intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho con "ở bẩn" - Phần cuối

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết các bậc phụ huynh đều coi vi trùng là kẻ thù số một. Chúng ta bảo vệ mình bằng xà phòng, thuốc xịt, giấy lau, các loại chất tẩy rửa… Tuy nhiên, vi trùng có thể đang bị kết tội oan đấy! Có nhiều loại vi trùng vô hại, thậm chí còn có thể giúp con cái chúng ta khỏe mạnh nữa cơ. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng cố gắng để giữ cho trẻ em hoàn toàn sạch bóng vi trùng không phải là ý hay. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho con "ở bẩn" - Phần cuối

  1. Cho con "ở bẩn" - Phần cuối Hầu hết các bậc phụ huynh đều coi vi trùng là kẻ thù số một. Chúng ta bảo vệ mình bằng xà phòng, thuốc xịt, giấy lau, các loại chất tẩy rửa… Tuy nhiên, vi trùng có thể đang bị kết tội oan đấy! Có nhiều loại vi trùng vô hại, thậm chí còn có thể giúp con cái chúng ta khỏe mạnh nữa cơ. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ngày nay đồng ý rằng cố gắng để giữ cho trẻ em hoàn toàn sạch bóng vi trùng không phải là ý hay. 1. Thân thiện với động vật 2. Tầm quan trọng của giờ chơi
  2. Thân thiện với động vật 3. Luật 5 giây - Bạn hẳn đã nhận thấy trẻ em Thực hay hư? ngày nay dường như bị các bệnh dị ứng và hen suyễn 4. Lo lắng quá cũng nhiều hơn khi bạn còn nhỏ. Để chẳng để làm gì giúp giải thích vì sao lại có hiện tượng này, các nhà nghiên cứu 5. Chia sẻ có an tại Đại học Virginia đã tiến hành toàn? một nghiên cứu rộng rãi và thấy rằng: những đứa trẻ được nuôi lớn năm đầu đời trong một ngôi nhà có hai hoặc nhiều hơn hai chú chó hay mèo sẽ có 80% khả năng ít mắc phải bệnh dị ứng hơn những đứa trẻ khác. Các nhà khoa học tại Đại học Cincinnati cũng thấy rằng trẻ sơ sinh sống trong những ngôi nhà có nuôi chó có ít khả năng bị thở khò khè hơn nhiều so với những em bé khác. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy một tỉ lệ thấp tương tự bệnh dị ứng và hen suyễn ở những đứa trẻ sống ở vùng nông thôn, trang trại có chăn nuôi.
  3. Mối liên hệ này đã khá rõ ràng nhưng vẫn chưa có lời giải thích nào chắc chắn. Tuy vậy, một số nhà khoa học tin rằng những tiếp xúc thường xuyên với lông thú hay vi khuẩn tìm thấy trong ruột động vật đã “huấn luyện” cho hệ miễn dịch của trẻ nhỏ cách phản ứng lại một cách đúng đắn với những xâm nhập từ bên ngoài. Tất nhiên, vấn đề di truyền cũng đóng một vai trò không nhỏ. Vậy nên nếu gia đình bạn có tiền sử bị hen suyễn hay dị ứng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi nhận nuôi một con thú cưng.
  4. Tầm quan trọng của giờ chơi Trẻ em ngày nay dành ít thời gian chơi ở bên ngoài hơn ngày trước rất nhiều. Và chúng ta đều biết thủ phạm: quá nhiều chương trình TV, máy tính, cũng như áp lực và khối lượng chương trình Cho con đi chơi cũng là học… Những điều đó không giúp hệ miễn dịch của bé những khiến con bạn trở nên hoạt động tốt hơn thụ động hơn, tăng khả năng Ảnh: Inmagine bị béo phì mà còn khiến cho hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả nữa. Vậy nên hãy dành thời gian cho con cùng bạn bè chạy chơi ngoài sân, bò "lổm ngổm" trên bãi cỏ, đạp xe, đào cát… Bạn có biết rằng những “tiếp xúc” ngẫu nhiên với những sinh vật sống trong đất sẽ thật sự giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển mạnh hơn, dạy nó cách chống lại những vi trùng có hại.
  5. Luật 5-giây: Thực hay Hư? Khi miếng bánh mỳ trét bơ rơi bẹp xuống sàn nhà, bạn muốn biết: Còn ăn được nữa hay không? Tiến sĩ Paul Dawson, giảng viên khoa học thực phẩm tại Đại học Clemson, South Carolina, đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2006 để tìm hiểu điều này. Nhóm của Tiến sĩ đã phủ đầy sàn nhà với rất nhiều vi khuẩn salmonella, sau đó thả rơi xúc xích và bánh mỳ, rồi phân tích xem có bao nhiêu vi khuẩn đã chuyển từ sàn nhà lên thực phẩm qua những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Và tin xấu là rất nhiều vi khuẩn đã kịp di chuyển trong 5 giây đầu tiên - tất nhiên không thể nhiều như khi để thực phẩm dưới sàn đến tận 60 giây, nhưng cũng đủ để làm chúng ta bị bệnh nếu ăn vào. Vì bạn không bao giờ có thể chắc chắn được thứ vi trùng vô hình nào đang ẩn nấp dưới chân mình, tốt nhất hãy chơi an toàn và không sử dụng lại thực phẩm đã “bổ nhào” xuống nền nhà
  6. như thế. Lo lắng quá cũng chả để làm gì Một người mẹ tại Maryland đã tâm sự: "Khi còn mang thai, tôi đã thề rằng không bao giờ cho con mình chơi những thứ chưa được khử trùng đàng hoàng an toàn. Nhưng bây giờ con trai tôi lại thích chơi nghịch đất, nhặt lá cây và côn trùng. Tôi không muốn phá hỏng niềm vui của cháu". Và thật ra cũng chả có lý do gì để làm việc đó cả. Bất kể bạn cảnh giác thế nào thì trẻ cũng vẫn sẽ… bị ốm, khá thường xuyên, có thể khoảng 6 đến 8 trận cảm cúm mỗi năm. Câu mà người ta vẫn nói "chăm tập luyện sẽ giỏi giang" đúng khi áp dụng cho hệ miễn dịch. Mỗi loại vi trùng mà con gặp phải sẽ dạy cho hệ miễn dịch của bé biết cách chiến đấu lại với những kẻ xâm nhập không mong muốn một cách hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Vậy nên chừng nào mà con bạn còn ăn uống tốt, ngủ đủ giấc, tiêm phòng đầy đủ, bé sẽ chiến đấu lại được với
  7. các bệnh cảm sốt, đau bụng… Và sau mỗi lần chiến đấu như vậy bé sẽ lại càng khỏe hơn. Một khi bạn đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý, hãy để con “xông pha”, bạn nhé. Chia sẻ có an toàn? Tất cả chúng ta đều muốn con mình dễ thương đáng yêu, biết chia sẻ với người khác. Nhưng có phải thứ gì cũng nên đem chia sẻ? Dưới đây là những trường hợp có thể coi là an toàn, theo lời khuyên của Lisa Salman, M.D., một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Bệnh viện Nhi New York- Presbyterian Morgan Stanley. Các thành viên trong gia đình: Bạn hãy để tự nhiên. Những đứa trẻ là anh chị em với nhau có nhiều dịp tiếp xúc vô cùng nên bạn không phải lo chuyện chia nhau một hộp nước trái cây có thể gây nên một sự khác biệt to đùng nào trong việc lây bệnh cho nhau.
  8. Tuy vậy bạn phải cẩn trọng trong mối liên hệ giữa mẹ và em bé. Đừng cho thứ gì vào miệng mình trước khi đút cho bé ăn; miệng của bạn chứa nhiều vi khuẩn hơn miệng bé nhiều, chưa kể việc đấy còn có thể gây nên những vấn đề về răng miệng nữa. Có an toàn không khi các bé cùng ăn chung một cây kem? Ảnh: Inmagine Bạn bè: Không có gì là không hợp lý nếu bạn không cho những thiên thần nhỏ cùng ăn hay cùng uống một phần thức ăn, đặc biệt nếu một đứa trẻ rõ ràng đang bị ốm. Nhưng cũng đừng vì thế mà phát hoảng lên khi con cho một miếng bánh mà bạn bé đang ăn
  9. dở vào mồm trước khi bạn kịp ngăn bé lại - việc ngăn trẻ “trao đổi” vi trùng với nhau nhiều khi là điều không thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2