intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XàĐÔNG TRIỀU         TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 Năm học: 2022­2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Hành vi nào dưới đây là bạo lực học đường? A. P lôi kéo các bạn trong lớp cùng cô lập, tẩy chay bạn H. B. Trong giờ kiểm tra tiếng Anh, K đã cho N chép bài. C. T bị lớp trưởng phê bình vì thường xuyên đi học muộn. D. X được cô giáo tuyên dương vì có thành tích học tập tốt. Câu 2. Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là gì? A. Sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi học sinh. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội không lành mạnh. C. Đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh. D. Bản thân học sinh còn thiếu hụt về kĩ năng sống. Câu  3. Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số  80/2017/NĐ­CP: hành vi ngược đãi,  đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;  cô lập, xua đuổi và các hành vi cố  ý gây tổn hại về  thể  chất, tinh thần của   người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là gì? A. Tâm lí căng thẳng. B. Bạo lực gia đình. C. Suy nhược thể chất. D. Bạo lực học đường. Câu 4. Do mâu thuẫn trong lúc đá bóng trên sân trường nên V bị một nhóm học  sinh nam cùng trường chặn đánh. Lo sợ  bị  các đối tượng này quá khích nên  V không dám phản kháng lại ngay. V đã tự mua thuốc rồi đến nhà B để nhờ xử 
  2. lí vết thương và quyết định báo lại với thầy cô, gia đình kịp thời xử lý.  Theo em,  trong trường hợp trên, bạn V đã: A. rất thông minh và quan tâm đến sức khỏe của bản thân. B. biết cách ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường. C. đã biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm. D. chưa biết cách ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường. Câu 5. Câu ca dao nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí? A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. D. Tiền tài nay đổi mai dời/ Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời với nhau. Câu 6. Bức tranh dưới đây phản ánh về nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học  đường? A. Tác động từ các game có tính bạo lực. B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. C. Thiếu sự quan tâm từ cơ sở giáo dục. D. Bản thân học sinh thiếu kỹ năng sống. Câu 7. Hành động tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí, khoa học? A. Để có tiền mua truyện tranh, bạn T đã nhịn ăn sáng. B. Anh V đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng. C. Bố cho tiền mua sách nhưng D không mua mà mượn sách của bạn. D. Chị A mua mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vì thấy giá rẻ.
  3. Câu 8. Mẹ  cho hai anh em H và K mỗi người 150.000 đồng để  tiêu vặt. Ngay  ̣ ̉ tuân đâu tiên, H đa dung hêt sô tiên me cho đê mua đ ̀ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ̀ ồ  ăn vặt và mua vé xem   phim. Trong khi đó, K cố gắng chi tiêu tiết kiệm, nên đến cuối tháng, K vẫn tiết   kiệm được 30.000 đồng. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã chi tiêu, quản   lý tiền không hợp lý? A. Bạn K. B. Mẹ bạn H và K. C. Cả hai bạn K và H. D. Bạn H. Câu 9: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em  nên lựa  chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook. C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau. D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy. Câu 10: Bạo lực học đường gây tổn hại về: A. Thể chất và tinh thần                   C. Thể chất và vật chất B. Tinh Thần                                    D. Vật chất Câu 11: Sau khi xảy ra bạo lực học đường,học sinh nên làm gì? A. Thông báo sự việc với bố mẹ, thầy cô.           C. Giấu diếm, bao che sự việc. B. Tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực.     D. Kết bạn với những bạn  xấu. Câu 12: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần: A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.
  4. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1.  Thế nào là bạo lực học đường? Lấy 2 ví dụ về bạo lực học đường mà  em biết? Gợi ý: *  Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đạp; xâm hại thân  thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các   hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học, xảy ra trong   cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.  * Ví dụ về bạo lực học đường như: ­ Một số bạn ở lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt A. ­ Không cho bạn chép bài trong giờ thi, bạn doạ sẽ chặn đường đánh. Câu 2 . a. Vì sao chúng ta phải quản lí tiền hiệu quả? Em hãy kể 03 việc làm thể hiện  việc quản lí tiền hiệu quả của bản thân em? b. Trình bày các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Gợi ý: a. Phải quản lí tiền hiệu quả vì: ­ Quản lí tiền có hiệu quả  giúp mỗi người rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí,  tiết kiệm. ­ Biết kiếm tiền phù hợp với khả năng của bản thân mình;  ­ Biết quý trọng giá trị lao động,…tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và  không ngừng phát triển.  * Bản thân có những việc làm  quản lí tiền như: ­ Em chỉ mua những thứ thực sự cần. ­ Mỗi khi có tiền em thường bỏ lợn để tiết kiệm. b. Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:
  5. ­ Sử dụng tiền hợp lí. ­ Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền. ­ Học cách kiếm tiền phù hợp. Câu 3. Trong lớp em, trường em còn có hiện tượng học sinh đánh nhau, chia bè kéo  cánh gây mất đoàn kết không? Nếu có, em sẽ làm như thế nào để   đấ u tranh v ới  những hành vi bạo l ực h ọc đườ ng đó? Gợi ý: ­ Trong lớp em, trường em còn hiện tượng học sinh đánh nhau, chia bè kéo cánh gây  mất đoàn kết. Em thấy các bạn làm như vậy là chưa đúng.  ­ Vì gây gổ đánh nhau hay chia bè kéo cánh là một trong những biểu hiện của bạo   lực học đường.  ­ Em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy. Em có thể nhờ sự can thiệp của  giáo viên chủ nhiệm để kịp thời có cách giáo dục phù hợp. Câu 4.  Cho tình huống: Trong giờ học của lớp 7A, Hoa vô tình làm đổ mực vào  vở của Bình. Hoa vội vàng xin lỗi Bình và lau dọn mực trên bàn. Kết thúc buổi  học, Bình cùng một số bạn lớp khác đã chặn đường chửi và đánh Hoa. a. Em hãy chỉ ra hành vi đúng và chưa đúng của các bạn trong tình huống trên? b. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống trên? Gợi ý: a. Nhận xét hành vi của bạn Hoa và bạn Bình:  ­ Hành vi đúng là hành vi của bạn Hoa vì Hoa đã kịp thời xin lỗi khi vô tình làm  đổ mực vào vở của Bình. ­ Hành vi chưa đúng là hành vi của bạn Bình vì đã có hành vi xâm hại đến thân   thể, sức khỏe của Hoa. Đó chính là hành vi bạo lực học đường. b. Nếu chứng kiến tình huống trên em sẽ giải quyết như sau: HS tự trả lời Câu 5. Tình huống
  6. Trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua, bạn Nam được lì xì một số tiền khá lớn. Bạn  Nam đã giấu bố mẹ dùng số tiền đó mua điện thoại để chơi game. a. Em hãy nhận xét về việc làm của bạn Nam? b. Qua bài học về quản lí tiền, nếu em là Nam thì em sẽ làm gì để sử dụng  số tiền đó hiệu quả nhất?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0