Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Để thắng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp<br />
luôn tìm cách nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Năng suất và hiệu quả<br />
công việc là hàm số của năng lực và động lực lao động của người lao động.<br />
Theo các chuyên gia TT đào tạo INPRO và những người làm nghề nhân sự<br />
thì với nguồn nhân lực tại Việt Nam, động lực đóng góp trọng số cao hơn<br />
năng lực. Tuy vậy việc nghiên cứu về động lực và tạo động lực cho người<br />
lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức<br />
hoặc đã được triển khai nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Trong thời gian<br />
học tập trên lớp em đã làm một bài tiểu luận nhỏ dưới sự hướng dẫn của<br />
TS. Nguyến Thị Ngọc Huyền và em rất tâm đắc với đề tài này. Khi về thực<br />
tập tại Công ty cổ phần Hoàng Hà, em được biết Công ty rất quan tâm và<br />
đã sử dụng nhiều công cụ tạo động lực cho người lao động nhưng vẫn còn<br />
một số tồn tại mà lãnh đạo Công ty đang tìm hướng khắc phục. Được sự<br />
giúp đỡ của CBNV trong Công ty em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện các<br />
công cụ tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Hoàng Hà”<br />
với mong muốn lần đầu tiên mang những kiến thức đã được các thầy cô<br />
trang bị để áp dụng vào một vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi.<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về động lực và các<br />
công cụ tạo động lực.<br />
Áp dụng mô hình các công cụ tạo động lực cho người lao động vào phân<br />
tích và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các công cụ đó<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.<br />
Đối tượng nghiên cứu là các công cụ tạo động lực tại Công ty cổ phần<br />
<br />
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368<br />
<br />
Hoàng Hà với số liệu dùng để phân tích chủ yếu là các năm 2005, 2006, 2007.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu .<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã sử dụng một số phương<br />
pháp : Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, quy<br />
nạp, thống kê, phỏng vấn các cán bộ công nhân viên Công ty Hoàng Hà.<br />
5. Kết cấu đề tài.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, đề tài này gồm 3 phần:<br />
Chương I: Những lý luận chung về động lực và các công cụ tạo động lực<br />
cho người lao động.<br />
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng các công cụ tạo<br />
động lực cho người lao động ở Công ty Hoàng Hà.<br />
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện các công cụ tạo<br />
động lực cho người lao động ở Công ty Hoàng Hà.<br />
Do những hạn chế trong phương pháp luận cũng như am hiểu thực tiễn,<br />
đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong muốn<br />
nhận được sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Phan Kim Chiến và<br />
các thầy cô cùng CBNV Công ty cổ phần Hoàng Hà để em hoàn thành tốt<br />
hơn nữa.<br />
<br />
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG<br />
VÀ CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGUỜI LAO ĐỘNG<br />
<br />
a. Động lực lao động.<br />
1. Các khái niệm cơ bản.<br />
Động lực lao động xuất phát từ nhu cầu và lợi ích.<br />
1.1. Nhu cầu.<br />
Nhu cầu là một trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu thốn<br />
không thoả mãn vì một cái gì đó.(1)<br />
1.2. Lợi ích.<br />
Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện<br />
cụ thể. Lợi ích là hình thức biểu hiện của nhu cầu, chính lợi ích tạo ra động<br />
lực cho người lao động, một khi mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao thì động<br />
lực tạo ra càng lớn.<br />
1.3. Động cơ, động lực.<br />
Động cơ là lý do hành động của con người. Khi chúng ta trả lời được câu<br />
hỏi đó chúng ta xác định được động cơ.<br />
Động lực là động cơ mạnh thúc đẩy con người đi đến hoạt động một<br />
cách tích cực có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng thích nghi cao, có<br />
sáng tạo cao nhất đối với tiềm năng của họ.<br />
Nhu cầu tạo ra động cơ thúc đẩy con người làm việc nhưng động lực làm<br />
việc của con người lại xuất phát từ lợi ích.<br />
Để biết được người lao động có động lực làm việc hay không nhà quản<br />
lý phải biết: Người lao động có hạnh phúc trong công việc hay không? Họ<br />
làm việc nhiệt tình hay miễn cưỡng? Họ nhìn thời gian để mong chóng xong<br />
việc vì mệt mỏi hay đơn giản để mong chóng hoàn thành mục tiêu? Họ sáng<br />
tạo hay dập khuôn trong công việc? Đó chính là những biểu hiện của động lực<br />
lao động.<br />
(1) Giáo trình tâm lý học quản lý kinh tế, Trần Thị Thuý Sửu-Lê Thị Anh Vân - Đỗ Hoàng Toàn, nxb Khoa Học Và Kỹ Thuật- Hà Nội, trang 62.<br />
<br />
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368<br />
<br />
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động.<br />
2.1. Bản thân người lao động.<br />
-Tính cách: Ảnh hưởng đến thái độ quan điểm của người lao động về<br />
công việc, về tổ chức, cảm nhận về bổn phận cá nhân đối với tổ chức. Để tạo<br />
được động lực cho người lao động nhà quản lý có thể dự đoán loại hình khen<br />
thưởng hay công nhận dựa vào tính cách của người lao động.<br />
Hình thức<br />
ghi nhận ưa<br />
thích<br />
<br />
Động cơ thúc đẩy<br />
<br />
Sự cảm ơn<br />
rõ ràng vì<br />
công việc<br />
đã làm một<br />
cách đúng<br />
đắn.<br />
<br />
Con người bảo thủ<br />
thường được thúc<br />
đẩy bởi trách nhiệm,<br />
bổn phận và nghĩa<br />
vụ.<br />
<br />
Ý tưởng, kiến<br />
thức, năng lực.<br />
<br />
Quyền tự<br />
do học hỏi<br />
hay khám<br />
phá một<br />
thách thức<br />
<br />
Nhu cầu luôn muốn<br />
hoàn thiện làm cho<br />
họ không chịu được<br />
bất cứ điều gì kém<br />
cỏi.<br />
<br />
Người độc<br />
lập<br />
<br />
Kỹ năng cao<br />
cấp, hoạt động<br />
mạo hiểm, vui<br />
vẻ làm việc<br />
dưới sức ép<br />
<br />
Sự thông minh,<br />
phản ứng<br />
nhanh, sự khéo<br />
léo.<br />
<br />
Khen<br />
thưởng<br />
không bình<br />
thường về<br />
những<br />
thành công<br />
và mạo<br />
hiểm<br />
<br />
Phản ứng nhanh với<br />
những khủng<br />
hoảng. . Những tình<br />
thế khẩn cấp là nơi<br />
để họ thể hiện mình<br />
<br />
Người nhiệt<br />
huyết<br />
<br />
Cam kết và sự<br />
đam mê, suy<br />
nghĩ độc lập,<br />
tính chân thật<br />
và tốt bụng<br />
<br />
Ý tưởng sự độc<br />
đáo và những<br />
đóng góp cá<br />
nhân, đấu tranh<br />
cho sự thay đổi<br />
<br />
Ghi nhận<br />
của xã hội<br />
<br />
Con người nhiệt<br />
huyết thường bị<br />
chinh phục bởi<br />
những gì mới mẻ.<br />
<br />
Tính cách<br />
<br />
Người bảo<br />
thủ<br />
<br />
Những điều họ<br />
coi trọng<br />
<br />
Trách nhiệm,<br />
sự ổn định và<br />
tính đáng tin<br />
cậy.<br />
<br />
Sự thoả mãn<br />
và sáng tạo,<br />
Người chiến năng lực<br />
lược<br />
những nỗ lực<br />
không mệt<br />
mỏi.<br />
<br />
Những điều họ<br />
muốn nhà quản<br />
lý ghi nhận<br />
Tính xuyên<br />
suốt, sự cống<br />
hiến và lòng<br />
trung thành, sự<br />
gắn bó với<br />
những quy tắc<br />
và chính sách.<br />
<br />
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368<br />
<br />
Ngoài ra:<br />
-Các cá nhân có thể có động lực khác nhau khi quê quán, điều kiện xuất<br />
thân, văn hoá, nếp sống khác nhau.<br />
-Các cá nhân có thể trạng tâm sinh lý, trí não khác nhau động lực cũng<br />
khác nhau.<br />
-Các cá nhân có trình độ, cấp bậc, đẳng cấp, kinh nghiệm chuyên môn,<br />
ngành nghề khác nhau có hành vi khác nhau.<br />
-Sự khác nhau về vị trí, chức vụ như lãnh đạo, quản lý, nhân viên... cũng<br />
ảnh hưởng đến động lực lao động.<br />
2.2. Những nhân tố thuộc về công việc:<br />
-Độ phức tạp, tính chuyên môn kỹ thuật: Có những công việc phức tạp<br />
yêu cầu người lao động phải có kiến thức giáo dục, đào tạo cần thiết: sự khéo<br />
léo; khả năng sáng tạo; tính linh hoạt. Nó có thể trở thành động lực lớn để<br />
người lao động chứng tỏ năng lực bản thân nhưng nó cũng có thể triệt tiêu<br />
động lực nếu những đòi hỏi đó vượt ra ngoài khả năng của họ mà nhà quản lý<br />
không biết cách khắc phục và hỗ trợ nhân viên của mình.<br />
-Mức độ an toàn trong công việc: Nhìn chung người lao động đều thích<br />
làm những việc an toàn, tổ chức tạo được an toàn trong công việc giúp người<br />
lao động yên tâm phát huy hết khả năng. Còn những cá nhân ưa mạo hiểm thì<br />
mạo hiểm trong công việc cộng với những hình thức động viên hợp lý mới là<br />
điều cuốn hút họ.<br />
-Mức độ hấp dẫn do công việc mang lại…: Một công việc nhàm chán<br />
không thể khiến người ta hăng say làm việc được.<br />
2.3. Những nhân tố thuộc về tổ chức:<br />
-Sứ mệnh, chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
-Văn hoá kinh doanh: Bao gồm môi trường vật thể và phi vật thể.<br />
-Các chính sách về nhân sự như: Tuyển dụng, khen thưởng đãi ngộ, kỷ<br />
<br />