intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG V - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Chia sẻ: Lê Toàn Quyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1.939
lượt xem
487
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cung cấp cho sinh viên những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Người đã đưa ra quan điểm của mình về vai trò của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, về nội dung của đại đoàn kết dân tộc và hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc. Cung cấp cho người học những quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung, hình thức và những nguyên tắc của đoàn kết quốc tế từ đó là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG V - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

  1. CHƯƠNG V TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Người đã đưa ra quan điểm của mình về vai trò của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng, về nội dung của đại đoàn kết dân tộc và hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc. Cung cấp cho người học những quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung, hình thức và những nguyên tắc của đoàn kết quốc tế từ đó là những kết luận được rút ra về tính sáng tạo, đúng đắn và ý nghĩa của vấn đề này trong sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Yêu cầu: Sinh viên cần nắm được vai trò của sức mạnh dân tộc trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam và thấy được mối quan hệ biện chứng giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Hoạt động của GV và SV Nội dung bài học TTHCM đoàn kết dân tộc và quốc tế I. Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân được hình thành từ cơ sở nào ? tộc 1. Xuất phát từ tinh thần YN gắn liền với 1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc ý thức cộng đồng. trong sự nghiệp cách mạng 2. Tổng kết kinh nghiệm của PTCMVN, a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề PTCM trên thế giới - nhất là PTGPDT có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành TĐ công của cách mạng 3. Xuất phát từ những quan điểm cơ bản Theo HCM, để đánh bại đế quốc của CN MLN thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước chưa đủ mà cần phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân cần phải có chính sách và phương pháp phù hợp với từng đối tượng, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của CM. Vai trò của khối đại đoàn kết: 1
  2. Đoàn kết làm ra sức mạnh; đoàn kết là then chốt của thành công; đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công. b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc Đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do đó, ĐĐKDT phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực. Ngày 3.3.1951, HCM thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “ Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gốm trong 8 chữ: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc.”. Cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng chưa đủ mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng, thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. 2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, HCM đã đề cập vấn đề Dân và nhân dân một cách HCM xác định Dân và nhân dân là gì rõ ràng, toàn diện. trong khối đại đoàn kết toàn dân? Vấn đề: Dân và nhân dân họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân. HCM cho rằng: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc để tập hợp lực lượng và Người đã định hướng cho việc xây dựng 2
  3. khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình Nòng cốt của khối đại đoàn kết là gì? cách mạng Việt Nam từ CMDTDCND Liên minh công - nông. đến CMXHCN. b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩ a- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước Vì sao HCM luôn nhấn mạnh và tin vào của dân tộc, truyền thống này được xây khả năng của nhân dân? dựng, củng cố và phát triển trong suốt quá Theo HCM trong con người, ai cũng trình dựng nước và giữ nước. có ít nhiều tiềm ẩn lòng YN, vì nhiều lý Theo HCM, trong mỗi con người ai do nó bị che mờ, cần làm thức tỉnh lương cũng có mặt tốt, mặt xấu…cho nên, vì lợi tri con người thì lòng YN sẽ bộc lộ. à ích cách mạng, cần phải có lòng khoan Như vậy, lòng YN chính là mẫu số chung dung độ lượng, trân trọng phần thiện ở để thức tỉnh, để quy tụ mọi người cùng mỗi con người. phấn đấu: vì nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc; vì cuộc sống tự do và hạnh Để thực hành đoàn kết rộng rãi, cần phúc của nhân dân. có niềm tin vào nhân dân. Vì vậy, nguyên tắc tối cao của Người là yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, tiếp nối truyền thống dân tộc “nước lấy dân làm gốc”. 3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng HCM là một chiến lược cách mạng và trở thành khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Và nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. MTDTTN là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất cũng khác nhau: + Hội đồng phản đế đồng minh (1930) 3
  4. + Mặt trận dân chủ (1936) + Mặt trận nhân dân phản đế (1939) + Mặt trận Việt Minh (1941) + Mặt trận Liên Việt (1946) + Mặt trận dân tộc GPMNVN (1960) + Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955à 1976) Để khối ĐĐK của chúng ta có thể tồn tại và trường tồn thì nó cần thoạt động Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu trên những nguyên tắc nào? là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. b. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất - Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công- nông- trí, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. - Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng Tại sao phải lại cần phải đoàn kết rộng rãi và bền vững. quốc tê? II. TTHCM về đại đoàn kết quốc tế 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế. a. Thực hiện đại đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Trước hết là chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tư do…chính sức mạnh đó được lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã từng bước phát hiện ra 4
  5. sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ, điển hình là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Theo Người, đối tượng đoàn kết quốc tế rất rộng lớn. Đó là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước TBCN nói chung, đoàn kết với nước Nga XôViết và các nước dân chủ. Đặc biệt là đoàn kết với Lào và Campuchia, đấu tranh chống CNĐQ thực dân giành độc lập, tự do cho nhân dân mỗi nước. b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng. HCM cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. - Các Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh…những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Trong việc đoàn kết các lực lượng, Như vậy, trong tư tưởng HCM, thực theo HCM cần đoàn kết những lực hiện đoàn kết quốc tế góp phần cùng nhân lượng nào? dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và của thời đại. 2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế a. Các lực lượng cần đoàn kết - Theo HCM các lực lượng cần đoàn kết là: + Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế + Phong trào đấu tranh GPDT + Phong trào hòa bình dân chủ thế 5
  6. giới - Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: Sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. - Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: CNĐQ là kẻ thù của nhân loại, chúng có âm mưu chia rẽ dân tộc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc…nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. - Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình dân chủ, tự do và công lý: HCM cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. b. Hình thức đoàn kết HCM đã từng bước xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết quốc tế tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Trong mối quan hệ quốc tế, HCM luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Bởi lẽ, Tư tưởng đại đoàn kết, HCM đã định cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi hướng cho việc hình thành những của nhau, có nhiều điểm tương đồng về tầng mặt trận nào và ý nghĩa của các lịch sử, văn hóa và cùng chung một kẻ thù tầng mặt trận đó? là thực dân Pháp. Đối với các nước khác, Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần “ vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Trong đoàn kết quốc tế chúng ta cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Như vậy, trong tư tưởng đại đoàn kết, HCM đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: + Mặt trận đại đoàn kết dân tộc Là sinh viên chúng ta vận dụng tư + Mặt trận đk Việt- Miên- Lào tưởng của HCM về đại đoàn kết như thế nào? + Mặt trận nhân dân Á- Phi đk với VN - Thấy rõ được sức mạnh của khối đại + Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết đoàn kết, tin tưởng vào tiềm năng cách với VN chống đế quốc xâm lược. mạng quần chúng. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 6
  7. - Đóng góp sức mình vào xây dựng, củng a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất cố khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế. mục tiêu và lợi ích có lý, có tình thật sự đoàn kết trong tập, nhằm tương b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự trợ giúp đỡ lẫn nhau. chủ, tự lực, tự cường KẾT LUẬN - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào cách mạng thế giới. Đây là đóng góp sáng tạo của HCM mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin chưa đề cập tới. - Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM là một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản. - Thực tiễn CMVN đã và đang chứng minh sức sống ký diệu của tư tưởng đại đoàn kết HCM để tiến tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong điều kiện hiện nay, đại đoàn kết theo tư tưởng HCM đòi hỏi phải xây dựng được một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo… Thực hiện chính sách mở cửa giao lưu, hợp tác, đa dạng hóa, đa phương hóa, củng cố khối đoàn kết với mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và phát triển. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2