YOMEDIA
ADSENSE
Đề cương báo cáo chuyên môn hè bậc tiểu học 2013: Phương pháp bàn tay nặn bột
111
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Với mục tiêu tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học về phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường tiểu học, giúp học viên có hiểu biết về. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề cương báo cáo chuyên môn hè bậc tiểu học 2013 "Phương pháp bàn tay nặn bột". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương báo cáo chuyên môn hè bậc tiểu học 2013: Phương pháp bàn tay nặn bột
- UBND THÀNH PHỐ BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN MÔN HÈ BẬC TIỂU HỌC 2013 PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Người thực hiện:NGUYỄN THỊ TÌNH Đơn vị: Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm Ngày báo cáo : 02 8 2013 A. MỤC TIÊU: Tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học về phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học, giúp học viên có hiểu biết về: Phương pháp “ Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở trường phổ thông; Vận dụng xây dựng kế hoạch bài giảng, những yếu tố cần thiết cho việc sử dụng thành công phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học; Giúp GV biết soạn, giảng một số bài học trong chương trình dạy học. B. NỘI DUNG: I. GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT: 1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”: Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS. 2. Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB: Trươc năm 1995, kh ́ ắc phục yếu kém trong việc giảng dạy khoa học khoa học tự nhiên cho HS, tại Chicago, Mỹ, nhà Vật lý Leon Lederma (GT Nobel 1998) đã xây dựng chương trình thí điểm dạy học, nhằm giúp HS có
- một trình độ hiểu biết (tìm chân lý) dựa trên việc tự mình phải bắt tay hành động tìm tòi nghiên cứu. Chương trình thí điểm có tên gọi “Hands on” “ Nhúng tay vào” Năm 1995, Tiếp thu những tư tưởng của “Hands on” và khắc phục những hạn chế về phương pháp giáo dục ở cấp tiểu học, GS người Pháp George Charpak (GT Nobel năm 1992), cùng một số nhà Khoa học Pháp đã nghiên cứu xây dựng chương trình thí điểm dạy học khoa học có tên “ La main a la pate” có nghĩa là Đặt “tay” (La main) vào “bột” (la pate), và được hiểu là hãy bắt tay vào hành động, bắt tay vào làm thí nghiệm, bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu. Tháng 9/1996, cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi Bộ Giáo dục Pháp với 5 tỉnh và có 350 lớp tham gia. BTNB đã được nhiều Quốc gia trên thế giới tiếp nhận: Brazil; Bỉ; Colombia; Trung Quốc; Thái Lan; Hy Lạp; Đức…Tính đế năm 2009 có khoảng hơn 30 nước tham gia trực tiếp vào chương trình BTNB. Một số quốc gia khác khi dịch sang ngôn ngữ của mình cũng dịch theo từ nguyên bản của Pháp hoặc dịch thoáng ra theo nghĩa tiếng Pháp “ De La main à la tête” (Từ hành động đến suy nghĩ) hoặc theo một nghĩa tiếng Anh “Learning by doing” (học bằng hành động). Việt Nam tiếp nhận BTNB: + Được sự giúp đỡ của Hội gặp gỡ Việt Nam tại Pháp. + BTNB đã được dạy thí điểm + Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển quan tâm chỉ đạo trực tiếp + Vụ GDTH và Vụ GDTrH phối hợp xây dựng Đề án và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án (Năm học 2012 20113 đã tổ chức thí điểm: mỗi tỉnh lựa chọn triển khai thí điểm tại 02 trường tiểu học, mỗi trường chọn 2 lớp dạy thí điểm. Bạc Liêu có TH Phùng Ngọc Liêm và TH Hoà Bình A).
- II. LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT: 1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB: 1.1. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu: a. Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. b. Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp BTNB: Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với HS theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với GV. GV cần nghiên cứu chương trình, SGK và tài liệu hỗ trợ để xác định rõ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ cũng như độ tuổi của HS và điều kiện địa phương. c. Cách thức học tập của HS: Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của HS là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi. Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho HS suy nghĩ tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình. Qua sự tương tác với các HS khác cùng lớp, mỗi HS tìm được phương án giải thích các hiện tượng và lĩnh hội được kiến thức khoa học. d. Quan niện ban đầu của học sinh: Quan niện ban đầu là những biểu tượng ban đầu, ý kiến ban đầu của HS về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Quan niện ban đầu vừa là một chướng ngại vừa là động lực trong quá trình hoạt động nhận thức của HS. Tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niện ban đầu là một đặc trưng quan trọng của phương pháp BTNB. Trong phương pháp BTNB, HS được khuyến khích trình bày quan niệm ban đầu, thông qua đó, GV có thể giúp HS đề xuất các câu hỏi và các thí nghiệm để chứng minh. Quan niện ban đầu của HS thay đổi tuỳ theo độ tuổi và nhận thức của HS. Do đó, cần hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của HS để tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòinghiên cứu: a. Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài. Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc HS phải tham gia vào bước hình thành các câu hỏi. b. Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học. Trong quá trình làm thí nghiệm trực tiếp, HS sẽ tự đạt câu hỏi, tự thử nghiệm các thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và rút ra các kết luận về kiến thức mới. c. Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quan sát có chủ đích: Tìm tòi nghiên cứu khoa học yêu cầu học sinh nhiều kĩ năng như: kĩ năng đặt câu hỏi, đề xuất các dự đoán, giả thiết, phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết luận của mình thông qua trình bày nói hoặc viết. Một trong các kĩ năng quan trọng đó là học sinh phải biết xác định và quan sát một sự vật, hiện tượng nghiên cứu. d. Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu. Các ý tưởng, dự kiến, dự đoán, các khái niệm, kết luận cần được phát biểu rõ bằng lời hay viết, vẽ ra giấy để chia sẻ thảo luận với các học sinh khác. Việc trình bày bằng lời hay yêu cầu viết ra giấy cần phải sử dụng linh hoạt, phù hợp với từng hoạt động, thời gian. e. Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi nghiên cứu: Nguồn tài liệu quan trọng, phù hợp và gần gũi nhất đối với học sinh là sách giáo khoa.
- Đối với một số thông tin có thể khai thác qua tài liệu, GV có thể cho HS đọc SGK và tìm thông tin để trả lời cho câu hỏi liên quan. GV phải giúp HS xác định được tài liệu cần đọc, thông tin cần tìm kiếm để định hướng quá trình nghiên cứu tài liệu của mình. Cần thiết phải để HS tiến hành các thí nghiệm, thảo luận tranh luận với nhau trước khi yêu cầu tìm kiếm thông tin trong tài liệu để kích thích HS nhu cầu tìm kiếm thông tin để mang lại hiệu quả sư phạm cao hơn. f. Khoa học là một công việc cần sự hợp tác: Khi HS làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ hay các đội, các em làm công việc tương tự như hoạt động của các nhà khoa học, chia sẻ ý tưởng, tranh luận, suy nghĩ về những gì cần làm và phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra. 1.3. Một số phương pháp tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu: Phương pháp quan sát Phương pháp thí nghiệm trực tiếp Phương pháp làm mô hình Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2. Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB: 2.1. Nguyên tắc về tiến trình sư phạm: HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó cdo1 những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn. Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đế tài. Sự liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian học tập. Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em. Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói của HS. 2.2. Những đối tượng tham gia: Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học. Ở địa phương, các cơ sở khoa học (Trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu, …) giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình. Ở địa phương, các viện đào tạo GV (Trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm) giúp GV về kinh nghiệm và phương pháp dạy học. GV có thể tìm thấy trên internet các website có nội dung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện, những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc. GV cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học. GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách. 3. Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB: a. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu với HS. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tuy nhiên, có trường hợp không nhất thiết phải có ình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học. Câu hỏi nêu vấn đề cần bảo đảm yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng. b. Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu của HS để từ đó hình thành các câu hỏi hay các giả thuyết của HS là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB. Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tượng mới trước khi được học kiến thức đó. Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như: bằng lời nói, viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ. c. Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm. Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương pháp thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Trường hợp HS không đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu thích hợp, GV có thể gợi ý hay đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà HS vẫn chưa nghĩ ra. Có nhiều phương pháp như: quan sát, thực hành thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu,… d. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu HS đã nêu, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghệim thì ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên vật thật có thể làm trên mô hình hoặc cho HS quan sát tranh vẽ. Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc y6eu cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV mới phát các dụng cụ, vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động. Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với các môđun kiến thức. Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận. Khi HS làm thí nghiệm, GV bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc HS nào đó làm sai theo yêu cầu thì GV chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc nói riêng với HS đó. GV nên yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập để tránh HS nhìn và làm theo cách của nhau. e. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức Sau khi thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực nghiệm. GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới. 4. Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác: Đối chiếu với tiến trình sư phạm của phương pháp BTNB, chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng của phương pháp này so với các phương pháp dạy học tích cực khác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động ti1chch cực, tự lực giải quyết vấn đề. Về cơ bản thì tiến trình dạy học cũng đều diễn ra theo 3 pha chính là: chuyển giao nhiệm vụ cho HS, HS hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo, hợp thức hoá và vận dụng kiến thức mới. Điểm khác biệt của phương pháp này so với các phương pháp dạy học khác là ở chỗ các tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế giói thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó. Đặc biệt, phương pháp BTNB chú trọng việc giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra các mâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giả thiết. Hoạt động tìm tòi nghiên cứu trong phương pháp BTNB rất đa dạng, trong đó, các phương án thí nghiệm nếu được tiến hành thì chủ yếu là các phương án được HS đề xuất, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm. Đặc biệt, trong phương pháp BTNB, HS bắt buộc phải có mỗi em một quyển vở thực hành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của chính các em. III. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HS TRONG PHƯƠNG PHÁP BTNB: 1. Tổ chức lớp học: 1.1. Bố trí vật dụng trong lớp học: Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hào theo số lượng HS trong lớp;
- Cần chú ý đến hướng ngồi của các HS sao cho tất cả HS đều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng; GV nên lưu ý đối với các HS bị các tật quang học ở mắt như cận thị, loạn thị để bố trí cho các em ngồi với tầm nhìn không quá xa bảng chính, màn hình, máy chiếu,… Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho HS lên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết; Chú ý đảm bảo ánh sáng cho HS; Đối với những bài học có làm thí nghiệm cần bố trí chỗ để các vật dụng dự kiến làm thí nghiệm cho HS; Mỗi lớp học nên có thêm một tủ đựng đồ dùng dạy học cố định; Nếu trường có phòng học bộ môn hoặc phòng đặc biệt thì nên bố trí các vật dụng theo yêu cầu trong phòng này để tiện lợi cho việc dạy học của GV và HS; Chú ý sắp xếp bàn ghế không nên gập ghềnh vì gây khó khăn cho HS khi làm một số thí nghiệm cần sự thăng bằng hoặc gây khó khăn khi viết. 1.2. Không khí làm việc trong lớp học: GV cần xây dựng không khí làm việc và các mối quan hệ giữa các HS dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp. 2. Giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu: GV cần khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình. Cần biết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của HS khi trình bày biểu tượng ban đầu. Biểu tượng ban đầu có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy. Biểu tượng ban đầu là quan niệm cá nhân nên GV phải đề nghị HS làm việc cá nhân để trình bày biểu tượng ban đầu. Nếu một vài HS nêu ý kiến đúng, GV không nên vội vàng khen ngợi hoặc có những biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng vì như thế vô tình làm ức chế các HS khác muốn bộc lộ quan niệm của mình. Khi HS làm việc cá nhân để đưa ra quan niệm ban đầu bằng cách viết hay vẽ thì GV nên tranh thủ đi một vòng quan sát và chọn nhanh những quan niệm không chính xác, sai lệch lớn với kiến thức khoa học. Nên chọn những quan niện ban đầu khác nhau để đối chiếu, so sánh ở bước tiếp theo của tiến trình phương pháp. Làm tương tự khi HS nêu ý kiến bằng lời. GV tranh thủ ghi những ý kiến khác nhau lên bảng. Sau khi có các quan niệm ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, GV giúp HS phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó hướng dẫn HS đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó. Đối với các quan niệm ban đầu phức tạp, GV nên cho HS làm việc theo nhóm hai người hoặc nhóm nhò sau khi làm việc cá nhân để chọn lọc lại ý tưởng. Một số lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận: Không chọn hoàn toàn các quan niệm ban đầu đúng với câu hỏi và cũng không chọn hoàn toàn các quan niệm ban đầu sai với câu hỏi. Nên lựa chọn các quan niệm vừa đúng vừa sai, chỉ cần chọn một quan niệm ban đầu đúng với câu hỏi (nếu có). Tuyệt đối không có bình luận hay nhận xét gì về tính đúng hay sai của các ý kiến ban đầu của HS. Khi viết, vẽ hay gắn hình vẽ của HS lên bảng, GV nên chọn một vị trí thích hợp, dễ nhìn và đảm bảo không ảnh hưởng đến các phần ghi chép khác. Giữ nguyên các quan niệm ban đầu này để đối chiếu, so sánh sau khi hình thành kiến thức cho HS. Sau khi lựa chọn các quan niệm ban đầu của HS, GV cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các biểu tượng giống hoặc khác nhau. Từ đó, giúp HS đề xuất các câu hỏi. Lưu ý khi so sánh, phân nhóm quan niệm ban đầu của HS: Phân nhóm quan niệm ban đầu chỉ mang tính tương đối. Không nên đi quá sâu vào chi tiết. GV nên gợi ý, định hướng cho HS thấy những điểm khác biệt giữa các ý kiến liên quan đến các kiến thức chuẩn bị học. GV tuỳ vào tình hình thực tế của các ý kiến phát biểu hay nhận xét của HS để quyết định phân nhóm quan niệm ban đầu.
- Có những điểm khác biệt rõ rệt nhưng không liên quan đến kiến thức bài học, GV nên khéo léo giải thích cho HS ý kiến đó rất thú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức mà lớp các em đang học chưa đề cập đến vấn đề đó. 3. Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho HS: Thảo luận được thực hiện ở nhiều thời điểm dạy học: bộc lộ quan niệm ban đầu, đề xuất câu hỏi, thí nghiệm, rút ra kết luận. Có 2 hình thức: thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm lớn. Cần phân biệt rõ thảo luận theo truyền thống và thảo luận trong phương pháp BTNB: + Thảo luận theo truyền thống được thực hiện bằng cách GV đặt câu hỏi, lựa chọn HS trả lời, sau đó nhận xét đúng/sai trước khi chuyển sang một câu hỏi mới hặc chuyển sang một HS khác cũng với câu hỏi đó. + Thảo luận trong phương pháp BTNB: thực hiện bằng sự tương tác giữa HS với nhau, phần trả lời của HS sau bổ sung cho HS trước hoặc đặt câu hỏi đối với ý kiến trước; hoặc trình bày một quan điểm mới, hặc đưa ra ý kiến tranh cãi của nhóm mình. 4. Kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB: Hoạt động nhóm giúp HS làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữa các cá nhân. Hoạt động nhóm được thực hiện ở nhiều phương pháp dạy học, không phải một đặc trưng của phương pháp BTNB. Tuy nhiên, trong việc dạy học theo phương pháp BTNB, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua đó giúp HS làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho HS. 5. Kĩ thuật đặt câu hỏi của GV: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm mục đích làm bộc lộ quan niệm ban đầu của HS. Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của HS. Câu hỏi gợi ý nhằm gợi ý, định hướng cho HS rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của HS. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi: + Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho HS suy nghĩ hoặc trao đổi. + Khi nêu câu hỏi, GV cần nói to, rõ. Nếu HS chưa nghe rõ thì phải nhắc lại. + Đối với các câu hỏi gợi ý, GV nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho HS. + Trong khi điều khiển tiết học, nếu GV đặt câu hỏi mà HS không hiểu, hiểu sai ý hoặc câu hỏi dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau thì nhất thiết GV phải đặt lại câu hỏi cho phù hợp. + Để thuần thục trong việc đặt câu hỏi và có những câu hỏi “tốt”, đặc biệt là câu hỏi nêu vấn đề, GV phải rèn luyện, chuẩn bị kĩ những câu hỏi có thể đề xuất cho HS. 6. Rèn luyện ngôn ngữ cho HS thông qua dạy học theo phương pháp BTNB: 6.1. Rèn luyện ngôn ngữ nói: Giao tiếp bằng lời là không thể tách rời với các hoạt động tìm tòi nghiên cứu và có mặt ở mọi thời điểm sao cho HS có thể: Diễn đạt các ý kiến hay quan niệm của mình, đặt câu hỏi; Miêu tả các quan sát của mình; Trao đổi các thông tin; Tranh luận, bảo vệ các ý kiến của mình. GV phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi và những cuộc tiếp xúc tập thể mà ở đó HS có thể thảo luận với nhau dễ dàng. 6.2. Rèn luyện ngôn ngữ viết: 6.2.1.Viết cho chính bản thân mình nhằm: Hành động: + Chỉ rõ một thiết bị + Dự đoán một kết quả, một sự lựa chọn thiết bị thí nghiệm + Lập kế hoạch nghiên cứu
- Ghi nhớ: + Lưu lại những điều đã quan sát được, những nghiên cứu, những điều đọc được + Nhớ lại một hành động trước đó + Ghi lại kết quả Hiểu: + Tổ chức lại, lựa chọn, cấu trúc + Tìm mối quan hệ giữa các bài viết + Trình bày các bài viết từ những kết luận tập thể 6.2.2.Viết cho những người khác nhằm: Truyền đạt: Cái mà HS đã hiểu, một kết luận, một bản tổng hợp Giải thích: Cho một HS khác, cho GV Đặt câu hỏi: Cái đã làm, cái đã hiểu, những đề xuất Tổng hợp: Tổ chức theo thứ tự, thiết lập các mối quan hệ. 6.2.3.Làm chủ ngôn ngữ: Nói: Phương pháp BTNB khuyến khích trao đổi bằng ngôn ngữ nói về những quan sát, những giả thuyết, những thí nghiệm, những giải thích. Một số HS có khó khăn về ngôn ngữ nói trong một số lĩnh cực nào đó đã phát biệu ý kiến một cách tự giác hơn khi các thao tác trong hoạt động khoa học buộc chúng phải làm việc tập thể và phải đối mặt với các hiện tượng tự nhiên. Hình thành tư tưởng biết phê phán về những phát biểu phi khoa học. HS học cách bảo vệ quan điểm cảu mình. biết lắng nghe người khác, biết thừa nhận trên cơ sở của lí lẽ, biết làm việc cho mục đích chung của một khuôn khổ nhất định. Viết: Giúp HS biết thể hiện ra ngoài những hoạt động, suy nghĩ của mình, cho phép giữ lại dấu vết các thông tin đã thu nhận được, tổng hợp và hình thức hoá làm nảy sinh ý tưởng mới. 7. Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS: Trong các tiết học theo phương pháp BTNB, GV cần nhanh chóng nắm bắt ý kiến phát biểu của từng HS và phân loại các ý tưởng đó để thực hiện ý đồ dạy học. Khi chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS, GV cần chú ý: Cho HS phát biểu ý kiến tự do và tuyệt đối không nhận xét các ý kiến đó là đúng hay sai ngay sau khi HS phát biểu. Khi một HS đã nêu ý kiến thì GV yêu cầu HS khác trình bày các ý kiến khác hay bổ sung cho ý kiến mà HS trước đã trình bày để tránh làm mất thời gian và ý kiến không bị trùng lặp. Đối với các ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, GV nên ghi chú lại ở một góc trên bảng để HS theo dõi. Khi ghi chú những ý kiến nào cùng chung ý thì viết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của HS. Đối với những biểu tượng ban đầu được HS trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ… thì GV quan sát và chọn một số hình tiêu biểu, có những điểm sai lệch nhau rõ rệt để dán lên bảng, giúp HS dễ so sánh, nhận xét. Đối với những biểu tượng ban đầu được HS trình bày dưới dạng mô tả bằng cách viết vào vở thực hành thì GV cũng thực hiện tương tự như trên, tranh thủ bao quát lớp, ghi nhớ những HS có ý tưởng tiêu biểu để có thể yêu cầu HS này trình bày nhi kết thúc thời gian làm việc cá nhân. Nên cho HS có ý tưởng sai lệch nhiều với kiến thức đúng trình bày trước, những hS có ý kiến tốt hơn trình bày sau. Việc nhóm ý tưởng, GV cần có chủ ý nhanh, tuy nhiên nên để một hoặc hai HS nhận xét các ý kiến mà HS khác vừa nêu. Sau đó, GV có thể giúp HS thấy rõ những khác biệt của các ý tưởng hay nhóm ý tưởng, tạo sự thắc mắc để HS đề xuất các thí nghiệm kiểm chứng hoặc phương án tìm câu trả lời. Khi yêu cầu HS phát biểu cần chú ý về mặt thời gian, hướng dẫn HS trả lời thẳng vào câu hỏi, không kéo dài, trả lời vòng vo mà cần trả lời ngắn gọn, đủ ý. Ý kiến của hS càng khác biệt, có ý kiến sai lệch với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi, GV cũng dễ điều khiển tiết học hơn. Khi yêu cầu HS khác nhận xét ý kiến của HS trước, không y6eu cầu nhận xét đúng/sai, nên nhận xét theo hướng “đồng ý và có bổ sung” hoặc “không đồng ý và có ý kiến khác”.
- GV cần tóm tắt ý tưởng của HS khi viết ghi chú lên bảng. 8. Hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời: Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà GV có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên cần chú ý: Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phương án hay thí nghiệm chứng minh thì GV có thể cho HS trả lời trực tiếp phương án mà HS đề xuất. Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, HS khó đề xuất đầy đủ và chuẩn xác, GV có thể chuẩn bị một loạt các vật dụng liên quan đến việc làm thí nghiệm sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy các đồ dùng cần thiết để làm thí nghiệm. Như vậy, HS sẽ phải suy nghĩ để tìm những vật liệu hợp lí cho ý tưởng thí nghiệm của mình. Phương án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những khác biệt của ý tưởng ban đầu của HS. Vì vậy, GV nên xoáy sâu vào những điểm khác biệt đó để giúp HS tự đặt câu hỏi thắc mắc, thôi thúc HS đề xuất các phương án để tìm ra câu trả lời. Một số phương án tìm câu trả lời có thể không phải làm thí nghiệm mà tìm câu trả lời bằng cách nghiên cứu các tài liệu nhvaGK, tờ rơi thông tin khoa học do GV cung cấp hoặc quan sát trên vật thật, trên mô hình, tranh vẽ,… Đối với HS tiểu học, GV nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, gần gũi, quen thuộc. Khi HS đề xuất phương án tìm câu trả lời, GV không nên nhận xét d91ng, sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các HS khác nhận xét, phân tích. GV cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống HS không nêu được phương án tìm câu trả lời hoặc các phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng. GV có thể đưa ra 2 hoặc 3 phương án khác nhau cho HS nhận xét; gợi ý, dẫn dắt để HS tìm được phương án tối ưu. 9. Hướng dẫn HS sử dụng vở thực hành: Vở thực hành thực chất là một quyển vở của HS, được HS sử dụng để ghi chép cá nhân về quá trình tìm tòi nghiên cứu. Vở thực hành là cần thiết để HS sử dụng vốn từ mà các em có thể diễn đạt ý tưởng, tập ghi chép dựa trên những gì HS hiểu và những gì HS thực hiện trong quá trình dạy học. Nó giúp HS đối chiếu những gì mình ghi chép với ý kiến của HS khác khi thảo luận và với ý kiến chung của tập thể. Hướng dẫn HS sử dụng vở thực hành: Yêu cầu HS chuẩn bị vở thực hành cẩn thận như một cuốn vở ghi chép trong các môn học bình thường. Yêu cầu HS nên dùng ít nhất 2 màu mực thống nhất từ đầu đến cuối. Một màu dành để ghi chú cá nhân và thảo luận nhóm, một màu mực dành cho việc ghi chép sự thống nhất sau khi thảo luận cả lớp. Khi vẽ, có thể dùng bút chì để dễ tẩy xoá. Ghi thời gian học vào đầu trang vở khi bắt đầu tiết học có sử dụng vở thực hành để theo dõi. Thể hiện rõ các nội dung: ghi chú cá nhân, ghi chú tổng kết của nhóm sau khi thảo luận, ghi chú tổng kết sau khi thảo luận cả lớp. (Có thể dán thêm những phiếu thảo luận, kết luận GV phát trong tiết học). 10. Hướng dẫn HS phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được nghiên cứu để đưa ra kết luận: Khi làm thí nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời, GV cần hướng dẫn HS biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tương ứng với các câu hỏi. Đây là một vấn đề khó, GV cần hướng dẫn HS làm quen dần dần. GV cần chú ý mấy điểm sau: Lệnh yêu cầu thực hiện phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu giúp HS nhớ, hiểu và làm theo đúng hướng dẫn. Quan sát, bao quát lớp khi HS làm thí nghiệm. Gợi ý vừa đủ nghe cho nhóm khi HS làm sai lệnh hoặc đặt chú ý vào những chỗ không cần thiết. Đối với các thí nghiệm cần quan sát một số hiện tượng trong thí nghiệm để rút ra kết luận, GV nên lưu ý cho HS chú ý vào các hiện tượng hay phần thí nghiệm đó để lấy thông tin, nhắc nhở HS bám vào mục đích của thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm cần đo đạc và lấy số liệu, GV yêu cầu HS ghi chép lại các số liệu để từ đó rút ra nhận xét. Cùng một thí nghiệm kiểm chứng nhưng với các nhóm khác nhau, HS có thể bố trí thí nghiệm khác nhau theo quan niệm của các em, GV không được nhận xét đúng, sai và cũng không có biểu hiện để HS biết ai đang làm đúng, ai đang làm sai. Khuyến khích HS độc lập thực hiện giữa các nhóm.
- 11. So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học: Ngoài việc hướng dẫn HS hình thành kiến thức, GV cũng nên giới thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà HS có thể có điều kiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, không bằng lòng và dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chương trình. GV phải biết lựa chọn tài liệu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp cho HS tham khảo và không xem đây là yêu cầu bắt buộc. 12. Đánh giá HS trong dạy học theo phương pháp BTNB: Đánh giá HS qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biệu ý kiến tại lớp học. Đánh giá HS trong quá trình làm thí nghiệm. Đánh giá HS thông qua sự tiến bộ nhận thức của HS trong vở thực hành. IV. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC: 1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp BTNB tại Việt Nam: 1.1. Thuận lợi: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền GD trong đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách. Phương pháp BTNB được Bộ GD&ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài lệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng. Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của Việt Nam. Đội ngũ CBQL và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn khoa học trong ở trường tiểu học và THCS. Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào trong lớp học, HS hứng thú với những hoạt động tìm kiếm kiến thức mới. 1.2. Khó khăn: Về điều kiện, cơ sở vật chất: + Bàn ghế bố trí không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm. + Phần lớn các trường chưa có phòng bộ môn và phòng thí nghiệm, + Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ. + Số HS/lớp quá đông. Về đội ngũ giáo viên: + Trình độ GV hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một bộ phận không nhỏ GV còn hạn chế. + Năng lực sư phạm của GV trong việc áp dụng các PPDH mới nói chung còn hạn chế. Về công tác quản lí: + Quan điểm đánh giá giờ dạy của CBQL nặng tính hình thức với các tiêu chí đánh giá mà chưa chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động nhận thức cho HS. + Công tác kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS chưa đổi mới theo hướng đánh giá kĩ năng và sự sáng tạo của HS, các bài thi, kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận dụng lí thuyết của HS. 2. Lựa chọn chủ đề dạy học phương pháp BTNB: Các chủ đề dạy học phải gần gũi với đời sống mà HS dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng. Việc lựa chọn nội dung dạy học ở đây là lựa chọn theo chủ đề chứ không phải theo bài học SGK. Vì vậy, căn cứ vào Chuẩn KTKN của môn học, GV có thể xác định nội dung kiến thức khoa học trong một hay nhiều bài học trong SGK để tạo thành một chủ đề dạy học. Cũng chính vì thế, tiến trình dạy học theo PPBTNB không nhất thiết phải diễn ra đủ 5 bước trong một tiết học mà có thể kéo dài trong một số tiết tương ứng với quỹ thời gian được sử dụng theo chương trình. Việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần phải được tổ chức thành hệ thống từ thấp đến cao trong phạm vi một lớp cũng như cả cấp học. Việc lựa chọn các chủ đề dạy học cần chú ý đến một điểm rất quan trọng của PPBTNB là HS phải tự đề xuất được các phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu. Vì vậy, đối với các chủ đề cần tiến hành thí nghiệm thì các phương án thí nghiệm trong dạy học các chủ đề này phải là các phương án
- thí nghiệm đơn giản, với các dụng cụ gần gũi với HS, nhất là ưu tiên phát triển các thí nghiệm tự làm với các dụng cụ dễ kiếm trong cuộc sống hàng ngày. 3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB: 3.1. Yêu cầu chung khi sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB: Trong phương pháp BTNB, TBDH được sử dụng bao gồm các TBDH truyền thống như: bảng đen, bảng trắng, mô hình, vật thật, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, … và các thiết bị hiện đại như máy tính, các loại máy chiếu, các loại băng đĩa, phim khoa học,… Cần sử dụng TBDH phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để tạo được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng TBDH trong phương pháp BTNB có những yêu cầu bắt buộc, khác xa so với các PPDH khác. Với các PPDH thông thường, việc sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật,… nhiều khi chỉ mang tính minh hoạ, kiểm chứng cho kiến thức GV đưa ra. Trong phương pháp BTNB, GV chỉ đưa ra cho HS tìm hiểu tranh vẽ khoa học, mô hình, vật thật… khi HS đã đề xuất được các phương án thí nghiệm nghiên cứu. Trước đó, các TBDH phải được cất dấu nhằm yêu cầu HS phải tự suy nghĩ, đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu. Khi khai thác TBDH, đòi hỏi GV không để lộ ra nội dung kiến thức của bài học cũng như các thí nghiệm ở các bước tiếp theo. Bên cạnh việc sử dụng các TBDH được cung cấp, GV cần tích cực phát triển các TBDH tự làm. TBDH tự làm. cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn, tâm sinh lí của GV và HS, phù hợp với các tiêu chuẩn sư phạm và đảm bảo tính kinh tế. 4. Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB: Trong phương pháp BTNB, hoạt động quan sát và thí nghiệm của HS đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của ý đồ sư phạm của GV. Từ bước đầu tiên khi GV đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề, HS đã phải liên tưởng được đến những hiểu biết ban đầu của mình về các sự vật, hiện tượng thông qua sự quan sát trong cuộc so16ng hàng ngày. Trong thảo luận về các quan niệm ban đầu giữa các nhóm, HS cũng cần có kĩ năng quan sát để thấy được những điểm khác biệt để từ đó xuất hiện các câu hỏi, các giả thuyết hay dự đoán. Đặc biệt, quan sát, thí nghiệm là hoạt động chủ yếu trong giai đoạn tìm tòi nghiên cứu, giải quyết vấn đề của HS. Khi thiết kế quy trình các hoạt động quan sát thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Đảm bảo mục tiêu của từng chương và của từng bài về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS; bồi dưỡng hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện phương pháp tự học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS. Đảm bảo sự thống nhất giữa phương pháp khoa học và phương pháp dạy học bộ môn. Đảm bảo tính khả thi của các hoạt động quan sát, thí nghiệm trong nhiều hoàn cảnh dạy học khác nhau. C. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”: 1.Dạy học phải tự nhiên như quá trình tìm ra chân lý; 2.Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước kiến thức thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm chứng minh cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn; 3. PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học. 4. Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiên rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học; 5.Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai. 6. PPBTNB áp dụng chủ yếu cho dạy khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học TN, các chủ đề gắn với đời sống thực tiễn của HS; 7.Trong chương trình hiện nay có bài học áp dụng cả bài, có bài chỉ áp dụng một phần. Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2014 Soạn giáo án dạy thao giảng GVDG cấp trường . Năm học : 2014 2015
- Giáo viên soạn và dạy : Ngô Thị Hồng Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Ngọc Sơn Môn soạn và dạy : Khoa học Lớp 5B Bài : Đá vôi (Dạy học theo PPBTNB) I. Mục tiêu : Sau bài học , học sinh biết: Kể tên một số vùng núi đá vôi , hang động ở nước ta. Nêu ích lợi của đá vôi. Làm thí nghiệm để phát hiện ra đá vôi. * Giáo dục sử dụng năng dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả : giải thích được việc sử dụng đá vôi hợp lí để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị : Đèn chiếu. Sưu tầm một số ảnh chụp các núi đá vôi , hang động ở nước ta. Sưu tầm một số thông tin, tranh ảnh nói về ích lợi của đá vôi. Phiếu học tập , 4 lọ giấm thật chua ( hoặc a xít loãng ) để hs làm thí nghiệm. HS: Mỗi em sưu tầm 1 hòn đá vôi và 1 hòn đá cuội. III. Các hoạt động dạy – học: HĐ của GV HĐ của HS A/ Ôn định tổ chức Cho hs hát bài “ Trường làng em” Cả lớp hát ĐT. GV giới thiệu các thầy cô về dự giờ lớp. B/ Kiểm tra bài cũ: GV nêu : Em hãy nêu tính chất của nhôm ? Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng 1em nêu em khác nhận xét. làm bằng nhôm? 1em nêu em khác nhận xét. GV nhận xét. C/ Dạy – học bài mới: 1, Giới thiệu bài : GV hỏi : Các em có biết nhờ đâu mà bức tường lớp học trắng đẹp như thế này HS : Nhờ vôi không ? GV hỏi : Vậy vôi có từ đâu ? GV nêu giới thiệu bài : HS : Vôi có từ đá vôi. * Vậy đá vôi có tính chất và công dụng gì cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Đá vôi” ( GV ghi bảng mục bài ) 2, Tìm hiểu nội dung bài: HS làm việc theo nhóm 5 .
- Gv y/ c hs thảo luận theo nhóm và nêu những hiểu biết của mình về đá vôi ghi vào vở thực hành . GV kẻ bảng thành 3 cột : * Cột 1 : Những hiểu biết ban đầu * Cột 2 : Câu hỏi thắc mắc. * Cột 3 : Kết luận Đại diện các nhóm trình bày Gọi đại diện các nhóm trình bày kq thảo trước lớp. luận của nhóm mình . GV tổng hợp những hiểu biết ban đầu của hs ghi vào cột 1. 1 em đọc lại các ý ghi ở cột 1. * Dự đoán những hiểu biết ban đầu hs có thể nêu ra: Có màu xanh xám, nâu , đen , vàng nhạt Dễ vỡ vụn Có ở núi đá và hang động Đá vôi Nung thành vôi Dùng để xây dựng nhà cửa Không cứng lắm Gặp a – xít thì sủi bọt. Lần lượt từng hs nêu câu hỏi Gv hỏi : Vậy các em có muốn hỏi gì về đá thắc mắc của mình. vôi không ? 1 hs đọc lại các câu hỏi . GV ghi các câu hỏi hs nêu vào cột 2. GV nêu và đánh dấu những câu hỏi cần giải quyết trong tiết học này . * Dự đoán những câu hỏi thắc mắc hs có thể nêu ra: Có màu gì ? Tạo ra thạch nhũ hay thạch nhũ tạo ra đá vôi? Có ở nhiều ở đâu? Đá vôi Có tác dụng gì? Thạch nhũ có phải là đá vôi không ? Làm thế nào để phân biệt được đá vôi với đá thường ? Gặp a – xít thì như thế nào ?
- Được hình thành ntn? Đá vôi có cứng không? GV hướng dẫn hs giải quyết lần lượt từng HS quan sát tranh ảnh trình câu hỏi. chiếu . * Đá vôi có nhiều ở đâu ? Đá vôi có màu gì ? GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số núi đá và hang động ở nước ta . * GV lưu ý hs quan sát kĩ cả màu sắc của đá vôi có trong tranh GV y/ c hs quan sát hòn đá vôi mà mình 1 số em nêu kết luận mang đến lớp . GV chốt và ghi kết luận vào cột 3. + Đá vôi có nhiều ở các núi đá và hang động . Đá vôi có màu xanh xám, vàng nhạt , HS tự làm thí nghiệm cn : Lấy 1 nâu đen. hòn đá vôi cọ xát mạnh vào hòn * Đá vôi có cứng không ? đá cuội . GV y/ c hs làm thí nghiệm 1 số em mô tả hiện tượng xảy ra . 1 số em nêu kết luận GV chốt và ghi kl vào cột 3: + Đá vôi không cứng lắm , dễ vỡ vụn. HS tự làm thí nghiệm cn : Lấy 1 * Đá vôi gặp a – xít thì ntn? hòn đá vôi nhỏ 1 giọt a xít lên GV y/ c hs làm thí nhiệm hòn đá và quan sát kĩ . * GV lưu ý hs khi làm thí nghiệm này phải 1 số em mô tả hiện tượng xảy cẩn thận … ra . GV chốt và ghi kl vào cột 3: 1 số em nêu kết luận + Đá vôi khi tác dụng với a xít thì sủi bọt . HS : Câu hỏi 6. Gv hỏi : giải quyết câu hỏi này cũng chính là giải quyết câu hỏi nào ? * Đá vôi tạo ra thạch nhũ hay thạch nhũ tạo ra đá vôi? HS quan sát tranh ảnh trình GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số chiếu và rút ra nhận xét. hang động ở nước ta . GV chốt và ghi kl vào cột 3: + Đá vôi nếu để nước nhỏ lên lâu ngày sẽ tạo ra thạch nhũ vì trong nước có a xít . Thạch nhủ chính là đá vôi. * Đá vôi có tác dụng gì ? HS quan sát tranh ảnh trình GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số chiếu và rút ra nhận xét. hoạt động nói lên ích lợi của đá vôi. GV chốt và ghi kl vào cột 3 : * Đá vôi dùng để xây dựng nhà cửa , làm
- phấn viết, tạc tượng , nung vôi ăn trầu , bón ruộng , sản xuất xi măng. Hs trả lời * GV hỏi liên hệ GDsử dụng năng lượng TK và HQ : Đá vôi có phải là nguồn tài nguyên vô tận không ? * Thì nguồn tài nguyên sẽ bị GV hỏi : Nếu con người không biết cách cạn kiệt. khai thác và sử dụng hợp lí thì sẽ ntn ? Một số em đọc . 3, Đối chứng với hiểu biết ban đầu : GV gọi hs đọc các hiểu biết ban đầu và Hs nêu phần kết luận rồi so sánh . GV hỏi : Hiểu biết của các em so với kết luận có chỗ nào chưa rõ ? HS chọn đáp án đúng ghi lên 4, Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng” bảng con . Gv trình chiếu câu hỏi và các đáp án * Đáp án đúng : C * Câu 1: C¸ch nhËn biÕt ®¸ v«i ? A. Nhá giÊm thËt chua. B. Cä x¸t hßn ®¸ v«i víi hßn ®¸ cuéi. C. C¶ hai ý trªn. * Câu 2: TÝnh chÊt cña ®¸ v«i ? * Đáp án đúng : C A. §¸ v«i rÊt mÒm, cã thÓ hßa tan trong níc. B. §¸ v«i rÊt cøng; cã thÓ sñi bät khi nhá giÊm vµo. C. §¸ v«i kh«ng cøng l¾m; sñi bät khi * Đáp án đúng : C nhá giÊm thËt chua (hoÆc a- xÝt) vµo. * Câu 3: §¸ v«i dïng ®Ó: A. L¸t ®êng, x©y nhµ, nung v«i. B. S¶n xuÊt xi m¨ng, t¹c tîng, x©y nhµ. C. S¶n xuÊt xi m¨ng, l¸t ®êng, t¹c tîng, nung v«i, x©y nhµ,… * GV hỏi liên hệ GDsử dụng năng lượng TK và HQ : Đá vôi có phải là nguồn tai nguyên vô tận không ? 5, DÆn dß: * Về xem lại nội dung bài. * Tìm hiểu thêm một số vùng đá vôi khác ở nước ta. * Chuẩn bị : Bài 27 Gốm xây dựng : gạch, ngói. Tr×nh tù c¸c bíc d¹y bµi §¸ v«i theo PPBTNB ( Líp 5B)
- I/ Kiểm tra bài cũ: GV nêu : Em hãy nêu tính chất của nhôm ? ( 1em nêu) Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng nhôm? GV nhận xét II/ Dạy – học bài mới: 1, Giới thiệu bài : GV hỏi : Các em có biết nhờ đâu mà bức tường lớp học trắng đẹp như thế này không ? ( 1em nêu) GV hỏi : Vậy vôi có từ đâu ? GV nêu giới thiệu bài : * Vậy đá vôi có tính chất và công dụng gì cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Đá vôi” ( GV ghi bảng mục bài ) 2, Tìm hiểu nội dung bài: Gv y/ c hs thảo luận theo nhóm và nêu những hiểu biết của mình về đá vôi ghi vào vở thực hành . GV kẻ bảng thành 3 cột : * Cột 1 : Những hiểu biết ban đầu * Cột 2 : Câu hỏi thắc mắc. * Cột 3 : Kết luận Gọi đại diện các nhóm trình bày kq thảo luận của nhóm mình . GV tổng hợp những hiểu biết ban đầu của hs ghi vào cột 1. * Dự đoán những hiểu biết ban đầu hs có thể nêu ra: Có màu xanh xám, nâu , đen , vàng nhạt Dễ vỡ vụn Có ở núi đá và hang động Đá vôi Nung thành vôi Dùng để xây dựng nhà cửa Không cứng lắm Gặp a – xít thì sủi bọt. Gv hỏi : Vậy các em có muốn hỏi gì về đá vôi không ? GV ghi các câu hỏi hs nêu vào cột 2. GV nêu và đánh dấu những câu hỏi cần giải quyết trong tiết học này . Có màu gì ? Tạo ra thạch nhũ hay thạch nhũ tạo ra đá vôi? Có ở nhiều ở đâu? Đá vôi Có tác dụng gì? Thạch nhũ có phải là đá vôi không ? Làm thế nào để phân biệt được đá vôI đá thường ? Gặp a – xít thì như thế nào ? Được hình thành NTN Đá vôi có cứng không? GV hướng dẫn hs giải quyết lần lượt từng câu hỏi.
- * Đá vôi có nhiều ở đâu ? Đá vôi có màu gì ? GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số núi đá và hang động ở nước ta . * GV lưu ý hs quan sát kĩ cả màu sắc của đá vôi có trong tranh GV y/ c hs quan sát hòn đá vôi mà mình mang đến lớp . GV chốt và ghi kết luận vào cột 3. + Đá vôi có nhiều ở các núi đá và hang động . Đá vôi có màu xanh xám, vàng nhạt , nâu đen. * Đá vôi có cứng không ? GV y/ c hs làm thí nghiệm GV chốt và ghi kl vào cột 3: + Đá vôi không cứng lắm , dễ vỡ vụn. * Đá vôi gặp a – xít thì ntn? GV y/ c hs làm thí nhiệm * GV lưu ý hs khi làm thí nghiệm này phải cẩn thận … GV chốt và ghi kl vào cột 3: + Đá vôi khi tác dụng với a xít thì sủi bọt . Gv hỏi : giải quyết câu hỏi này cũng chính là giải quyết câu hỏi nào ? * Đá vôi tạo ra thạch nhũ hay thạch nhũ tạo ra đá vôi? GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số hang động ở nước ta . GV chốt và ghi kl vào cột 3: + Đá vôi nếu để nước nhỏ lên lâu ngày sẽ tạo ra thạch nhũ vì trong nước có a xít . Thạch nhủ chính là đá vôi. * Đá vôi có tác dụng gì ? GV trình chiếu các tranh ảnh chụp một số hoạt động nói lên ích lợi của đá vôi. GV chốt và ghi kl vào cột 3 : + Đá vôi dùng để xây dựng nhà cửa , làm phấn viết, tạc tượng , nung vôi ăn trầu , bón ruộng , sản xuất xi măng. * GV hỏi : Đá vôi có phải là nguồn tài nguyên vô tận không ? * GV hỏi : Nếu con người không biết cách khai thác và sử dụng hợp lí thì sẽ ntn ? 3, Đối chứng với hiểu biết ban đầu : GV gọi hs đọc các hiểu biết ban đầu và phần kết luận rồi so sánh . GV hỏi : Hiểu biết của các em so với kết luận có chỗ nào chưa rõ ? 4, Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng” Gv trình chiếu câu hỏi và các đáp án * Câu 1: C¸ch nhËn biÕt ®¸ v«i ? A. Nhá giÊm thËt chua. B. Cä x¸t hßn ®¸ v«i víi hßn ®¸ cuéi. C. C¶ hai ý trªn. * Câu 2: TÝnh chÊt cña ®¸ v«i ? A. §¸ v«i rÊt mÒm, cã thÓ hßa tan trong níc. B. §¸ v«i rÊt cøng; cã thÓ sñi bät khi nhá giÊm vµo.
- C. §¸ v«i kh«ng cøng l¾m; sñi bät khi nhá giÊm thËt chua (hoÆc a- xÝt) vµo. * Câu 3: §¸ v«i dïng ®Ó: A. L¸t ®êng, x©y nhµ, nung v«i. B. S¶n xuÊt xi m¨ng, t¹c tîng, x©y nhµ. C. S¶n xuÊt xi m¨ng, l¸t ®êng, t¹c tîng, nung v«i, x©y nhµ,… 5, DÆn dß: * Về xem lại nội dung bài. * Tìm hiểu thêm một số vùng đá vôi khác ở nước ta. * Chuẩn bị : Bài 27 Gốm xây dựng : gạch, Thí nghiệm 1 Mô tả hiện tượng Kết luận * Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội Thí nghiệm 1 Mô tả hiện tượng Kết luận
- * Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội. Thí nghiệm 2 Mô tả hiện tượng Kết luận * Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc axít loãng) lên một hòn đávôi và hòn đá cuội
- Thí nghiệm 2 Mô tả hiện tượng Kết luận * Nhỏ vài giọt giấm thật chua (hoặc axít loãng) lên một hòn đávôi và hòn đá cuội Hiểu biết ban đầu : Đá vôi có ở Động hương tích Hà Tây . Đá vôi có ở Tam cốc bích động ninh bình Đá vôi có ở LÈN RỎI TÂN KÌ Đá vôi có ở núi đá Lèn cờn ở yên thành Đá vôi có ở mỏ đá tràng sơn đô lương . Hang pắc pó ở cao bằng hòn chọi ở hạ long quảng ninh Động thiên cung ở hạ long quảng ninh Thạch động ở hà tiên kiên giang Đá vôi có màu xanh nhạt, màu trắng bạc, màu nâu sẫm, màu vàng nhạt , màu đen.. đá vôi cứng đá vôi mềm . Đá vôi dễ vỡ vụn đá vôi dùng để xây nhà , lát đường , sản xuất xi măng , nung vôi , ăn trầu Câu hỏi đề xuất: ở đâu có nhiều đá vôi đá vôi có cứng lắm không , có dễ vỡ không đá vôi dùng để làm gì ? Làm thế nào phân biệt được đá vôi với các loại đá khác
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn