intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi giữa học kì 1. Đề cương giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm lẫn tự luận. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ LÝ – HÓA – SINH – CN  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022  I.  LÝ THUYẾT : 1. Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa của Di truyền học. 2. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menden 3. Phát biểu nội dung qui luật phân li? Menden giải thích kế quả về phép lai một cặp  tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào? 4. Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần làm gì? Giải thích  cách làm và lập sơ đồ lai minh họa? 5. Tương quan trội – lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất? 6. Căn cứ vào đâu mà Menden cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu  trong các thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Giải thích và chứng minh. 7.Biến dị tổ hợp là gì? Nó được xác định ở hình thức sinh sản nào? Cho ví dụ minh họa. 8. Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của mình như  thế nào? 9. Nêu nội dung và ý nghĩa của qui luật phân li độc lập? 10. Thế nào là biến dị tổ hợp? Tại sao các loài giao phối (SSHT) lại tạo nhiều biến dị  tổ hợp hơn so với các loài SSVT? 11. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội. 12. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân  chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó. 13. Vai trò của NST đối với sự DT các tính trạng. 14. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào? Những diễn biến cơ  bản của NST trong quá trình nguyên phân? 15. Trình bày ý nghĩa của nguyên phân? Về mặt di truyền ý nghĩa cơ bản của nguyên  phân là gì? 16. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân? 17. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
  2. 18. Trình bày quá trình phát sinh G ở động vật. 19. Trình bày cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ? Bộ NST đó có  thể bị biến đổi do hiện tượng nào? Giải thích hiện tượng đó. 20. Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích  trên cơ sở nào? 21. Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? 22. Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Quan niệm sinh con trai hay con  gái do người mẹ quyết định đúng hay sai? 23. Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1? 24. Tại sao con người có thể điều chỉnh tỉ lệ đực:cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì  trong thực tiễn? 25. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này bổ sung cho Qui luật phân li độc lập  của Menden như thế nào? 26. Giải thích thí nghiệm của Moocgan về sự di truyền liên kết dựa trên cơ sở tế bào  học. Ý nghĩa của di truyền liên kết.  II.  BÀI TẬP MẪU : 1. Lai một cặp tính trạng Bài thuận Bài 1. Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy xác định kết quả về  kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây: a. P: quả đỏ x quả đỏ b. P: quả đỏ x quả vàng c. P: quả vàng x quả vàng. Bài 2: ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo  đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong. a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2? b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đục lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Bài 3: Cho biết ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài  là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng cánh ngắn. khi cho giao phối giữa 2 ruồi giấm P đều  có cánh dài với nhau thu được các con lai F1. a. Hãy lập sơ đồ lai nói trên?
  3. b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Bài 4: Ở một loài thực vật, cây có lá chẻ trội so với lá nguyên. Khi cho giao phấn giữa cây có lá  chẻ thuần chủng với cây có lá nguyên thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2.  Hãy lập sơ đồ lai từ P ­> F2? Bài 5: Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một gen nằm trên NST thường qui định; Thân xám là  trội so với thân đen.  Hãy lập sơ đồ lai có thể xảy ra  và xác định kết quả về KG, KH của các con lai khi cho các ruồi  giấm đều có thân xám giao phối với nhau? Bài nghịch Bài tập 1: Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột  với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng. a. Giải thích kết quả và lập  sơ đồ cho phép lai nói trên? b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Bài tập 2: Ở gà, gen qui định chiều cao của chân nằm trên NST thường. Gen B qui định chân cao,  gen b qui định thân thấp. Xác định KG, KH của mỗi cặp bố mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai sau: a. F1 thu được có 100% cá thể chân cao. b. F1 thu được có 120 cá thể chân cao và 40 cá thể chân thấp. c. F1 thu được có 80 cá thể chân cao và 78 cá thể chân thấp Bài tập 3: Khi cho giao phối 2 chuột lông đen với nhau, trong số các chuột thu được thấy có chuột  lông xám. a. Giải thích để xác định tính trạng trội, lặn và lập sơ đồ lai minh họa. Biết tính trội là trội  hoàn toàn. b. Hãy tìm KG của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau đây: ­ Trường hợp 1: con F1 có 100% lông đen. ­ Trường hợp 2: con F1 có 50% lông đen : 50% lông xám. ­ Trường hợp 3: con F1 có 100% lông xám Bài tập 4: Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái và gen quy định  nằm trên NST thường. Bố và mẹ đều thuận tay phải sinh ra một con trai thuận tay phải và một  con gái thuận tay trái. ­ Người con trai lớn lên cưới vợ thuận tay trái sinh được 1 cháu thuận tay phải và 1 cháu  thuận tay trái. ­ Người con gái lớn lên lấy chồng thuận tay phải sinh ra 1 cháu thuận tay phải. Biện luận tìm KG của mỗi người trong gia đình trên? Bài tập 5: Ở thỏ, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường qui định và di truyền theo hiện  tượng trội hoàn toàn. Thỏ đực (1) và thỏ cái (2) đều có lông nâu giao phối với nhau sinh được 2 thỏ con là số (3)  có lông trắng và số (4) có lông nâu.
  4. ­ Thỏ (3) lớn lên giao phối với thỏ lông nâu (5) đẻ được con thỏ lông nâu (6). ­ Thỏ (4) lớn lên giao phối với thỏ lông trắng (7) đẻ được con thỏ lông trắng (8). Xác định kiểu gen của 8 con thỏ nói trên? 2. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh NGUYÊN PHÂN Bài 1. Một hợp tử của một loài nguyên phân 4 lần và đã nhận của môi trường 900 NST đơn. Xác  định: a. Số NST lưỡng bội của hợp tử. b. Số NST cùng trạng thái, số cromatit có trong mỗi tế bào của loài trên ở một trong  các kì sau của quá trình nguyên phân: kì trung gian, kì giữa, kì sau Bài 2. Một tế bào sinh dưỡng của gà nguyên phân 5 lần. Vào lần nguyên phân cuối cùng.  a. Hãy xác định số tế bào con, số NST cùng trạng thái trong các tế bào con ở mỗi kì  sau đây: Kì đầu; Kì sau; Kì cuối khi tế bào đã phân chia. b. Sau khi kết thúc 5 lần nguyên phân. Các tế bào con đều tham gia giảm phân. Hãy  xác định: ­ Số NST cùng trạng thái, số cromatit và số tâm động có trong các tế bào khi chúng  bước vào kì sau I. ­ Số NST cùng trạng thái, số cromatit và số tâm động có trong các tế bào khi chúng  bước vào kì sau II. Bài 3. Một tế bào nguyên phân với tốc độ duy trì không đổi qua các lần. tổng số tế bào con được  tạo ra là 32. Trong mỗi lần nguyên phân, tỉ lệ thời gian của các kì: trung gian: đầu: giữa: sau: cuối  theo thứ tự lần lượt bằng 4: 2,5: 2: 1: 0,5. Biết rằng thời gian nguyên phân của tế bào kéo dài trong  1 giờ. Hãy xác định: a. Số lần nguyên phân của tế bào. b. Thời gian của mỗi chu kì nguyên phân. c. Thời gian của từng kì trong một lần nguyên phân. Bài 4. Có 3 tế bào sinh dưỡng cùng loài đều nguyên phân 5 lần bằng nhau và đã sử dụng của môi  trường 4278 NST. Hãy xác định:
  5. a. Tên của loài nói trên. b. Số tế bào con được tạo ra và số tâm động có trong các tế bào con. c. Số NST môi trường cung cấp mới hoàn toàn cho các tế bào con sau nguyên phân. Bài 5. Một hợp tử có 2n = 16 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kì nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời  gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3:1, thời gian của kì trước : kì  giữa : kì sau : kì cuối tương đương 1:1,5:1:1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu  giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. a. Tính thời gian của mỗi kì trong quá trình phân bào nói trên b. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH Bài 1. Có 7 tế bào của cơ thể ruồi giấm tiến hành giảm phân. Hãy xác định: a. Số tế bào con được tạo ra. b. Số NST môi trường nội bào cung cấp cho giảm phân. c. Số lượng giao tử được tạo ra. Bài 2. Có 11 tế bào của cơ thể ruồi đực nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tất cả tế bào con tiếp tục  giảm phân để tạo giao tử. Hãy xác định: a. Số NST môi trường nội bào cung cấp cho nguyên phân và giảm phân. b. Số lượng giao tử được tạo ra. Bài 3. Có 5 tế bào của cơ thể ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 3 lần. 50% số tế bào con tiếp tục  giảm phân đã tạo được 20 giao tử. Hãy xác định giới tính của cơ thể. Bài 4. Có 2 tế bào của ruồi giấm nguyên phân 6 lần, 25% số tế bào con tiếp tục giảm phân tạo 128  giao tử. Hãy xác định: a. Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân. b. Số NST môi trường cung cấp cho giảm phân. c. Giới tính của cơ thể. Bài 5. Có 1 tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần cần môi trường cung cấp 70 NST.  Tất cả các tế bào con đều tiến hành giảm phân cần môi trường cung cấp 80NST. Hãy xác định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài b. Số lần nguyên phân của tế bào
  6. Bài 6. Có 5 tế bào của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã cần môi trường  cung cấp 210 NST. Tổng số NST có trong các tế bào con là 240 NST. 50% tế bào con được sinh ra  tiến hành giảm phân đã tạo được 20 giao tử. Hãy xác định: a. Bộ NST 2n của cơ thể và số lần nguyên phân của tế bào b. Giới tính của cơ thể c. Số hợp tử được tạo thành. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10%. Bài 7. Một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần đã cần môi trường cung cấp  1530 NST. Tổng số NST có trong các tế bào con là 1536. Các tế bào con đều giảm phân tạo giao  tử, các giao tử tham gia thụ tinh với hiệu suất 25% đã hình thành được 256 hợp tử. Hãy xác định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài b. Giới tính của cơ thể. Bài 8. Ở cá thể cái của một loài có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần bằng nhau.  Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 3, trong các tế bào con có tổng số 2496 cromatit. Tất cả các tế  bào con được tạo ra đều đi qua vùng chín đã cần môi trường cung cấp 9984 NST đơn, với hiệu  suất thụ tinh là 18,75% và tỉ lệ nở của trứng là 75%. Hãy xác định: a. Tên của loài. b. Số lần nguyên phân và số tế bào sinh dục sơ khai cái. c. Số cá thể con được nở ra. Bài 9. Ở một loài động vật, có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái  nguyên phân một số lần bằng nhau. Toàn bộ số tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín  giảm phân tạo 320 giao tử đực và cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các trứng là  3840. Các giao tử đực và giao tử cái được tạo ra từ quá trính trên tham gia thụ tinh tạo nên các hợp  tử. Trong các hợp tử nói trên, tổng số NST đơn có nguồn gốc từ tinh trùng là 160 NST. Hãy xác  định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài. b. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng Bài 10. Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và đã sử dụng của  môi trường nội bào 15240 NST. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các NBBI và giảm  phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Hãy xác định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài b. Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân c. Số hợp tử được tạo thành. d. Nếu HSTT của tinh trùng là 3,125% thì số TBBI tạo ra tinh trùng nói trên là bao  nhiêu?
  7. BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT Bài 1. Khi cho cây hoa đỏ, đài ngả thuần chủng lai với cây hoa tím, đài cuốn thuần chủng được  các cây F1 có 100% hoa tím, đài ngả. cho các cây F1 giao phấn với nhau thu F2 có 98 cây hoa tím,  đài cuốn; 209 cây hoa tím, đài ngả; 104 cây hoa đỏ, đài ngả. Hãy xác định qui luật di truyền và  viết sơ đồ lai từ P đến F2 Bài 2. Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả bầu dục, chua được F1 đồng loạt có quả  tròn ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây có quả tròn ngọt; 1 cây có quả  bầu dục, chua. a. Hãy xác định qui luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b. Cho F1 lai phân tích. Hãy xác định kết quả FB. c. Bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 quả tròn, ngọt:  1 quả tròn, chua: 1 quả bầu dục, ngọt : 1 quả bầu dục, chua? Bài 3. Đem lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thì được F1 đồng loạt ruồi mình xám, cánh dài.  Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với số lượng cá thể có các kiểu hình như sau: 251 ruồi  mình xám, cánh cụt : 502 ruồi mình xám, cánh dài : 252 ruồi mình đen, cánh dài. a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. b. Cho F1 lai phân tích kết quả như thế nào? Bài 4. Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể lông  đen, chân cao được F1 lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau. a. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 b. Không viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông xám,  chân thấp đồng hợp. Bài 5. Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài. F1 thu được  toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao, F2 thu được 201 ruồi thân xám, cánh ngắn;  399 ruồi thân xám, cánh dài; 200 ruồi thân đen, cánh dài. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen qui  định. Hãy xác định qui luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 Bài 6. Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, có tua cuốn và hạt nhăn, không có tua cuốn giao  phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2  có tỉ lệ: 75% hạt trơn, có tua cuốn : 25% hạt nhăn, không có tua cuốn. cho biết mỗi tính trạng  do 1 gen qui định. a. Hãy xác định qui luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 b. Cho F1 lai phân tích. Hãy xác định kết quả FB. c. Bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 hạt trơn, có  tua: 1 hạt trơn, không tua: 1 hạt nhăn, có tua : 1 hạt nhăn, không tua? Bài 7. Ở 1 loài thực vật, gen qui định hình dạng và vị quả liên kết trên cùng 1 NST, mỗi gen qui  định 1 tính trạng. Cho 4 cây đều mang 2 tính trội là quả tròn, ngọt lần lượt giao phấn với cây có quả dài, chua  thu được kết quả ở F1 như sau:
  8. ­ F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả tròn, chua ­ F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả dài, ngọt ­ F1 có 50% quả tròn, ngọt và 50% quả dài, chua ­ F1 có 50% quả tròn, chua và 50% quả dài, ngọt Xác định kiểu gen của P mang 2 tính trội và lập sơ đồ tạo ra mỗi kết quả nói trên (Lưu ý đề cương chỉ mang tính chất gợi ý các kiến thức cơ bản trong chương trình. HS  cần nghiên cứu kĩ thực tế để vận dụng) Tiết 15 – BÀI LUYỆN TẬP Bài 4/ SGK trang 43 Cho 2 thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn,  có tua cuốn giao phấn với nhau được F1  toàn hạt trơn, có tua cuốn.  Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ: 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có   tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích như thế  nào? Hãy lựa chọn câu trả  lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: a) Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1. b) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau. c) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết.
  9. d) Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P. Bài 9. Ở một loài động vật, có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một  tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số lần bằng nhau. Toàn  bộ số tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân tạo  320 giao tử đực và cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn  trong các trứng là 3840. Các giao tử đực và giao tử cái được tạo ra từ  quá trính trên tham gia thụ tinh tạo nên các hợp tử. Trong các hợp tử nói  trên, tổng số NST đơn có nguồn gốc từ tinh trùng là 160 NST. Hãy xác  định: c. Bộ NST lưỡng bội của loài. d. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng Bài 10. Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên  tiếp 7 đợt và đã sử dụng của môi trường nội bào 15240 NST. Các tế  bào con sau nguyên phân đều trở thành các NBBI và giảm phân bình  thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất  25%. Hãy xác định: a. Bộ NST lưỡng bội của loài b. Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân c. Số hợp tử được tạo thành. d. Nếu HSTT của tinh trùng là 3,125% thì số TBBI tạo ra tinh  trùng nói trên là bao nhiêu?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2