Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
lượt xem 0
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông" dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN MÔN: NGỮ VĂN 9 Nhóm Văn 9 Năm học 2024 - 2025 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP A.PHẦN ĐỌC – HIỂU I. Yêu cầu về nội dung: Nắm chắc khái niệm và đặc điểm thể loại của: Truyện truyền kì, Truyện thơ Nôm và Thơ song thất lục bát 1.Truyện truyền kì. a.Khái niệm - Là thể loại văn xuôi tự sự. Phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại. Dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. - Thuộc bộ phận văn học viết, tuy nhiên sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. - Yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. - Qua những chi tiết kì ảo, người đọc có thể nhận thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả. b.Một số yếu tố (đặc điểm) của thể loại. *Cốt truyện - Có khi mô phỏng truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; Có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. - Được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả. * Nhân vật - Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì khá đa dạng, phong phú - Nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái. - Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên,… * Không gian, thời gian - Không gian:Thường có sự pha trộn giữa cõi trần với cõi tiên, cõi âm. - Thời gian: Có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì.
- Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn. * Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều điển tích, điển cố 2. Truyện thơ Nôm a. Khái niệm - Là thể loại tự sự bằng thơ, được viết bằng chữ Nôm; - Ở giai đoạn đầu, sáng tác bằng thể thơ Đường luật hoặc song thất lục bát; sau đó chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát. - Hình thành vào khoảng thế kỉ XVI – XVII, phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn ở cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. b. Đặc điểm thể loại * Đề tài, chủ đề - Rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc: + Vấn đề thân phận của người phụ nữ, quyền sống và quyền tự do, yêu đương + Đấu tranh cho công lí xã hội * Cốt truyện - Thường được triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. - Nguồn gốc: + từ văn học dân gian (Tấm Cám, Thạch Sanh, Từ Thức,…) + từ đời sống thực tế (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Chân – Cúc Hoa,…) + từ văn học Trung Quốc (Truyện Hoa Tiên, Truyện Kiều,…) + tác giả tự sáng tạo (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên) * Nhân vật - Nhân vật chính là những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện (hình thể, tâm hồn, đức hạnh, trí tuệ, tài năng,…) nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan. - Được khắc họa ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,…) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,…) - Lời thoại của nhân vật đã được chú ý ở cả hai hình thức: đối thoại và độc thoại.
- - Nhiều tác giả truyện thơ Nôm đã sử dụng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật. * Vai trò - Đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học và thể thơ lục bát của dân tộc. + Kết hợp được tinh hoa của ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, làm giàu thêm cho tiếng mẹ đẻ. + Thể thơ lục bát được hoàn thiện và đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện 3. Thơ song thất lục bát. a. Khái niệm - Là thể thơ có nguồn gốc dân tộc, kết hợp đan xen từng cặp câu 7 tiếng (song thất) với từng cặp câu 6 và 8 tiếng (lục bát). - Có thể được chia khổ hoặc không, số câu thơ trong mỗi khổ cũng không cố định. b. Đặc điểm * Về vần - Sử dụng cả vần lưng (yêu vận) và vần chân (cước vận). + Vần lưng được gieo ở tiếng thứ tư (hoặc thứ sáu) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vần với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó. + Vần chân được gieo ở tiếng cuối của các câu thơ. * Về thanh điệu Thanh bằng (B) – trắc (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cố định. * Về ngắt nhịp - Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hay 3/4). - Hai câu 6 và 8 ngắt nhịp theo thể lục bát. - Một số câu thơ có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau, mỗi cách ngắt nhịp tạo ra một nghĩa, giúp người đọc có được sự đa dạng trong cảm thụ. II. Yêu cầu về kĩ năng - Tóm tắt được cốt truyện với những truyện đã học và một số truyện cùng thể loại nằm ngoài SGK Ngữ văn; xác định được vị trí một số đoạn trích theo bố cục tác phẩm của thể loại truyện thơ Nôm.. - Thuộc một số bài thơ, đoạn trích song thất lục bát và truyện thơ Nôm
- - Vận dụng đặc điểm của thể loại để tìm hiểu, khám phá các VB, TP ngoài chương trình cùng thể loại. - Có năng lực hiểu được ND chủ đề và bài học của VB. - Phân tích ý nghĩa các chi tiết kì ảo, các hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật… - Phân tích được tâm trạng NV trữ tình trong thơ và đặc điểm nhân vật trong các TP truyện. B. PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. Các đơn vị kiến thức STT Đơn vị kiến thức Khái niệm Tác dụng 1 Điển tích, điển - Điển cố là những câu chữ tróng sách - Dùng điển tích, cố đời trước được dẫn lại 1 cách sức điển cố có tác dụng tích làm cho câu thơ, - Điển tích là những câu chuyện trong sách câu văn hàm súc, đời trước được dẫn lại một cách cô đúc trang nhã, uyên bác trong văn thơ. 2 Một số yếu tố Hán - Nhận biết một số yếu tố HV dễ nhầm lẫn Việt dễ nhầm lẫn + Các yếu tố HV đồng âm + Các yếu tố HV gần âm - Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố HV dễ nhầm lần + Dựa vào từ có chứa yếu tố HV đồng âm để suy luận + Tra cứu từ điển 3 Biện pháp chơi Là biện pháp thể hiện ở việc người nói Tạo sự bất ngờ, làm chữ (người viết) khai thác nét đặc sắc về ngữ cho câu nói dí dỏm, âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ hài hước và thú vị - Các lối chơi chữ thường gặp: dùng từ ngữ đồng âm, dùng lối nói trại âm, dùng cách điệp âm, dùng lối nói lái, dùng tư đa nghĩa… 4 Biện pháp tu từ - Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở - Tạo âm hưởng nhất điệp thanh và việc người nói (người viết) dùng lặp lại định cho câu thơ, điệp vần nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm câu văn và nhấn tiết. mạnh một nghĩa nào - Điệp vần là biện pháp tu từ thể hiện ở đó việc người nói (người viết) dùng lặp lại 1 vần ở các âm tiết đứng gần nhau 2. Yêu cầu kĩ năng. - Xác định từ Hán Việt, điển tích điển cố, các BPTT trong ngữ liệu cụ thể. - Giải nghĩa từ Hán Việt
- - Xác định và hiểu ý nghĩa của các đơn vị kiến thức, phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần trong các ngữ liệu cụ thể… C. PHẦN VIẾT - Nắm được đặc trưng và biết cách triển khai một bài văn thuộc các kiểu bài sau: + Viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội cần giải quyết. + Viết bài văn/ đoạn văn phân tích một tác phẩm VH - VB thơ song thất lục bát. STT Kiểu bài viết Yêu cầu của kiểu bài Ghi chú 1 Viết bài văn phân - Nêu được vấn đề thể hiện được mối quan hệ tích một vấn đề giữa con người cà tự nhiên cần giải quyết. cần giải quyết - Tình bày mối quan hệ 2 chiều giữa con người với tự nhiên (trong phạm vi vấn đề nghị luận), triển khai các luận điểm chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực. - Nêu được quan điểm trái chiều về vấn đề hoặc khía cạnh nào đó của vấn đề và phân tích một cách có cơ sở. - Đề xuất giải pháp khả thi có thể giải quyết những bất ổn trong ứng xử của con người với tự nhiên. 2 Viết bài văn phân - Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất tích một tác lục bát (tác giả, tác phẩm), nêu được nhận định phẩm văn học chung của người viết. (thơ song thất lục - Làm rõ được nội dung và chủ đề của tác phẩm. bát) - Phân tích được nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào yếu tố đặc trung của thơ song thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. - Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ và bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm PHẦN II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ( ĐỀ MINH HỌA) PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Nguyễn Du)
- … Cũng có kẻ mắc vào khóa lính Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan Nước khe cơm vắt gian nan Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời Buổi chiến trận mạng người như rác Phận đã đành đạn lạc tên rơi Lập lòe ngọn lửa ma trơi Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương! … Cũng có kẻ nằm cầu gối đất Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi Thương thay cũng một kiếp người Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan. ……………………… (https://www.thivien.net) Chú thích: - Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du. Văn tế được viết bằng chữ Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể. Theo như văn bản do Đàm Quang Thiện chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn. Tuy nhiên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Câu 1: Xác định thể loại cho đoạn trích trên. Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai? Câu 2: Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người mắc vào khóa lính? Qua đó giúp em hiểu gì về cuộc sống của họ? Câu 3: Yếu tố “ thác” trong câu thơ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa có nghĩa là gì? Tìm một từ Hán Việt có yếu tố “thác” đồng âm với yếu tố “thác” trong câu thơ này. Câu 4: Chỉ rõ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Buổi chiến trận mạng người như rác Phận đã đành đạn lạc tên rơi Câu 5: Qua đoạn trích trên, em rút ra thông điệp gì? PHẦN II: VIẾT Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích khổ thơ thứ nhất đoạn trích trong phần đọc hiểu trên. Câu 2. Viết bài văn (khoảng 400 chữ) đề xuất những giải pháp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn