intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHĂM SÓC TRẺ CÒI CỌC NHƯ THẾ NÀO

Chia sẻ: Phuong Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

427
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con trai tôi được 13 tháng nhưng cháu chỉ nặng 8kg và cao 72cm. Cháu vẫn chưa biết đi và mới mọc 3 cái răng. Xin hỏi, con tôi như thế có còi cọc không? Tôi phải cho cháu ăn uống thế nào để phát triển bình thường như các trẻ khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHĂM SÓC TRẺ CÒI CỌC NHƯ THẾ NÀO

  1. CHĂM SÓC TRẺ CÒI CỌC NHƯ THẾ NÀO? Con trai tôi được 13 tháng nhưng cháu chỉ nặng 8kg và cao 72cm. Cháu vẫn chưa biết đi và mới mọc 3 cái răng. Xin hỏi, con tôi như thế có còi cọc không? Tôi phải cho cháu ăn uống thế nào để phát triển bình thường như các trẻ khác. Các cháu bé ở độ tuổi của con bạn thường nặng 9-10kg, cao khoảng 75cm và mọc được từ 4 - 6 răng. Như vậy, con của bạn có biểu hiện còi xương và suy dinh dưỡng. Biểu hiện chậm lớn của trẻ nhỏ thường do chế độ dinh dưỡng không hợp Cho trẻ tắm nắng phòng ngừa còi lý và do bệnh tật. Bạn xương. nên đưa cháu đến bác sĩ để có thể loại trừ nguyên nhân chậm lớn do bệnh tật và có được lời khuyên dinh dưỡng hợp lý nhất. Để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng, nguyên tắc chung là cần bảo đảm chế độ ăn đủ chất và lượng. Ở độ tuổi của con bạn, một ngày cần ăn được 4 bát bột, cháo, hoặc cơm nát, kèm thêm 1-2 cốc sữa bò, sữa chua, hoặc sữa đậu nành tùy thuộc điều kiện kinh tế của từng gia đình. Nếu mẹ vẫn còn sữa, hãy cho trẻ bú theo nhu cầu của cháu. Đối với trẻ biếng ăn, cần lưu ý cho trẻ ăn đủ dầu mỡ ăn. Dầu mỡ có nhiều năng lượng, thêm vào đó, dầu mỡ còn giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Để phòng chống bệnh còi xương, cần phối hợp những biện pháp như tắm nắng buổi sớm (15 - 30 phút/ngày), đa dạng hóa bữa ăn và bổ sung vitamin D. Vitamin D
  2. có nhiều trong dầu gan cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, canxi có khá nhiều trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản. TS. Nguyễn Thanh Tuấn Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống www.khoe24.vn Nguồn: SKDS BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI GIAO MÙA Hiện nay, thời tiết đang thay đổi bất thường là điều kiện cho bệnh dịch phát triển, nhất là ở học sinh tiểu học. Thầy cô giáo và các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe con trẻ. Đau họng Do 1 loại vi khuẩn gây ra. Triệu chứng: các triệu chứng thường xảy ra bất ngờ như: sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí thỉnh thoảng bị nôn. Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch. Chữa trị: cần đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh. Bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh trong 10 ngày. Ở nhiều trường hợp, học sinh có thể đi học sau 1 ngày uống thuốc. Cảm/cúm
  3. Cảm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do virus. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh. Thời tiết đang thay đổi bất thường là điều kiện cho bệnh dịch phát triển, nhất là ở học sinh tiểu học Triệu chứng: người bị cảm thường nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi. Chữa trị: không có thuốc nào chữa 2 loại bệnh trên nhưng hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày. Hiện đã có vắc-xin phòng cúm nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa trẻ đi tiêm. Đầu có chấy Đây là hiện tượng dễ lây lan nhất trong trường học, do trẻ thường chơi cùng nhau hoặc đội chung mũ nón. Triệu chứng: trẻ bị ngứa da đầu. Đôi khi nổi hạch vùng cổ.
  4. Chữa trị: chấy đẻ trứng màu trắng trên tóc người nên có thể nhìn thấy được, đôi khi ta nhầm tưởng là gàu. Nếu bạn muốn loại bỏ chúng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có loại dầu gội diệt chấy phù hợp. Bạn cũng nên giặt giũ chăn chiếu, quần áo cho trẻ, đừng quên tắm cho vật cưng nuôi trong nhà và nên phơi chúng dưới trời nắng ít nhất 2 ngày. Bệnh ban đỏ Hầu hết trẻ mắc bệnh này trước khi học mẫu giáo, nhưng cũng có những trẻ gặp phải khi học tiểu học. Triệu chứng: biểu hiện rõ nhất là trên má trẻ bất ngờ xuất hiện những vệt đỏ như kiểu bị ai tát. Vệt ban đỏ này xuất hiện rồi biến mất trong hàng tuần. Chữa trị: bệnh do lây nhiễm virus vì thế không thể làm được gì ngoài việc điều trị những triệu chứng. Con bạn có thể truyền bệnh khi mẩn đỏ chưa xuất hiện còn khi đã có biểu hiện thì không lây sang người khác nữa. Viêm màng kết Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, lây lan nhanh do mắt tiếp xúc với tay bẩn, quần áo và khăn mặt. Triệu chứng: mắt đỏ và cộm. Đôi khi chảy nước vàng và có rỉ mắt vào ban đêm. Chữa trị: cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh. Nếu bệnh do virus thì bệnh sẽ tự khỏi. Bệnh thủy đậu
  5. Là loại bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh lây lan do người bệnh ho phát tán virus trong không khí và người lành hít phải. Triệu chứng: triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Những vết phồng đỏ mọng nước nổi lên trên da. Chúng gây ngứa và sau đó đóng vảy. Chữa trị: hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được điều trị các triệu chứng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định tiêm vắc-xin phòng thủy đậu. BS. Trần Quốc Ninh Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống www.khoe24.vn Nguồn: SKDS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2