ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN KINH TẾ VỀ KIẾN THỨC<br />
HUY ĐỘNG VỐN TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
NCS. Vũ Thị Thanh Bình<br />
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội<br />
NCS. Hoàng Thị Hương<br />
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội<br />
Tóm tắt<br />
Đào tạo về khởi nghiệp kinh doanh cũng nhận được nhiều sự quan tâm nhằm<br />
tạo động lực cho khởi nghiệp sáng tạo ngay từ trên giảng đường. Việc bồi dưỡng các<br />
kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh của các trường đại học sẽ giúp lan tỏa, thúc đẩy<br />
tinh thần khởi nghiệp cũng như giúp cho quá trình khởi nghiệp được phát triển bền<br />
vững. Thông qua khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nghiên<br />
cứu khám phá mức độ kiến thức của sinh viên đối với các vấn đề liên quan về hoạt<br />
động huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh vốn. Kết quả chỉ ra rằng mức độ<br />
quan tâm, am hiểu của sinh viên đến khởi nghiệp kinh doanh liên quan đến huy động<br />
vốn còn thấp. Kết quả vấn đề này có thể được lý giải thông qua sự hạn chế các môn<br />
học bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp được đưa vào chương trình giảng dạy hay các<br />
hoạt động ngoại khóa cho sinh viên chưa được thực hiện nhiều. Để có những kết quả<br />
mới trong khởi nghiệp của sinh viên, cần có thêm các hoạt động cụ thể nhằm tạo môi<br />
trường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.<br />
Từ khóa: Huy động vốn, khởi nghiệp kinh doanh, góc nhìn sinh viên.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Trong thời gian gần đây, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh đón nhận sự quan<br />
tâm tại Việt Nam. Hoạt động khởi nghiệp mang lại những giá trị cá nhân cũng như<br />
mang lại sự giàu mạnh cho đất nước. Khởi nghiệp kinh doanh giúp các cá nhân nuôi<br />
dưỡng ý tưởng kinh doanh, tạo ra việc làm, giúp chuyển đổi các nguồn lực thành sản<br />
phẩm, phục vụ tiêu dùng xã hội (Vuong, Napier, Do, & Vuong, 2016). Tuy nhiên,<br />
khởi nghiệp đòi hỏi sự tích lũy kiến thức và sự sáng tạo, chính sự sáng tạo sẽ giúp<br />
cho người khởi nghiệp thành công (Vuong và ctg., 2016)<br />
Khởi nghiệp kinh doanh nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà<br />
nước thông qua việc ban hành hành lang pháp lý thông qua văn bản quy phạm như<br />
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”<br />
(Thủ tướng Chính phủ, 2016). Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ về<br />
<br />
<br />
192<br />
hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Chính phủ, 2016), Luật hỗ trợ doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (Quốc hội, 2017)… Ngoài ra, Quyết định số 1665/QĐ-<br />
TTg năm 2017 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến<br />
năm 2025” đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo (Chính phủ,<br />
2017). Đối tượng sinh viên có các ý tưởng khởi nghiệp thường cập nhật các xu thế<br />
mới, tích hợp nhiều công nghệ, phù hợp thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, có thể<br />
thể đến một số sản phẩm nổi trội của các start-up trẻ như GotIt, Toong... Việc lan tỏa<br />
và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên tại các trường đại học là hết sức<br />
quan trọng.<br />
Tài chính và huy động vốn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh<br />
nghiệp khởi nghiệp. Huy động được nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp các ý tưởng khởi<br />
nghiệp được thực hiện thuận lợi hơn. Rất nhiều chương trình thực tế, như “Thương<br />
vụ bạc tỷ - Shark tank”, ra đời đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được<br />
nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp không<br />
chuyên sâu kiến thức tài chính nên việc thương lượng với nhà đầu tư cũng gặp khó<br />
khăn. Ngoài ra, các thương vụ khởi nghiệp sau quá trình huy động vốn vẫn thất bại<br />
cũng có những nguyên nhân từ nền tảng quản trị tài chính chưa tốt của nhà khởi<br />
nghiệp. Vì thế, đào tạo kiến thức khởi nghiệp, trong đó có kiến thức về huy động vốn<br />
trong khởi nghiệp kinh doanh là hết sức cần thiết cho sinh viên khi hiện thực hóa các<br />
ý tưởng kinh doanh.<br />
Với sự quan trọng của hoạt động khởi nghiệp kinh doanh với đối tượng sinh<br />
viên. Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với hoạt động khởi nghiệp,<br />
cụ thể là hoạt động huy động vốn tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mặc dù<br />
nhà trường đã tổ chức một số buổi tọa đàm như “Sinh viên với tinh thần đổi mới sáng<br />
tạo” (HaUI, 2019b) hay đạt được những thành tựu đáng khích lệ như sinh viên của<br />
CLB SIP HaUI nhận tài trợ từ VinTech City (HaUI, 2019a) nhưng chưa có sự bùng<br />
nổ các hoạt động và dự án về khởi nghiệp từ phía sinh viên. Nghiên cứu này nhằm<br />
cung cấp những bằng chứng cụ thể về sự quan tâm của đối tượng sinh viên về hoạt<br />
động huy động vốn trong quá trình thực hiện khởi nghiệp kinh doanh.<br />
2. Kinh nghiệm thế giới về khởi nghiệp trong các trường đại học<br />
Khởi nghiệp sáng tạo đang được lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã<br />
mang lại nhiều giá trị cho các quốc gia và thế giới. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo đã<br />
tạo ra sự phát triển thần kỳ cho Israel và Israel đã được biết đến với tên gọi “quốc gia<br />
khởi nghiệp” (Senor & Singer, 2011). Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia cần<br />
đến nhiều yếu tố như các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các quỹ đầu tư giai đoạn ban<br />
đầu, các quỹ đầu tư ở các giai đoạn, các công ty đầu tư khác, các quỹ vườn ươm của<br />
chính phủ… Đây chính là các tác nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, để<br />
<br />
<br />
193<br />
hình thành và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp thì vai trò của các cơ sở đào tạo, các<br />
trường đại học là rất quan trọng. Kinh nghiệm tại các quốc gia trên thế giới đã chứng<br />
minh cho vai trò không thể thiếu của các trường đại học đối với phát triển hệ sinh thái<br />
khởi nghiệp.<br />
Kinh nghiệm từ nước Đức cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập<br />
trung quanh khu vực của các trường đại học. Đức không chỉ đào tạo tại trường đại<br />
học mà còn nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh với các chương trình<br />
như dự án “Rock it Biz”. Các trường đại học tại Đức là nơi đào tạo ra đội ngũ chuyên<br />
gia trình độ cao, am hiểu. Các dự án nghiên cứu thực tiễn từ các trường đại học đã<br />
tạo ra môi trường cho quá trình đổi mới sáng tạo (Nguyễn Trần Minh Trí, 2019). Tại<br />
Đức có những học bổng cho sinh viên khởi nghiệp đối với các dự án không chỉ mang<br />
lại giá trị kinh tế mà còn các dự án khởi nghiệp mang lại giá trị xã hội (German<br />
Startups Group). Các trường đại học có chính sách công để khuyến khích tinh thần<br />
khởi nghiệp cũng như có nhiệm vụ cụ thể về hoạt động khởi nghiệp. Sự hỗ trợ cho<br />
khởi nghiệp kinh doanh còn thể hiện thông qua chính sách sử dụng miễn phí các<br />
phòng lab, hỗ trợ gọi vốn, lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng mạng lưới kết nối và<br />
đào tạo về xúc tiến thương mại, kế toán. Các môn học về khởi nghiệp đã được dạy<br />
trong các chương trình giảng dạy (ITP, 2018a).<br />
Trong khi đó, kinh nghiệm từ Mỹ cho thấy, thung lũng Silicon, nơi phát triển<br />
công nghệ hàng đầu được đặt cạnh 2 trường đại học hàng đầu là Berkeley và Stanford<br />
đã giúp thu hút nhiều lao động có trình độ cao. Hệ thống pháp luật hiệu quả về bảo<br />
vệ kinh doanh của bang cùng với nhiều quỹ đầu tư lớn được đặt tại thung lũng Silicon<br />
cũng là điều kiện thuận lợi giúp khai thác tốt các nguồn lực, giúp cho các ý tưởng<br />
khởi nghiệp có nhiều cơ hội phát triển, tiếp cận cả nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao. (Nguyễn Trần Minh Trí, 2019).<br />
Kinh nghiệm thúc đẩy đào tạo và thực hiện khởi nghiệp kinh doanh tại các<br />
trường đại học của Đài Loan cho thấy Chính phủ tạo nhiều hỗ trợ thông qua các<br />
“trung tâm ươm tạo – ICs”. Các trung tâm này sẽ giúp tổ chức, thực hiện các<br />
chương trình nhằm đào tạo kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh và các chương<br />
trình cụ thể hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp. Các trung tâm ươm tạo này chủ yếu<br />
là các trường đại học, chiếm 81%. Đài Loan xây dựng chương trình “Đại học<br />
online cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” để cung cấp thông tin về khởi nghiệp<br />
cho sinh viên một cách miễn phí với hơn 1.100 khóa học, 257 video về các trường<br />
học khởi nghiệp thành công được chia sẻ (ITP, 2018b). Các vườm ươm này cần<br />
phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể và cạnh tranh với nhau để nhận được sự<br />
hỗ trợ tài chính từ nhà nước, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cũng như gia tăng tính cạnh<br />
tranh, thúc đầy các vườn ươm.<br />
<br />
<br />
194<br />
Có thể nói, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là rất đa dạng và đặc<br />
trưng riêng của mỗi nước nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Khái quát chung cho<br />
thấy, đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học là yếu tố cần thiết và quan trọng của<br />
hệ sinh thái khởi nghiệp. Đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học giúp cung cấp kiến<br />
thức cho sinh viên về phát hiện ý tưởng, thực hiện các ý tưởng kinh doanh.<br />
Để lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam thì trường đại học chính là nơi<br />
khơi nguồn cho các ý tưởng sáng tạo, nơi cung cấp các kiến thức cần thiết giúp sinh<br />
viên có thể biến các ý tưởng thành các dự án khởi nghiệp. Đào tạo kiến thức toàn diện<br />
về khởi nghiệp kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro, thất bại của các dự án<br />
khởi nghiệp.<br />
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu<br />
Với vai trò quan trọng của đào tạo khởi nghiệp từ trường đại học. Nghiên<br />
cứu thiết kế để đánh giá về sự quan tâm của sinh viên đối với hoạt động khởi<br />
nghiệp, cụ thể thông qua sự quan tâm đối với hoạt động huy động vốn trong khởi<br />
nghiệp, để có thể thấy được mức độ lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong trường Đại<br />
học. Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm trên thế giới về đào<br />
tạo và thực hành khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo. Tiếp theo, nghiên cứu thực<br />
hiện khảo sát nhằm khám phá thực trạng kiến thức của sinh viên về huy động vốn<br />
trong khởi nghiệp kinh doanh.<br />
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu khảo sát. Phương pháp chọn<br />
mẫu ngẫu nhiên được áp dụng. Nghiên cứu điều tra đối tượng sinh viên tại cơ sở 1, và<br />
cơ sở 2 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sau khi thu thập, kết quả tổng hợp lại<br />
và sử dụng excel để phân tích dữ liệu. Bảng hỏi được thiết kế với Sử dụng thang đo<br />
Likert 5 mức độ tăng dần từ: (1) Rất không am hiểu, đến (5) Rất am hiểu.<br />
Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình. Giá trị trung<br />
bình được xác định theo bước nhảy K cho từng mức độ với thang đo Likert 5 mức độ<br />
(Huỳnh Trường Huy & Nguyễn Nhật Khiêm, 2017), cụ thể:<br />
5-1<br />
K= = 0,8<br />
5<br />
Với bước nhảy K – 0,8, ý nghĩa của giá trị trung bình thể hiện được xác định<br />
theo từng mức độ gồm:<br />
Rất không am hiểu: 1 ≤ Mean ≤ 1,8<br />
Không am hiểu: 1,8 ≤ Mean ≤ 2,6<br />
Trung bình: 2,6 ≤ Mean ≤ 3,4<br />
Khá am hiểu: 3,4 ≤ Mean ≤ 4,2<br />
Rất am hiểu: 4,2 ≤ Mean ≤ 5,0<br />
<br />
195<br />
Nghiên cứu thu thập 134 phiếu điều tra từ sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu chủ<br />
yếu là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Do đặc điểm địa<br />
lý, sinh viên năm thứ nhất học tại cơ sở Hà Nam nên dữ liệu khảo sát không thu thập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 2 26.9%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 3 67.2%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 4 6.0%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%<br />
<br />
<br />
Hình 1: Đặc điểm dữ liệu nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Rất quan tâm 11%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khá quan tâm 46%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ít quan tâm 32%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Không quan tâm 10%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Rất không quan tâm 0%<br />
<br />
<br />
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%<br />
<br />
<br />
Hình 2: Mức độ quan tâm và tần suất cập nhật thông tin khởi nghiệp<br />
<br />
<br />
196<br />
Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ cao các sinh viên (46% khá<br />
quan tâm, 11% rất quan tâm) đến vấn đề khởi nghiệp và huy động vốn tronng khởi<br />
nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có đến 32% sinh viên ít quan tâm, 10% không<br />
quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp, huy động vốn. Tỷ lệ lớn sinh viên ít quan<br />
tâm đến các hoạt động khởi nghiệp sẽ là rào cản cho việc phát triền và thực hiện<br />
các hoạt động khởi nghiệp ngay trong trường đại học. Cho nên, cần có những giải<br />
pháp khuyến khích, lan tỏa đến sinh viên để làm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp.<br />
4. Kết quả đánh giá của sinh viên về kiến thức huy động vốn trong khởi<br />
nghiệp kinh doanh<br />
Hiện nay, hoạt động khởi nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía<br />
cơ quan chức năng cũng như mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đối tượng sinh viên.<br />
Khởi nghiệp cho sinh viên được nhiều cơ sở giáo dục đại học khuyến khích, cũng<br />
như nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà nước. Trong nghiên cứu này, khởi<br />
nghiệp kinh doanh được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên<br />
liên quan đến huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh. Hoạt động huy động vốn<br />
trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh được chia nhỏ gồm (1) Xác định và thuyết<br />
phục các nhà đầu tư, (2) Định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính, (3) Đàm phám<br />
với các nhà đầu tư, (4) Thực hiện dự án giai đoạn sau đầu tư. Kết quả khảo sát được<br />
tổng hợp và đánh giá dựa trên phân tích giá trị trung bình (Huỳnh Trường Huy &<br />
Nguyễn Nhật Khiêm, 2017) và được trình bày tại bảng 1.<br />
Bảng 1: Tự đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên đối với hoạt động huy<br />
động vốn khi thực hiện khởi nghiệp kinh doanh<br />
Giá trị<br />
Mức độ quan tâm trong các hoạt động: Đánh giá<br />
trung bình<br />
Xác định và thuyết phục các nhà đầu tư 3,07 Trung bình<br />
Định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính 3,04 Trung bình<br />
Đàm phám với các nhà đầu tư 2,82 Trung bình<br />
Thực hiện dự án giai đoạn sau đầu tư 2,72 Trung bình<br />
<br />
Thông qua khảo sát về mức độ quan tâm của sinh viên với 4 hoạt động trong<br />
giai đoạn huy động vốn của quá trình khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên còn thấp. Theo thang đo Likert 5 mức độ,<br />
và bước nhảy K = 0,8 thì đánh giá của sinh viên hiện nay chỉ ở mức trung bình.<br />
Kết quả phân tích chi tiết về đánh giá của sinh viên với cho từng hoạt động<br />
được trình bày tại Hình 3.<br />
<br />
<br />
197<br />
70%<br />
63%<br />
60%<br />
60%<br />
53% 54%<br />
50%<br />
<br />
40%<br />
31% 31%<br />
30%<br />
20% 19%<br />
18%<br />
20% 16% 14%<br />
9%<br />
10% 4%<br />
1% 1% 2% 1% 1% 1%<br />
0%<br />
0%<br />
Xác định và thuyết phục Định giá doanh nghiệp và Đàm phám với các nhà Thực hiện dự án giai đoạn<br />
các nhà đầu tư nhu cầu tài chính đầu tư sau đầu tư<br />
<br />
Rất không quan tâm Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm<br />
<br />
<br />
Hình 3: Kết quả đánh giá về kiến thức của sinh viên đối với hoạt động<br />
huy động vốn trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh<br />
Kết quả Hình 3 cho thấy rằng sinh viên hiện nay thiếu am hiểu các kiến thức<br />
liên quan đến hoạt động huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh. Tỷ lệ lớn sinh<br />
viên không am hiểu và ít am hiểu các kiến thức về xác định và thuyết phục các nhà<br />
đầu tư, định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính, đám phán với nhà đầu tư cũng<br />
như thực hiện dự án sau giai đoạn đầu tư. Đây có thể là nguyên nhân của sự thiếu<br />
vắng các dự án khởi nghiệp của sinh viên tại trường đại học. Ngoài ra, đây cũng chính<br />
là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các dự án khởi nghiệp trong tương lai có thể bị phá<br />
sản. Để khắc phục vấn đề này thì trước tiên cần phải có sự nhấn mạnh và tập trung<br />
hơn nữa các nội dung về huy động vốn trong các học phần được giảng dạy cho sinh<br />
viên. Từ các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, các môn học về<br />
khởi nghiệp cần được đưa vào trong chương trình đào tạo. Để nắm bắt cũng như giải<br />
quyết các vướng mắc mà các doanh nghiệp khởi nghiệp hay gặp phải, các trường đại<br />
học có thể hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức tư vấn khởi nghiệp<br />
để giảng dạy cho sinh viên. Điều này sẽ giúp củng cố kiến thức cho sinh viên cũng<br />
như nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác<br />
đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.<br />
Với những kiến thức được giảng dạy, sinh viên cần có thể các hoạt động ngoại<br />
khóa từ phía nhà trường để có thể thực hành các kiến thức đã học. Các hoạt động cụ<br />
thể như cho sinh viên tham gia vào chương trình “Vua bán hàng” cần được nhân rộng<br />
cùng với việc thực hiện nhiều hơn các chương trình tương tự như vậy để sinh viên có<br />
thêm các kỹ năng trong kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các hoạt động sẽ giúp củng<br />
cố kiến thức cũng như khả năng vận dụng của sinh viên, giúp khơi nguồn các ý tưởng<br />
và thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên.<br />
<br />
198<br />
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, chính bởi sự quan tâm của sinh<br />
viên chưa cao nên hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên tại trường Đại học<br />
Công nghiệp chưa có nhiều sự nổi bật. Ngoài ra, mặc dù đã có những chỉ đạo trong<br />
triển khai phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Trường nhưng các chưa có sự bùng nổ<br />
trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo, không thể kể đến nguyên nhân từ phía Đoàn,<br />
Hội là đầu mối tổ chức, hỗ trợ, thúc đẩy phong trào chưa tổ chức đa dạng các chương<br />
trình. Thêm vào đó, còn thiếu vắng sự hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức tư vấn<br />
khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp quốc tế và doanh nghiệp để thúc đẩy sinh<br />
viên tham gia khởi nghiệp thành công. Sinh viên đánh giá rằng, chương trình học ít<br />
học phần liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh cũng như ít các hoạt động ngoại khóa<br />
giúp cho sinh viên có liên hệ đến khởi nghiệp kinh doanh. Chính vì vậy, phía nhà<br />
trường cũng cần có những hoạt động cụ thể về phía đoàn, hội nhằm giúp sinh viên có<br />
môi trường để cụ thể hóa ý tưởng khởi nghiệp cũng như bồi dưỡng kiến thức về khởi<br />
nghiệp kinh doanh.<br />
5. Kết luận<br />
Khởi nghiệp kinh doanh là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời kỳ cách<br />
mạng công nghiệp 4.0. Các quốc gia phát triển mạnh khởi nghiệp kinh doanh đã mang<br />
lại nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và kinh tế. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm<br />
từ nhiều phía đối với hoạt động này. Khởi nghiệp kinh doanh đã dần đang đi vào các<br />
cơ sở đào tạo đại học. Hoạt động khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía<br />
cơ quan chức năng cũng như các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chưa quan tâm đầy đủ<br />
đến hoạt động khởi nghiệp. Phía nhà trường cần có những chỉ đạo sát sao hơn dành<br />
cho các đề án, các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên, các khoa chuyên<br />
môn cần thiết kế bổ sung các học phần cung cấp hành trang cho sinh viên khởi<br />
nghiệp. Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tổ chức nhiều chương trình,<br />
tọa đàm hơn nữa giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp kinh doanh đến đối tượng sinh<br />
viên, giúp sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp có thể kết nối với các tổ chức tư vấn và<br />
các đơn vị tài trợ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chính Phủ. (2016). Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm<br />
2020. Chính phủ,.<br />
2. Chính Phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt đề án “Hỗ<br />
trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.<br />
3. German Startups Group. Encouraging entrepreneurship. Retrieved 05/07,<br />
2019, from http://www.german-startups.com/index.php/csr-en/<br />
<br />
<br />
199<br />
4. HaUI. (2019a). Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nhận tài trợ khởi nghiệp<br />
từ VinTech City. Retrieved 06/09, 2019, from<br />
https://www.haui.edu.vn/vn/page/cthssv/detail/62413<br />
5. HaUI. (2019b). Tọa đàm “Sinh viên với tinh thần đổi mới sáng tạo”. Retrieved<br />
04/07, 2019, from https://www.haui.edu.vn/vn/page/dtn/detail/61872<br />
6. Huỳnh Trường Huy, & Nguyễn Nhật Khiêm. (2017). Chất lượng đào tạo ngành<br />
quản trị kinh doanh của khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học<br />
Cần Thơ: Kết quả đánh giá từ sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Tạp chí<br />
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 91-99.<br />
7. ITP. (2018a). Phần 6: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học<br />
của Đức. Retrieved 05/07, 2019, from http://www.vnu-itp.edu.vn/vi/tin-<br />
tuc/khoi-nghiep/876-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai-<br />
hoc-cua-duc.html<br />
8. ITP. (2018b). Phần 8: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh tại các trường<br />
đại học của Đài Loan. Retrieved 05/07, 2019, from http://www.vnu-itp.edu.vn/vi/tin-<br />
tuc/khoi-nghiep/878-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai-hoc-cua-<br />
dai-loan.html<br />
<br />
9. Nguyễn Trần Minh Trí. (2019). Kinh nghiệm tạo lập quốc gia khởi nghiệp ở<br />
một số nước. Doanh nghiệp và hội nhập.<br />
10. Quốc hội. (2017). Luật số 04/2017/QH14, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
11. Senor, D., & Singer, S. (2011). Start-up nation: The story of Israel's economic<br />
miracle: Hachette.<br />
12. Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ<br />
về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc<br />
gia đến năm 2025." (2016).<br />
13. Vuong, Q. H., Napier, N. K., Do, T. H., & Vuong, T. T. (2016). Creativity and<br />
Entrepreneurial Efforts in an Emerging Economy. Business Creativity and The<br />
Creative Economy, 2(1), 39-50. doi: 10.18536/bcce.2016.10.2.1.04<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
200<br />