YOMEDIA
ADSENSE
Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh
60
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh" có nội dung trình bày về khái niệm tăng trưởng xanh, các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh, vai trò của tăng trưởng xanh, nội dung của tăng trưởng xanh, tính tất yếu của tăng trưởng xanh,... Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh
- 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 1. Khái niệm Tăng trưởng xanh là một thuật ngữ để mô tả con đường tăng trưởng kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Nó được sử dụng để cung cấp khái niệm thay thế cho tiêu chuẩn tăng trưởng kinh tế. Theo tổ chức sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn tư các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự bất công bằng trong xã hội. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu rằng tăng trưởng xanh đơn giản là tăng trưởng kinh tế có tính đến thiệt hại về môi trường, Tăng trưởng xanh là công cụ cần thiết để hướng tới kinh tế xanh. 2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh
- Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc ( UNEF) đã phối hợp với các đối tác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và ngân hàng thế giới (WB) để phát triển một bộ các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp tùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Các chỉ số đang được phát triển này có thể chia thành 3 nhóm sau đây: Các chỉ số kinh tế: Chỉ số về tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững chẳng hạnh như GDP xanh. Các chỉ số môi trường: Chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế ( như hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước /GDP) Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: Chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP trên đầu người 3. Vai trò của tăng trưởng xanh Tăng trưởng xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng hay tổn hại đến khả năng đáp ứng và nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ cà tăng cường sức mạnh của cả ba yếu tố có tính chất phụ thuộc và tương hỗ: kinh tế- xã hội - môi trường. Cách thức để áp dụng mô hình Tăng trưởng xanh đối với mỗi quốc gia có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con người - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi truowngf và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi. Tăng trưởng xanh giúp bảo vệ đa dạng sinh học
- Sự suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một số bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ sinh thái điều hòa khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến biến đổi không thể lường trước được. Hơn thế nữa, hệ sinh thái là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. Tăng trưởng xanh nhằm làm giảm những hiệu quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, đầu tư vào bảo vệ rừng không những duy trì một loạt các ngành sinh kế của con người mà còn bảo tồn đến 80% các loài trên cạn, Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp xanh, tăng trưởng xanh sẽ góp phần ổn định đời sống kinh tế của hơn 1 tỷ người hiện đang sinh sống bằng cách sản phẩm làm từ gỗ, giấy và chất xơ, với tổng thu nhập chỉ 1% GDP toàn cầu. Tăng trưởng xanh có thể tạo ra việc làm Tăng trưởng xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới và nhiều tiềm năng, chẳng hạn như công nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế,.... Đã có rất nhiều công việc xanh được tạo ra như vậy, đặc biệt là trong ngành năng lượng tái tạo như kỹ thuật điện, hiệu quả năng lượng, công nghệ môi trường, năng lượng mặt trời,...Thống kê chỉ ra rằng có 2,3 triệu người đã tìm được việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái sinh những năm gần đây. Và sẽ có thêm 20 triệu việc làm từ nay đến 2030, chủ yếu là trong ngành năng lượng từ vật liệu hữu cơ và năng lượng mặt trời. Tăng trưởng xanh giúp xóa đói giảm nghèo Hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vẫn được sử dụng như là cách thức phổ biến nhất để đánh giá một nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó thường được tạo ra thông qua việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn là tài sản “chung” như tài nguyên nước, rừng, không khí là nguồn cung cấp cần thiết cho sự sống. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái
- các hệ sinh thái đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp - tinh tế của đa số dân nghèo trên thế giới phụ thuộc hầu hết vào các ngành này. Hướng tới nền Kinh tế Xanh được coi như là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống. II. NỘI DUNG CỦA TĂNG TRƯỞNG XANH 1. Sản xuất và tiêu dùng bền vững Sản xuất và tiêu dùng được xem là bền vững đến khi việc sản xuất và tiêu dùng đó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại, và giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, nhằm tránh gây nguy hại đến các nhu cầu của các thế hệ sau. 2. Xanh hóa kinh doanh và thị trường Sự cần thiết cho kinh doanh xanh Giá thị trường hiện nay không phản ánh được đầy đủ các chi phí chế biến của đầu vào (ví dụ như tài nguyên thiên nhiên) và kết quả đầu ra (ví dụ như chất thải, nước và khí thải). Như vậy cần phải có một khoản chi phí sinh thái cho việc sử dụng tài nguyên trước và sau vào giá của hàng hóa. Điều này nghĩa là các hoạt động giao dịch thị trường sẽ không có chi phí môi trường, xã hội. Hệ quả của nó là sẽ phải mất đi một mức thâm hụt môi trường. Điều này đòi hỏi chính phủ phải đi đầu và khuyến khích xanh hóa kinh doanh trong tất cả các cấp độ của nền kinh tế. Phương pháp tiếp cận toàn bộ hệ thống theo hướng xanh hóa kinh doanh Phát triển công nghiệp sinh thái và các hệ thống nền kinh tế tròn Sinh thái công nghiệp (STCN - Industrial Ecology) thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ thống công nghiệp truyền thống
- sang dạng mô hình tổng thể hơn - hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác. Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: Cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu, Nhà máy chế biến nguyên liệu, Nhà máy xử lý/tái chế chất thải và Tiêu thụ thành phẩm. Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là cơ sở sản xuất. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết. 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững Quy hoạch bền vững Quy hoạch bền vững là một chiến lược được đề ra để xây dựng và bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững. Quy hoạch bền vững tạo ra tiềm năng cao cho việc làm “xanh”, góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường và góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi để tăng trưởng xanh. Để có một đồ án quy hoạch tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hiện nay, không phải là đơn giản. Theo kinh nghiệm của một số nước đi trước, đặc biệt ở Úc thì quy hoạch bền vững phải đáp ứng bốn tiêu chí: xã hội, tự nhiên, kĩ thuật, tài chính. 1. Bền vững về xã hội: Đây là tiêu chí quan trọng nhất. Quy hoạch đô thị ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người từ nhiều sắc tộc khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau. Để đồ án sống được theo thời
- gian với đầy đủ ý nghĩa mong muốn, đồ án đó phải vì con người, nghĩa là phải mang tính nhân văn, phải cân bằng được mọi giá trị văn hoá, tôn giáo, phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố xã hội như giáo dục, y tế, việc làm, thu nhập, giao thông và các dịch vụ cần thiết khác, đó là những yếu tố tạo nên tính bền vững xã hội. 2. Bền vững về tự nhiên: Đây là tiêu chí quan trọng thứ hai. Tiêu chí này dựa trên nguyên tắc cơ bản là tất cả mọi thủ phần của đồ án quy hoạch phải tồn tại thân thiện với môi trường sinh thái. Người ta thích là một thứ tự ưu tiên để phân tích tác động của đồ án đến môi trường. Ưu tiên thứ nhất là nguồn nước. Ưu tiên thứ hai là những khoảng không gian xanh. Ưu tiên thứ ba là tài nguyên và thổ nhưỡng. 3. Bền vững về kĩ thuật là tiêu chí quan trọng thứ ba. Đồ án quy hoạch được coi là bền vững kỹ thuật khi tích hợp được mọi yêu cầu hạ tầng kĩ thuật một cách đầy đủ và đồng bộ với các phương án hợp lý bảo đảm cho cuộc sống văn minh lâu dài. 4. Bền vững về tài chính: là tiêu chí quan trọng cuối cùng. Người ta lập mô hình tài chính đầy đủ cho toàn bộ vòng đời của công trình. Thậm chí là chi phí để phá dỡ sau khi công trình hoàn thành sứ mệnh tồn tại (Có khi cả trăm năm sau) cũng được dự toán rất chi tiết. Tòa nhà xanh: Các tòa nhà hiện nay ở các nước phát triển, sử dụng rất nhiều nguồn nguyên liệu, và tiêu tốn rất nhiều các nguồn tài nguyên để xây dựng. Kéo theo nó là cả một quá trình xây dựng phát thải cao và ô nhiễm. Vì thế
- tòa nhà xanh là đối tượng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững. Khái niệm tòa nhà xanh được hiểu là những tòa nhà đạt chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sức tỏa hơi so hiệu ứng nhà kính, bảo toàn nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, không khí, đất và ánh sáng. Chủ đầu tư đã đưa thêm những giải pháp để giúp cho công trình của họ được an toàn hơn, Sạch hơn, và được coi là nơi có môi trường làm việc, sinh sống và vui chơi thân thiện với môi trường. Hiệu quả của những tòa nhà xanh là giúp làm giảm mức tiêu thụ điện do sử dụng năng lượng tự nhiên, nguồn nước tưới tiêu, giảm rác thải do quá trình tái chế và tái sử dụng cũng như các chất gây ô nhiễm. Các tòa nhà xanh đã được xây dựng: Tòa nhà xanh tại Mỹ (trụ sở hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên) Trung tâm Thương mại Xanh CII- Sohrabji Godrej ở Hyderabad tại Ấn Độ 4. Áp dụng thuế xanh Thuế xanh (còn gọi là “thuế môi trường” hoặc “thuế ô nhiễm”) là loại thuế đặc biệt đánh trên việc tiêu thụ các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc hàng hóa có sử dụng sản xuất các chất ô nhiễm. Lý thuyết kinh tế cho rằng đánh thuế đối với lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường sẽ làm giảm tác hại môi trường theo cách thức ít tốn kém nhất, bằng cách khuyến khích thay đổi hành vi của những doanh nghiệp và hộ gia đình có thể làm giảm ô nhiễm của họ với chi phí thấp nhất. Thuế môi trường thuần túy nhằm mục đích đảm bảo rằng gây ô nhiễm phải đối mặt với chi phí bằng cách thu phí đối với các thiệt hại gây ra cho người khác. Thuế trực tiếp nhằm hạn chế ô nhiễm của người gây ô nhiễm Thuế gián tiếp, tức là đánh thuế vào các hàng hóa hay dịch vụ liên quan mà khi sử dụng ít sẽ ít gây ô nhiễm
- 5. Đầu tư vào vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là các nguồn cung tài nguyên hoặc các dịch vụ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Rừng, các mỏ khoáng sản, nguồn lợi thủy sản và đất đai màu mỡ là một số ví dụ về nguồn vốn thiên nhiên. Khả năng lọc không khí và làm sạch nước cũng là hai trong số nhiều dịch vụ sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên. Có ba đặc điểm chính làm cho các chức năng hoặc dịch vụ sinh thái có tầm quan trọng rất lớn: Tính không thể thay thế: không dịch vụ hoặc chức năng khác, tự nhiên hay nhân tạo, có thể thay thế những dịch vụ và chức năng hiện tại (chẳng hạn như chức năng bảo vệ bức xạ mặt trời hay khả năng điều hòa khí hậu … ) Tính không thể phục hồi: nghĩa là nếu bị phá hủy ở một mức độ nào đó, nó sẽ không thể phục hồi như nguyên trạng (mất cân bằng đa dạng sinh học, chất thải độc hại, … ) Nguy cơ cao: những tổn thất của hệ sinh thái tiềm tàng một nguy cơ lớn đối với sự phồn vinh của loài người Các hoạt động đầu tư vào vốn tự nhiên: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo, các nguồn năng lượng sạch như gió, địa nhiệt, thủy điện, năng lượng mặt trời, … Trồng rừng, Phục hồi các khu rừng nguyên sinh Khai thác tài nguyên hiệu quả, tái chế và xử lý chất thải Xây dựng và bảo vệ các khu sinh thái III. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG XANH Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEF) đã phối hợp với các đối tác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (UEC) và Ngân hàng Thế giới (WB) để phát triển một bộ các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh mà từ đó các chính phủ có thể lựa chọn các chỉ tiêu phù hợpTùy thuộc vào tình hình của từng quốc gia. Các chỉ số đang được phát triển này có thể được tạm chia thành ba nhóm sau đây: Các chỉ số kinh tế: chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững chẳng hạn như GDP xanh.
- Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (như hệ số sử dụng năng lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP) Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi, ngoài định nghĩa hẹp của GDP trên đầu người IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA TĂNG TRƯỞNG XANH Hai thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến hàng loạt các cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Khủng hoảng tài chính Châu Á những năm cuối thế kỷ XX, khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008 - 2009, biến động xã hội đã xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Các thảm họa thiên nhiên xảy ra đều được mô tả với các đánh giá như “chưa từng có trong lịch sử” hay “lớn nhất trong hàng thập niên qua”, thể hiện tần suất gia tăng thiên tai liên tục, phá vỡ mức độ tàn phá trước đây. Từ năm 2010 đến nay đã diễn ra những trận lụt dữ dội chưa từng có ở Pakistan, Thái Lan,đợt nắng nóng nhất từ 1000 năm qua ở Nga, lở đất kinh hoàng ở Trung Quốc, Trung Âu chìm trong biển nước, động đất ở Haiti, Chi-lê, Nhật Bản… Nhân loại bàng hoàng trước những hậu quả khủng khiếp mà thiên tai để lại, còn các nhà nghiên cứu thì đều có chung giải thích, đây chính là những hậu quả nhãn tiền của tình trạng biến đổi khí hậu đã được cảnh báo. Tiến sĩ Nguyễn Thọ Nhân trong lời tựa cuốn sách của mình đã cho rằng “ Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, có lẽ loài người chưa bao giờ đứng trước một thách thức nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay: đó là hiện tượng biến đổi khí hậu và những hệ lụy của nó. Những hệ lụy đó đã, đang và sẽ làm đảo lộn cuộc sống của nhân loại, làm tiêu tan bao nhiêu công phu mà con người đã bỏ ra để xây dựng một thế giới giầu đẹp trên các mặt vật chất và tinh thần”. Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý với các tác giả của tác phẩm “Giới hạn của sự tăng trưởng” - The limits to growth” Về ba nguyên nhân cơ bản làm cho tình trạng môi trường xấu đi và hạn chế sự phát triển kinh tế trong tương lai. Đó là sự tăng trưởng quá nhanh về dân số và công nghiệp mà không tính tới yếu tố môi trường, giới hạn của tự nhiên và sự phản ứng chậm trễ của con người trước các biến cố về môi trường. Thật vậy, dân số thế giới đã tăng với tốc độ quá nhanh, từ nửa tỷ người năm 1650 đã tăng lên 1,6 tỷ năm 1900, 3,3
- tỷ năm 1960, lên hơn 6 tỷ năm 2000 và tăng lên U tỷ vào tháng 10 năm 2011. Mặc dù từ thập niên 90 của thế kỷ XX, tỉ lệ tăng dân số đã giảm từ 2 % xuống 1,2%, song tốc độ tăng vẫn là rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cũng cực kỳ ấn tượng, từ năm 1930 đến năm 2000 giá trị tính ra tiền của công nghiệp thế giới tăng 14 lần, trung bình cứ 19 năm tăng gấp đôi. Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh làm các nguồn tài nguyên kiệt quệ nhanh chóng, tạo ra các chất thải vào môi trường sống gây ra nhiều biến cố về sinh thái. Loài người đã phản ứng chậm trễ thể hiện trên các mặt thông tin, ra quyết định và hành động, hậu quả là hiện trạng môi trường ngày càng trầm trọng. Như vậy thế giới phải đối mặt với hai thách thức: mở rộng cơ hội kinh tế cho dân số toàn cầu ngày càng tăng và giải quyết các áp lực môi trường. Lúc này giải pháp “phát triển trước, xử lý hậu quả sau” không còn hữu hiệu nữa trên cơ sở nguồn lực tự nhiên hạn chế và dân số tăng nhanh. Vấn đề là phải tìm ra con đường phát triển khác. Tăng trưởng xanh đáp ứng được hai thách thức đó: đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi đảm bảo các vấn đề về môi trường để tiếp tục cung cấp các nguồn lực cần thiết. V. XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG NHANH TRÊN THẾ GIỚI Đến nay, thực tế cho thấy rằng tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở châu Á, Đức, Pháp, Hà Lan. Chấm. Châu âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh. Còn tại các nước trong khu vực, ví dụ như lào cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Trung Quốc cũng đã có kế hoạch phát triển quốc gia nhấn mạnh vào nền kinh tế tuần hoàn trong khi Thái Lan nhấn mạnh vào nền kinh tế đầy đủ với những đặc điểm chính của nền kinh tế xanh. Và Việt Nam cũng đang xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp cận theo từng khu vực của nền kinh tế, hoặc đó là cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững...
- Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các quốc gia. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế mà không cần theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý sau”. Tiềm năng này thực tế bắt nguồn từ một sân chơi đang thay đổi đó là thế giới hiện nay với những rủi ro chúng ta đang đối mặt và đã tạo ra những thay đổi cơ bản đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận toàn diện lại cách thức, mô hình phát triển kinh tế truyền thống, đồng thời cũng đòi hỏi một tư duy hoàn toàn mới về cách tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn