intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên để rèn luyện, củng cố kiến thức. Đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn GDCD lớp 7.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn GDCD 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020­2021 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 I. Trắc nghiệm  Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Câu tục ngữ nào dưới đây trái với lòng khoan dung? A. Trâu buộc ghét trâu ăn. B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. C. Một sự nhịn là chín sự lành. D. Trách mình trước, trách người sau. Câu 2: Hành vi nào dưới đây trái với lòng khoan dung? A. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. B. Hay trả đũa người khác. C. Góp ý cho bạn để bạn sửa chửa khuyết điểm D. Luôn lắng nghe và thông cảm cho người khác. Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của lòng khoan dung? A. Được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. B. Là đức tính quý báu của con người. C. Quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu D. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Câu 4: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào sau đây trái với tôn sư trọng đạo?? A. Kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ. C. Thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học. D. Làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo. Câu 5: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng nhất về tôn sư trọng đạo? A. Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo. B. Phải luôn luôn suy nghĩ và có ý kiến giống thầy cô của mình. C. Chỉ cần đạt điểm cao trong các bài kiểm tra là đủ. D. Chỉ cần vâng lời thầy cô khi ở trường. Câu 6: Theo em, câu nào dưới đây nói về tôn sư trọng đạo ? A. Ân trả, nghĩa đền B. Lá lành đùm lá rách C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Câu 7: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện rõ nhất về lòng khoan dung? A. Chị ngã em nâng. B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. C. Gió chiều nào che chiều ấy. D. Trách mình trước, trách người sau. Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?
  2. A. Bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. B. Hay để ý đến khuyết điểm của người khác. C. Góp ý cho bạn để bạn sửa chửa khuyết điểm D. Tìm cách che gấu khuyết điểm cho bạn Câu 9: Câu nào sau đây đúng nhất về ý nghĩa của lòng khoan dung? A. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. B. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo. C. Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. D. Quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu Câu 10: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng  đạo? A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình. B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ. C. Cho rằng quan niệm "một chữ là thầy" nay đã lạc hậu. D. Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo. Câu 11: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng nhất về tôn sư trọng đạo? A. Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo. B. Phải luôn luôn suy nghĩ và có ý kiến giống thầy cô của mình. C. Chỉ cần đạt điểm cao trong các bài kiểm tra là đủ. D. Chỉ cần vâng lời thầy cô khi ở trường. Câu 12: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về tôn sư trọng đạo ? A. Ân trả, nghĩa đền B. Không thầy đố mày làm nên C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi. Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của gia đình văn hoá ? A. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau. B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. C. Hoà thuận, con cái vâng lời cha mẹ. D. Đông con, nheo nhóc, thất học. Câu 14: Theo em, làm những công việc trong gia đình là bổn phận của ai ? A. Của cha và mẹ. B. Của mẹ và con gái. C. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình. D. Của cha và con trai. Câu 15: Ngọc muốn đi học vẽ vào một số buổi chiều trong tuần, nhưng cha   mẹ Ngọc không đồng ý vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập văn  hoá của Ngọc. Theo em, Ngọc nên làm gì trong tình huông đó ? ́ (Chọn một trong các phương án) A. Làm theo lời cha mẹ, không đi học vẽ mặc dù trong lòng không thoải mái.
  3. B. Tranh luận với cha mẹ về ích lợi của việc học vẽ. C. Vẫn đi học vẽ nhưng giấu không để cha mẹ biết. D. Tìm lúc thích hợp giải thích cho cha mẹ hiểu và đồng ý cho mình đi học   vẽ. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 : A. Thế nào là tôn sư trọng đạo?  B. Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo C. Học sinh cần phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo? Câu 2: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ? Vì sao chúng ta phải đoàn  kết, tương trợ? Câu 3: Thế nào là tự trọng? Theo em, long t ̀ ự trong co y nghia nh ̣ ́ ́ ̃ ư thê nao đôi ́ ̀ ́  vơi môi ng ́ ̃ ười? Câu 4: Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi        Nam là một học sinh giỏi. Nhưng khi ở nhà bạn ấy không muốn làm việc  gì, rửa chén thì sợ  nước bắn tung tóe, dơ hết người; lau nhà thì than đau lưng;   học cách nấu ăn thì thì bạn nghĩ đó là nhiệm vụ của mẹ hoặc chị gái. Khi được  mẹ giao nhiệm vụ phải tự gấp quần áo mặc ở nhà  Nam cãi ngay: “Cần gì phải  gấp quần áo cho mệt. Lúc phơi trên móc như thế nào thì rút vào để nguyên như  thế trong tủ. Còn thay quần áo ở đâu cứ để nguyên chỗ cũ (dưới đất), chiều về  chỉ việc xỏ vào là xong, không cần phải gấp cho mất thời gian". a. Em hãy nhận xét về lối sống và suy nghĩ của bạn Nam? b. Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? Câu 5: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi        Nhiều lần sang nhà Tú chơi, Hồng thấy Tú đang làm việc nhà, khi thì băm   bèo, cho lợn ăn, khi thì cọ rửa nồi, quét sân... Hồng nói với Tú : “Chúng mình  là học sinh, nhiệm vụ của chúng mình là học cho giỏi ; học xong, chúng mình  phải vui chơi cho khoẻ chứ, việc gì phải làm nhiều như cậu !”. a. Em có tán thành ý kiến của Hồng không? Vì sao ? b. Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? Câu 6: Nhà trường phát động đợt quyên góp ủng hộ người nghèo và đồng bào  bị bão lụt. Ở lớp Nam, các bạn ủng hộ tiền và rất nhiều quần áo. Riêng Nam  nhà nghèo nên mặc dù rất muốn tham gia, Nam cũng chỉ  đóng góp được một  số ít sách vở và quần áo cu. Các b ̃ ạn trong lớp phê bình Nam làm ảnh hưởng  đến thành tích của lớp và cho rằng Nam không biết yêu thương, giúp đỡ  người khác. Theo em, các bạn phê bình Nam như vậy có đúng không ? Vì sao ? Câu 7 : Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về truyền thống tốt đẹp của gia   đình, dòng họ của em theo gợi ý ­ Gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với em như thê nào? ­ Em tự hào điều gì về truyền thống gia đình, dòng họ mình? ­ Em dự  định sẽ  làm gì để  phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng  họ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0