những người thất nghiệp do nền kinh tế rơi vào suy thoái gọi là thất nghiệp chu kỳ (0,25 điểm) c) Nếu người gởi tiền vào ngân hàng có xu hướng chuyển tiền từ tài khoản tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi có thể viết séc thì khi đó khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 giảm.
- Đáp án: SAI (0,25 điểm) Khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 không thay đổi (0,25 điểm) d) Chính sách mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ làm cho tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) giảm Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Chính sách mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ làm tăng cung ngoại tệ do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) giảm (0,25 điểm) a) Nếu ở năm 2007 GDP danh nghĩa là 72 tỷ USD, chỉ số điều chỉnh theo GDP là 1,2 thì GDP thực tế sẽ là 86,4 tỷ USD. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Chỉ số điều chỉnh GDP = GDP danh nghĩa/GDP thực tế nên GDP thực tế = 60 tỷ đồng. (0,25 điểm) b) Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trở lại làm của cải của người tiêu dùng tăng lên, cả đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải. Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Thị trường chứng khoán tăng điểm làm tổng cung ngắn hạn tăng (dịch sang phải), tiêu dùng tăng làm tổng cầu ngắn hạn tăng (dịch sang phải). (0,25 điểm) c) .Lạm phát cầu kéo xảy ra sẽ làm cho cả tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đều tăng lên. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Lạm phát cầu kéo làm giá tăng, sản lượng tăng, nghĩa là tỷ lệ lạm phát tăng nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm.(0,25 điểm) d) Nếu người Việt Nam mua càng nhiều hàng hoá của Trung Quốc trong khi lượng cung đồng nhân dân tệ trên thị trường Việt Nam không đổi sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đồng Việt Nam (e=NDT/VNĐ) tăng lên. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Việt Nam mua càng nhiều hàng Trung Quốc, cầu nhân dân tệ tăng lớn hơn cung nhân dân tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái E tăng, nên e giảm (0,25 điểm)
- (a) Trong nền kinh tế mở, nếu đầu tư tăng thêm 4 tỷ USD thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng thêm 6 tỷ USD. Biết rằng MPC = 0,8 ; t = 0,1 và MPM = 0,15 Đáp án: SAI ( 0,25 điểm) Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên một lượng là ∆Y = ∆AE.1/[1MPC(1t)+MPM] = 4 tỷ USD.1/[10,8(10,1)+0,15] = 9,3 tỷ USD ( 0,25 điểm) (b) Để tăng mức cung tiền, Ngân hàng trung ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì ta có MS = mM x B Khi Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ thì B tăng đồng thời Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì mM tăng do đó mức cung tiền MS sẽ tăng (0,25 điểm) (c) Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa Đáp án: ĐÚNG ( 0,25 điểm) GNP = GDP + Thu nhập yếu tố ròng (NIA) Trong nền kinh tế giản đơn NIA = 0 Do đó GNP = GDP ( 0,25 điểm) (d) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) giảm, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD để ổn định tỷ giá Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm vì vậy giải pháp này sẽ làm tỷ giá hối đoái giảm (0,25 điểm) (e) Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm thu nhập của người lao động tăng lên. Trong ngắn hạn tiêu dùng tăng, làm cho tổng cầu AD tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nên sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn (0,25 điểm) (g) Cho số liệu sau đây của một quốc gia Chỉ tiêu 201 20013 2014 2 GDP danh nghĩa / 7200 8000 Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP 100 120 125 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2014 là 11,1% Đáp án: SAI ( 0,25 điểm) GDP thực tế năm 2003 là (7200/120).100 = 6000 GDP thực tế năm 2014 là (8000/125).100 = 6400
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2014 là: g = (64006000)/6000= 6,7% (0,25 điểm) (h) Trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm thay đổi sản lượng cân bằng và lạm phát của nền kinh tế. Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì trong ngắn hạn những thay đổi của chính sách tài khóa (còn gọi là chính sách tài chính) có tác động làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển qua trái hay qua phải do đó nó tác động đến sản lượng cân bằng và lạm phát của nền kinh tế. (0,25 điểm) (i) Nếu số nhân tiền bằng 5, khi ngân hàng trung ương mua vào 300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì sẽ làm cho mức cung tiền tăng thêm 1500 tỷ đồng Đáp án: ĐÚNG( 0,25 điểm) Mức cung tiền tăng lên một lượng là ∆Ms = mM. ∆B = 5. 300 tỷ đồng = 1500 tỷ đồng ( 0,25 điểm) (k) Những người thất nghiệp do nền kinh tế rơi vào suy thoái gọi là thất nghiệp tự nhiên. Đáp án: SAI (0,25 điểm) Những người thất nghiệp do nền kinh tế rơi vào suy thoái gọi là thất nghiệp chu kỳ (l) Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp tăng và tỷ lệ lạm phát tăng Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát và sản lượng cân bằng giảm, các doanh nghiệp sa thải công nhân nên tỷ lệ thất nghiệp tăng (0,25 điểm) (a) Trong nền kinh tế mở, nếu đầu tư tăng thêm 2 tỷ USD thì sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng thêm 6 tỷ USD. Biết rằng MPC = 0,8 ; t = 0,1 và MPM = 0,15 Đáp án: SAI (0,25 điểm) Sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng lên một lượng là ∆Y = ∆AD.1/[1MPC(1t)+MPM] = 2 tỷ USD.1/[10,8(10,1)+0,15] = 4,65 tỷ USD (0,25 điểm) (b) Nếu số nhân tiền bằng 3, khi ngân hàng trung ương mua vào 300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì sẽ làm cho mức cung tiền tăng thêm 900 tỷ đồng Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Mức cung tiền tăng lên một lượng là ∆Ms = mM. ∆B = 3. 300 tỷ đồng = 900 tỷ đồng (0,25 điểm) (c) Cho số liệu sau đây của một quốc gia Chỉ tiêu 200 2009 2010 8
- GDP danh nghĩa / 7200 8000 Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP 100 120 125 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2010 là 11,1% Đáp án: SAI (0,25 điểm) GDP thực tế năm 2009 là (7200/120).100 = 6000 GDP thực tế năm 2010 là (8000/125).100 = 6400 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này năm 2010 là: g = (64006000)/6000= 6,7% (0,25 điểm) (d) Trong nền kinh tế giản đơn, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa luôn luôn bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Ta có công thức GNP = GDP + Thu nhập yếu tố ròng (NIA) Trong nền kinh tế giản đơn NIA = 0 Do đó GNP = GDP (0,25 điểm) (e) Năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI = 110, năm 2012 chỉ số giá tiêu dùng CPI = 121thì tỷ lệ lạm phát năm 2012 = 12% Đáp án: SAI (0,25 điểm) Tỷ lệ lạm phát năm 2012 là (121110)/110x100% = 10%(0,25 điểm) a) Để tăng mức cung tiền, Ngân hàng trung ương có thể đồng thời vừa mua trái phiếu chính phủ vừa giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì ta có MS = mM x B Khi Ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ thì B tăng đồng thời Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì mM tăng do đó mức cung tiền MS sẽ tăng (0,25 điểm) (b) Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp giảm còn tỷ lệ lạm phát tăng Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra thì đường tổng cung AS sẽ dịch chuyển sang bên trái đến điểm cân bằng mới tại O1 do đó mức giá chung sẽ tăng gây ra lạm phát nhưng sản lượng cân bằng giảm, các doanh nghiệp sa thải công nhân nên tỷ lệ thất nghiệp tang (0,25 điểm) (c) Khi tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) tăng, ngân hàng Trung ương cần đẩy mạnh việc bán ra USD để ổn định tỷ giá Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi ngân hàng Trung ương đẩy mạnh việc bán ra USD thì lượng cung USD trên thị trường ngọai hối tăng do đó tỷ giá hối đoái (E=VNĐ/USD) sẽ có xu hướng giảm, vì vậy giải pháp này nhằm để ổn định tỷ giá (0,25 điểm) (d) Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm)
- Vì khi Chính phủ quyết định tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm thu nhập của người lao động tăng lên. Trong ngắn hạn tiêu dùng tăng, làm cho tổng cầu AD tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải nên sản lượng và mức giá cân bằng đều tăng trong ngắn hạn (0,25 điểm) (e) Một nền kinh tế có GDP thực tế năm 2011 là 10000 tỷ USD, GDP thực tế năm 2012 là 11000 tỷ USD thì tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 là 11% Đáp án: SAI (0,25 điểm) Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 là (1100010000)/10000x100% = 10% (0,25 điểm) a) Biện pháp giảm thuế của chính phủ sẽ có tác động làm tăng GDP của nền kinh tế Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế đóng : MPC C I G Y T (1 MPC ) (1 MPC ) Sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở : 1 Y (C I G X) 1 MPC (1 t ) MPM Cả hai mô hình đều cho thấy giảm thuế của chính phủ sẽ có tác động làm tăng sản lượng cân bằng (GDP) của nền kinh tế (0,25 điểm) b) Tỷ giá hối đoái E (VNĐ/USD) tăng lên từ 20000 VNĐ/USD lên 21000 VNĐ/USD sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Khi tỷ giá hối đoái E (VNĐ/USD) tăng lên từ 20000 VNĐ/USD lên 21000 VNĐ/USD khiến nhiều hàng hóa nhập khẩu tăng giá như xăng dầu, thuốc tân dược, sữa .v.v.. Đây là những hàng hóa trong giỏ hàng hóa tiêu dùng để tính CPI . Do đó CPI tăng (0,25 điểm) c) Khi hộ gia đình tăng mạnh tiêu dùng hàng hóa sẽ làm tăng lãi suất và giảm đầu tư Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Vì khi hộ gia đình tăng mạnh tiêu dùng hàng hóa sẽ làm tăng cầu tiền thực tế do đó đường cầu tiền dịch chuyển sang phải làm cho lãi suất tăng lên và khi lãi suất tăng thì giảm đầu tư (0,25 điểm) d) Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sẽ làm cho tỷ gía hối đoái E (VNĐ/USD) giảm Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm)
- Vì Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, nhà đầu tư sẽ đem nhiều USD vào Việt Nam do đó cung ngoại tệ USD trên thị trường ngoại hối tăng, đường cung ngoại tệ USD sẽ dịch chuyển sang phải làm cho tỷ gía hối đoái E (VNĐ/USD) giảm(0,25 điểm) e) Nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 giảm Đáp án: SAI (0,25 điểm) Vì M1 =M0 + Tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec M2 =M1 + Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn Do đó Nếu người gởi tiền vào ngân hàng chuyển mạnh tiền gởi từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản tiền gởi không kỳ hạn có thể viết sec sẽ làm cho khối tiền M1 tăng còn khối tiền M2 không đổi vì M1 tăng nhưng Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn giảm đúng bằng lượng tăng đó của M1(0,25 điểm) a) Khi suy thoái kinh tế diễn ra thì thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ xảy ra đồng thời Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Khi suy thoái kinh tế diễn ra thì thất nghiệp chu kỳ xảy ra. Thất nghiệp tự nhiên luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế. Do đó cả thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ đồng thời cùng xảy ra trong giai đoạn kinh tế suy thoái. (0,25 điểm) b) Một loạt cơn bão tràn vào một quốc gia phá hủy hoàn toàn hết hoa màu và cây lương thực ở quốc gia đó điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến NX của GDP theo công thức tính GDP = C + I + G + NX Đáp án: SAI (0,25 điểm) Một loạt cơn bão tràn vào một quốc gia phá hủy hoàn toàn hết hoa màu và cây lương thực ở quốc gia đó do đó lúc này lương thực thực phẩm thiếu hụt phải nhập khẩu từ nước ngoài điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến NX của GDP (0,25 điểm) c) Tỷ giá hối đoái E(VNĐ/USD) tăng sẽ kích thích xuất khẩu Đáp án: ĐÚNG (0,25 điểm) Ta có Tỷ giá hối đoái thực tế (hay khả năng cạnh tranh) = E.P*/P Trong đó P* là giá sản phẩm nước ngoài tính theo đồng USD P là giá sản phẩm trong nước cùng loại tính theo đồng nội tệ E là tỷ giá hối đoái Khi E tăng thì khả năng cạnh tranh của hàng trong nước tăng do đó kích thích đẩy mạnh hoạt động xuất xuất (0,25 điểm) (Hay Khi Tỷ giá hối đoái E(VNĐ/USD) tăng các doanh nghiệp khẩu sẽ được lợi khi chuyển đổi đồng USD sang đồng nội tệ do đó sẽ kích thích xuất khẩu) d) Những sinh viên mới ra trường chưa có việc làm gọi là thất nghiệp cơ cấu Đáp án: SAI (0,25 điểm)
- Những sinh viên mới ra trường chưa có việc làm gọi là thất nghiệp tạm thời (0,25 điểm) e) Lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát sẽ kích thích người dân gởi tiền vào ngân hàng Đáp án: SAI (0,25 điểm) Ta có lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát Khi Lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát sẽ không kích thích người dân gởi tiền vào ngân hàng vì lúc này lãi suất thực tế âm do đó người gởi tiền vào ngân hành không được lợi. (0,25 điểm) a) Giả sử người cho vay và đi vay thống nhất về lãi suất danh nghĩa dựa trên dự kiến của họ về lạm phát tương lai. Trong thực tế, lạm phát lại thấp hơn mức mà họ dự kiến ban đầu. Khi đó, người cho vay sẽ được lợi hơn, còn người đi vay sẽ bị thiệt hơn so với dự kiến ban đầu. Đúng, vì lãi suất thực tế cao hơn trước. b) Trong thời kỳ 20002003, GDP tiềm năng của một nước tăng 9% nhưng GDP thực tế không thay đổi. Năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp là 6%. Theo định luật OKUN thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2003 là 15%. Sai, vì theo định luật OKUN, tỷ lệ thất nghiệp năm 2003 = 6 + 9/2= 10.5% c) Chính sách kích cầu tiêu dùng không phải là chính sách tăng trưởng dài hạn của một quốc gia. Đúng, chính sách tăng trưởng dài hạn tác động vào tổng cung. d) Chính sách giảm chi tiêu chính phủ gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư trên thị trường vốn vay. Sai, giảm G làm giảm r và tăng I e) Khi xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh thì tỷ giá hối đoái (e=USD/VNĐ) sẽ có khuynh hướng tăng. Đúng, tăng xuất khẩu NX dịch phải e tăng. a) Tăng thuế lên một lượng ∆T làm cho tiết kiệm quốc dân tăng thêm một lượng là MPC*∆T Đúng vì S = Y – C – G mà C = Co + MPC (Y –T) nên khi thuế tăng ∆T thì S cũng tăng một lượng MPC* ∆T b) Giả sử có 1000 người ở độ tuổi lao động trở lên, trong đó 700 người có việc làm và 100 người thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp bằng 10%.
- Sai, vì tỷ lệ thất nghiệp = 100/800 *100 = 12.5% c) Nhờ sự phát triển của thẻ tín dụng, tỷ lệ ưa thích dùng tiền mặt của dân chúng giảm. Điều này làm cho cung tiền trên thị trường tiền tệ tăng lên. Đúng, s giảm thì mM tăng MS tăng d) Độ lớn của số nhân thuế (mt) nhỏ hơn độ lớn của số nhân chi tiêu (m). Đúng, mt = m*MPC. MPC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết và bài tập Kinh tế vi mô: Phần 2
114 p | 923 | 162
-
Lý thuyết và bài tập Kinh tế vi mô: Phần 1
116 p | 1023 | 150
-
Hệ thống câu hỏi ôn tập Kinh tế vi mô 2 - ĐH Ngoại thương
16 p | 1034 | 129
-
200 câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô và vĩ mô
48 p | 352 | 97
-
Câu hỏi bài tập trắc nghiệp Kinh tế vi mô
323 p | 262 | 65
-
Kinh tế vĩ mô - Tổng quan lý thuyết Kinh tế Vĩ mô
0 p | 230 | 61
-
TRANH LUẬN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
19 p | 224 | 32
-
bài tập trắc nghiệm môn học kinh tế vĩ mô
112 p | 224 | 26
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Ths.Trần Thị Hòa) - Chương 8: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
25 p | 109 | 22
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (Tái bản lần thứ X): Phần 1
131 p | 81 | 20
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 2 - TS. Nguyễn Tiến Dũng
73 p | 246 | 18
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1: Chương 9 - ThS. Nguyễn Thị Hồng
58 p | 206 | 16
-
Trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô – Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng
27 p | 520 | 14
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 - ĐH Lâm Nghiệp
202 p | 37 | 9
-
Kinh tế vi mô - Câu hỏi, bài tập, trắc nghiệm (Tái bản lần thức VIII): Phần 1
145 p | 12 | 6
-
Giáo trình Kinh tế vi mô: Phần 1 - TS. Doãn Thị Mai Hương
160 p | 14 | 6
-
Bài tập Kinh tế vi mô - PGS. TS. Hoàng Thanh Tùng
234 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn