intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 I. NỘI DUNG ÔN TẬP. Bài 7: Ứng phó với tâm lý căng thẳng. - Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng - Vận dụng những kiến thức đã học để đưa ra cách ứng phó với tâm lí căng thẳng. Bài 8: Bạo lực học đường: - Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường - Nguyên nhân, tác hại của bạo lực học đường Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường: -Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường - Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường -Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường II. YÊU CẦU THI GIỮA KÌ II LỚP 7 MÔN GDCD - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản nội dung bài học trong SGK - Biết vận dụng kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm ở bốn mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng? 1
  2. A. Dễ cáu gắt, tức giận. B. Cơ thể tràn đầy năng lượng. C. Luôn cảm thấy vui vẻ. D. Thích trò chuyện cùng mọi người. Câu 2: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người? A. Tiêu cực.C. Không xác định B. Tích cực D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực Câu 3: Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tình huống gây căng thẳng. B. Hoàn cảnh khách quan. C. Tình huống bất ngờ D. Tình huống căng thẳng. Câu 4: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người? A. Kết quả học tập, thi cử không như mong muốn. B. Nhận được thưởng cuối năm vì thành tích cao. C. Đi tham quan du lịch cùng gia đình. D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp. Câu 5. Tình huống nào không gây căng thẳng cho con người? A. Làm vỡ bình hoa quý của bà. B. Bài kiểm tra bị điểm kém. C. Tham gia trải nghiệm cùng lớp. D. Bị bạn bè xa lánh. Câu 6: Đâu là biểu hiện của căng thẳng ? A. Lo lắng. B. Vui vẻ. C. Phấn khởi. D. Hoà hợp. 2
  3. Câu 7: Hành vi nào sau đây xuất hiện bạo lực học đường? A. Hỗ trợ, động viên bạn. C. Quan tâm, giúp đỡ bạn. B. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn.D. Động viên, chia sẻ với bạn. Câu 8: Trong bạo lưc học đường không bao gồm hình thức nào sau đây? A. Các hành vi bạo lực thể chất. B. Các hành vi bạo lực tinh thần. C. Các hành vi bạo lực trực tuyến. D. Các hành vi bạo lực vật chất. Câu 9: Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường? A. Tính cách nông nổi, bồng bột. B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình. C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Gia đình bỏ bê, không quan tâm. Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường? A. Thiếu kiến thức về bạo lực học đường. B. Ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội C. Gia đình chưa sát sao đến việc giáo dục con. D. Bản thân người bị hại đáng bị như vậy. Câu 11: Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột thuộc nhóm nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường? A. Chủ quan. B. Khách quan. C. Trực tiếp. D. Gián tiếp. Câu 12: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Ông M đánh con vì trốn học đi chơi game. B. Bạn K đe doạ sẽ đánh T nếu không cho chép bài. C. Cô giáo nhắc nhở học sinh khi làm việc riêng trong giờ. D. Bạn N nhắc nhở M không nên nói chuyện trong giờ học. 3
  4. Câu 13: Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định? A. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường lớp. B. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112. C. Không gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức. D. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Câu 14: Hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi A. tuân thủ pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. B. vi phạm những chuẩn mực mà gia đình quy định. C. vi phạm quy định về phòng chống bạo lực học đường. D. thực hiện quy định về phòng chống bạo lực học đường. Câu 15: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung phòng chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta quy định? A. Nhà trường, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường. B. Không được xúc phạm … giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác. C. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. D. Không được quay cóp, mở tài liệu và trao đổi bài với bạn trong giờ kiểm tra. Câu 16: Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm gì để phòng, chống bạo lực học đường? A. Răn đe. B. Giáo dục. C. Nuôi dưỡng. 4
  5. D. Thuyết phục. Câu 17: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường? A. Chụp hình lớp lúc luyện tập thể thao. B. Chụp hình ảnh gia hoạt động tập thể của lớp. C.Chụp hình ảnh của bạn gửi vào nhóm để bàn tán. D. Chụp hình các bạn chơi với nhau cùng nhóm. Câu 18:Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là? A. Thiếu kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm. B. Thiếu kiến thức về xã hội C. Thiếu kĩ năng thực hành D. Thiếu kĩ năng giao tiếp. Câu 19: Cách ứng phó nào dưới đây thể hiện phòng chống bạo lực học đường? A. Rủ bạn bè đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn B. Im lặng là cách giải quyết tốt nhất. C. Báo với ba mẹ và thầy cô giáo. D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn. Câu 20: Khi gặp tình huống bạo lực học đường em phải làm gì: A. Tỏ ra sợ hãi, im lặng B. Tỏ ra bình tĩnh, tìm cơ hội thoát thân C. Tỏ thái độ thách thức D. Tỏ ra bất cần Câu 21: Cáchứng phó khi bị bạo lực học đường là: A. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô. B. Xem như không có gì xảy ra. C. Rủ bạn bè đánh hội đồng. D. Khóc lóc, van xin được tha. 5
  6. Câu 22: Theo em phải làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường? A. Tham gia cổ vũ khi có bạo lực học đường. B. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường lớp đề ra. C. Tham gia các trò chơi trên mạng xã hội. D. Thường xuyên vi phạm các quy định. Câu 23: Học sinh cần phải làm gì để tránh bạo lực học đường xảy ra? A. Có lối sống xa hoa, đua đòi. B. Sống cầu kì, kiểu cách. C. Có lối sống lành mạnh, thân thiện. D. Chơi các trò bạo lực. Câu 24: Hành vi nào sau đây không phải là bạo lực học đường? A. Lập nhóm chửi nhau trên mạng . B. Nói xấu bạn cùng lớp. C. Rủ rê, lôi kéo bạn bè đánh nhau. D. Tích cực học tập, rèn luyện. Câu 25: Trong những tình huống dưới đây,tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người? A. Bị đe dọa trên không gian mạng. B. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau. C. Bị mắc bệnh hiểm nghèo. D. Được khen thưởng đột xuất. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1: Một số bạn học sinh thường hay mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. Một số khác thường hay cáu kỉnh, bực bội, trách móc, đổ lỗi cho các bạn…Theo em, những biểu hiện tâm lí căng thẳng trên thường xuất phát từ những nguyên 6
  7. nhân nào? Em hãy đề ra một số cách ứng phó với những tâm lí căng thẳng thường gặp? Câu 2: Gần đây, C nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến C thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè.Những bất đồng giữa C và bố mẹ xuất hiện nhiều hơn, mỗi khi bố mẹ góp ý, bảo ban thì C cho rằng bố mẹ không hiểu mình, không yêu thương mình nữa. Lúc nào C cũng thấy mệt mỏi, bồn chồn, bất an và thấy bản thân thật vô dụng a. Theo em, vì sao C thấy căng thẳng? b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm gì để giúp C vượt qua trạng thái căng thẳng này? Câu 3:Cách đây mấy hôm T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh nhưng T không dám kể sự việc với ai và luôn lo lắng sợ hãi. a. Em có nhận xét gì về hành vi của N và các bạn của N. Hậu quả của các hành vi trên. b. Nêu những cách T có thể làm để thoát khỏi bạo lực học đường và lí giải vì sao? Câu 4 :Có ý kiến cho rằng: Việc phòng chống bạo lực học đường hiện nay là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa có khả năng tham gia vào công tác phòng chống bạo lực học đường. a. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Giải thích vì sao? b. Nếu trong lớp em có hiện tượng một nhóm bạn đang ý định đánh nhau thì em sẽ có cách ứng xử như thế nào?. 7
  8. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2