Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu" dành cho các em học sinh lớp 7 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND TP.VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2022-2023 I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Đâu là những tệ nạn xã hội phổ biến? A. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng B. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín C. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu D. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, cầu lông Câu 2: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là? A. Tệ nạn xã hội. B. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm đạo đức. D. Vi phạm quy chế. Câu 3: Tệ nạn xã hội bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây? A. Môi trường xung quanh phát triển. B. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ. C. Chơi với những người có tiền sử tù tội. D. Thiếu môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh Câu 4: Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, tính mạng con người. B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc gia đình. C. Làm phong phú các chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Câu 5: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội? A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý. B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV. C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường. D. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ Câu 6: Trong các ý dưới đây, đâu là tệ nạn thường xuất hiện nhiều nhất ở học sinh? A. Cờ bạc. B. Ma túy. C. Mại dâm. D. Bạo lực học đường. Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc. B. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình. C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội. D. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội. Câu 8: “Gia đình M sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”Nguyên nhân nào dẫn tới hành vi đó của bố mẹ M? A. Do thiếu hiểu biết, mê tín B. Do hoàn cảnh khó khăn C. Do trạm y tế ở xa D. Cả A và B Câu 9: “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.” Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì? A. Giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật B. Bảo các bạn kiếm chỗ nào kín kín kẻo bị phát hiện ra người ta báo công an thì chết. C. Vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó. D. Giải thích cho các bạn hiểu là sách giáo dục công dân 7 dạy không nên chơi cờ bạc. Câu 10: “K và T là đôi bạn thân trong lớp. Gần đây, K thấy T có biểu hiện của người nghiện game như thường xuyên bỏ học, không làm bài tập về nhà, dành rất nhiều thời gian để chơi game.”Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ làm gì? A. Đánh bạn nếu bạn không chịu bỏ game. B. Báo công an để bắt bạn T về việc nghiện chơi game. C. Chơi cùng và huỷ diệt T trong game để bạn ấy chán nản và quay lại học tập. D. Giải thích tác hại của việc nghiện game và khuyên bạn từ bỏ, nếu không sẽ báo với bố mẹ, thầy cô. Câu 11: Hiện nay, tình trạng trẻ em nghiện ma túy ngày càng gia tăng. Theo em, đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em nghiện ma tuý? A. Ma tuý tổng hợp xuất hiện ngày càng đa dạng về chủng loại, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao B. Ma tuý tổng hợp len lỏi vào học đường dưới những cái tên mĩ miều, gây tò mò. C. Môi trường vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh ngày càng nhiều. D. Trẻ em được trang bị các kiến thức cơ bản để phòng chống ma túy. Câu 12: Pháp luật nước ta quy định gì về tệ nạn ma tuý?
- A. Cho phép chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy. B. Người cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép ma tuý không bị phạt tù. C. Người nghiện ma tuý muốn cai nghiện thì cai không thì thôi. D. Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép ma túy Câu 13: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ: A. Bị xử lí theo quy định của pháp luật. B. Bị xử lí theo quy định của nhà trường. C. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng. D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7 Câu 14: Theo quy định của pháp luật, người nghiện ma tuý bắt buộc phải A. Đi tù. B. Đi cai nghiện. C. Giam lỏng tại nhà. D. Phạt hành chính. Câu 15: Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Anh K từ chối chơi cờ bạc khi được bạn rủ rê. B. Ông P đồng ý vận chuyển ma túy sang tỉnh khác. C. Cán bộ xã X xử phạt hành vi cờ bạc trái phép. D. Chị M tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương Câu 16: “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?Vì sao? A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan. B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền. C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan. D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà. Câu 17. Để tránh sa vào tệ nạn xã hội, chúng ta không nên có hành động nào sau đây? A. Thử tham gia vào tệ nạn xã hội để biết. B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội. C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội. D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội. Câu 18: Chúng ta không nên đồng tính với ý kiến nào sau đây? A. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân. B. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi. C. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
- D. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn. Câu 19: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội không bao gồm nội dung nào? A. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật. B. Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. C. Xử phạt những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật. D. Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật Câu 20. N là nữ sinh lớp 7. Một lần, trên đường đi học về, một người đàn ông lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với N, có ý nhờ N tiện đường mang giúp một túi đồ đến một địa điểm nào đó và cho N thêm tiền. Trong trường hợp này, nếu là N, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Đồng ý và rủ thêm bạn đi cùng. B. Mắng chửi cho người đàn ông một trận vì đang rất đói và mệt C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp. D. Khéo léo từ chối vì không biết đó là thứ gì. Câu 21: Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình đang giúp một người vận chuyển chất ma túy? A. Lại hỏi bạn xem có cần giúp gì không. B. Khuyên bạn dừng lại rồi báo cáo cơ quan chức năng. C. Mặc kệ không quan tâm. D. Nói với các bạn khác. Câu 22: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Nên đi xem bói để biết được số phận tương lai giàu hay nghèo. B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết. C. Không tham gia đánh bạc dưới bất cứ hình thức và qui mô nào. D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh. Câu 23. Anh P sau khi có hành vi trộm một số lượng vàng lớn tại nhà anh K đã chạy trốn và về qua nhà. Ông Q là bố anh P biết sự việc đã khuyên con trai đi bỏ trốn, bà K là mẹ anh P không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, ai đã thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà K. B. Ông Q. C. Bà K và anh P. D. Ông Q và anh P Câu 24: Là học sinh, em cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
- A. Tuyên truyền mọi người xung quanh phòng chống tệ nạn xã hội. B. Giải quyết mâu thuẫn với bạn trong lớp bằng bạo lực. C. Che giấu cho các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội của bạn bè, người thân D. Mặc kệ không quan tâm. Câu 25: Gia đình là gì? A. Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. B. Là những người có cùng một nhiệm vụ với nhau. C. Là những người vốn không có sự liên hệ về máu mủ, nhưng lại gắn kết với nhau vì có chung một đặc điểm tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẽ với nhau mọi thứ. D. Là những người không cùng huyết thống nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Câu 26: Cha mẹ không có quyền gì đối với con cái? A. Nuôi dưỡng và giáo dục. B. Tôn trọng ý kiến của con. C. Bạo lực, xúc phạm con cái. D. Chăm sóc khi con bệnh. Câu 27: Theo em, hành vi nào thể hiện sự thiếu tôn trọng của con cái với cha mẹ? A. Chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ ốm. B. Văng tục, chửi bậy với cha mẹ. C. Lắng nghe lời khuyên của cha mẹ. D. Giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà. Câu 28: Con cái có nghĩa vụ gì? A. Hỗn láo với cha mẹ. B. Trốn tránh làm việc. C. Kính trọng cha mẹ. D. Coi thường cha mẹ vì làm công việc chân tay. Câu 29. Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây? A. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà. B. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em Câu 30. Hành vi nào vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình? A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già. B. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ. C. P thường phụ giúp bố mẹ việc nhà. D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu. Câu 31: Theo em, ý nào dưới đây thể hiện sự kính trọng của con cái với cha mẹ? A. Yêu thương, biết ơn cha mẹ. B. Cãi lời cha mẹ dù mình sai.
- C. Văng tục, chửi bậy cha mẹ. D. Vứt bỏ món quà cha mẹ tặng vì chê xấu Câu 32: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Bạo hành trong gia đình. B. Vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con. D. Cha mẹ bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. Câu 33: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì? A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung. B. Vợ chồng có tiếng nói chung cùng nhau giải quyết được công việc. C. Chồng không cho phép thì vợ không được tham gia ý kiến. D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng). Câu 34: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải? A. Lên án, phê phán, tố cáo. B. Bắt chước. C. Cổ động. D. Mặc kệ. Câu 35. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình như thế nào? A. Hiện đại, văn hóa. B. Dân chủ, văn minh. C. Truyền thống, tốt đẹp. D. Hòa thuận, hạnh phúc Câu 36: Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? A. Bạn T không những học giỏi mà còn chăm chỉ lao động, giúp bố mẹ việc nhà. B. Bố mẹ Q luôn quan tâm và tôn trọng ý kiến của con. C. Bạn Q thường trốn tránh việc nhà để đi đá bóng. D. Bạn M và em gái luôn nhường nhịn, giúp đỡ nhau. Câu 37: Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định: A. Cho phép xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường và người khác. B. Học sinh không được phép đánh nhau trong trường nhưng bên ngoài thì tự do. C. Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của riêng bộ môn giáo dục công dân. D. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Câu 38: Đánh nhau, gây rối trật tự an ninh ở nhà trường và nơi công cộng là hành vi: A. Vi phạm quy định về phòng chống bạo lực học đường. B. Thực hiện quy định về phòng chống bạo lực học đường. C. Tuân thủ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- D. Vi phạm những chuẩn mực mà gia đình quy định. Câu 39: Đâu là biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường? A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ. B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho họ thắng thế. C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường. D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài Câu 40: Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường? A. Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức. B. Rủ bạn bè đi đánh lại bạn nhằm giải quyết mâu thuẫn. C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội. D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn II. Phần tự luận: 1. Bài tập 6 SGK trang 60 2. HS ôn kĩ phần tệ nạn xã hội, các bài tập liên quan trong SGK và các biện pháp phòng chống. -----Hết-----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn