Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long
- TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2023-2024 I. Nội dung: 1. Bài 2: Thực hiện pháp luật 2. Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. 3. Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong 1 số lĩnh vực của đời sống xã hội. - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Bình đẳng trong lao động - Bình đẳng trong kinh doanh. 4. Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Bình đẳng giữa các dân tộc: Trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. II. Trắc nghiệm: BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Câu 1: Chị M chủ động làm thủ tục sang tên khi mua lại xe ô tô đã qua sử dụng của người khác là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng Nghị định. Câu 2: Thực hiện pháp luật là hành vi A. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. D. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Câu 3: Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các A. quyền và nghĩa vụ. B. ý thức công dân. C. Nghĩa vị công dân. D. Trách nhiệm pháp lí. Câu 4: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch UBND xã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch Ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện qui chế. Câu 5: Trong cuộc họp thôn, chị S đứng lên trình bày quan điểm của mình về công tác phụ nữ năm 2018. Khi đi qua phòng họp, anh B thấy quan điểm của chị S đưa ra không hợp lí liền gọi anh C người chủ trì cuộc họp ra ngoài để trao đổi quan điểm của mình. Những ai dưới đây đã sử dụng pháp luật? A. Chị S. B. chị S, anh C C. anh B, chị S. D. Anh B, anh C. Câu 6: Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 8: Năm nay A 15 tuổi lên lớp 10. Để động viên con, bố A đã mua xe máy cúp 50 cho A. Nhưng A đã nói với bố: Con cảm ơn bố, sang năm con sẽ đi học bằng xe này ạ.Bạn A đã thực hiện đúng hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân hành pháp luật. Câu 9: Cá tổ chức, cá nhân không làm những việc mà pháp luật cấm là
- A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 10: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 11: Mọi người chủ động đến cơ quan chức năng để đăng ký tạm trú, tạm vắng là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 12: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 13: Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 14: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 15: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ A. gia đình. B. tình bạn. C. nhân thân. D. xã hội. Câu 16: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình thức A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 17: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. áp dụng pháp luật. B. thực hiện pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 18: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. không cho phép làm. D. quy định cho làm. Câu 19: Anh N không chấp hành quy định của cơ quan chức năng về việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nên bị chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế. Câu 20: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. BÀI 3: BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT Câu 1: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người? A. Khả năng về kinh tế, tài chính. B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh. C. Các mối quan hệ xã hội. D. Trình độ học vấn cao hay thấp.
- Câu 2: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về A. bổn phận. B. trách nhiệm. C. quyền. D. nghĩa vụ. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào A. khả năng của mỗi người. B. sở thích riêng biệt C. nhu cầu cụ thể. D. nguyện vọng của cá nhân, Câu 4: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được giảm nhẹ hình phạt. B. được đền bù thiệt hại. C. bị xử lí nghiêm minh. D. bị tước quyền con người. Câu 5: Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân là A. công dân bình đẳng về chính trị. B. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. công dân bình đẳng về kinh tế. D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Câu 6: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội. c. Đăng kí hồ sơ đấu thầu. D. Bảo vệ an ninh quốc gia. BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN, LĐ, KINH DOANH Câu 1: Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên A. sự quyết định của người sử dụng lao động. B. quy định của nhà nước. C. sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. D. sự đề nghị của người lao động. Câu 2: Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều được vay vốn để sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trên được hưởng quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng trong tài chính. B. Bình đẳng trong kinh doanh. C. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn. D. Bình đẳng trong chính sách kinh tế. Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân? A. Cấp vốn cho mọi doanh nghiệp. B. Chủ động mở rộng sản xuất. C. Khuyến khích phát triển lâu dài. D. Tích cực tìm kiếm khách hàng. Câu 4: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ A. tài sản. B. nhân thân. C. hôn nhân. D. sở hữu. Câu 5: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào? A. Nhân thân và lao động. B. Tài sản và sở hữu. C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và tài sản. Câu 6: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Tham vấn. B. Tài sản. C. Nhân thân. D. Đối lập. Câu 7: Giám đốc một khách sạn là ông A ép đầu bếp là chị H phải sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến thức ăn cho khách. Vì chị H không đồng ý và dọa sẽ làm đơn tổ cáo ông A nên ông A trì hoãn thanh toán tiền lương cho chị. ông A đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây? A. Chính sách bảo vệ người dân. B. Chế độ ưu tiên lao động nữ. C. Quy trình tuyển dụng nhân sự. D. Giao kết hợp đồng lao động.
- Câu 8: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền A. miễn giảm thuế. B. tăng thu nhập. C. kinh doanh không cần đăng kí. D. tự chủ đăng kí kinh doanh. Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bình đẳng giữa vợ và chồng. B. Bình đẳng giữa anh, chị, em. C. Bình đẳng giữa người trong dòng tộc. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con. Câu 10: Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự nguyện. B. Gián tiếp. C. Đại diện. D. Ủy quyền. Câu 11: Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện thông qua A. hợp đồng lao động. B. thỏa thuận mua bán. C. văn bàn dự thảo. D. dịch vụ truyền thông. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào A. khả năng của mỗi người. B. sở thích riêng biệt C. nhu cầu cụ thể. D. nguyện vọng của cá nhân, Câu 13: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A. hòa giải. B. điều tra. C. liên đới. D. pháp lí. Câu 14: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phân biệt chủ thể vi phạm là ai, giữ chức vụ gì, điều đó thể hiện sự bình đẳng về A. quyền. B. quyền lao động. C. trách nhiệm pháp lý. D. nghĩa vụ. Câu 15: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc A. áp đặt mọi quan điểm riêng. B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. C. sở hữu tài sản chung. D. lựa chọn hành vi bạo lực. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng A. Che giấu hành vi bạo lực B. định đoạt khối tài sản chung. C. Giúp đỡ nhau cùng phát triển D. lựa chọn nơi cư trú. Câu 18: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Hợp đồng kinh doanh. B. Hợp đồng lao động. C. Hợp đồng kinh tế. D. Hợp đồng làm việc. Câu 19: Khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Ủy quyền. B. Tự nguyện, bình đẳng C. Gián tiếp. D. Đại diện. Câu 20: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là A. tài sản có trong gia đình. B. tài sản hai người có được sau khi kết hôn. C. tài sản được cho riêng sau khi kết hôn. D. Tài sản được thừa kế riêng. Câu 21: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định. B. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp. C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 21: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về
- A. bổn phận. B. trách nhiệm. C. quyền. D. nghĩa vụ. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được giảm nhẹ hình phạt. B. được đền bù thiệt hại. C. bị xử lí nghiêm minh. D. bị tước quyền con người. Câu 23: Ông T luôn thực hiện đầy đủ, kịp thời việc kê khai và nộp thuế điện tử theo quy định cho công ty của mình. Việc làm đó của ông T thể hiện sự bình đẳng của công dân về phương diện nào trước pháp luật? A. quyền lợi. B. nghĩa lí. C. pháp lí. D. nghĩa vụ. Câu 24: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và A. người lao động B. người đại diện C. chủ đầu tư D. chủ doanh nghiệp Câu 25: Chị H đã trúng tuyển vào công ty X làm công nhân. Do chị bị ốm nên không thể đến công ty X làm thủ tục theo như lịch hẹn nên đã nhờ bạn tới ký hợp đồng vào làm việc thay mình. Chị H đã thực hiện không đúng nội dung nào trong nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? A. Gián tiếp ký kết. B. Giao kết trực tiếp. C. Tự nguyện, dân chủ. D. Tự do, bình đẳng. Câu 26: Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đình chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Tài sản. B. Giám hộ. C. Nhân thân.D. Kinh doanh. Câu 27. Phản ứng về việc anh P tự ý bán xe máy của hai vợ chồng để đánh bạc qua mạng, vợ anh là chị T đã bỏ về nhà mẹ đẻ. Mặc dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện nhưng bà M là mẹ anh P đã sang tận nhà bố mẹ đẻ chị T xúc phạm thông gia đồng thời ép anh P bỏ vợ. Khi biết chị T đồng ý ly hôn sau những chuyện như vậy, anh trai chị T là S đã đến nhà bà M gây rối nên bị chị Q con gái bà M đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Chỉ mình anh P. B. Vợ chồng anh P và bà M. C. Chỉ mình bà M. D. Anh S, T và chị Q. BÀI 5: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC Câu 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị.B. Đầu tư, phát triển.C. Kinh tế. D. Văn hóa, xã hội. Câu 2: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục. Câu 3: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm bảo quyền A. bình đẳng. B. tự do. C. và nghĩa vụ. D. phát triển. Câu 4: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện nâng cao trình độ là góp phần thực quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. tự do tín ngưỡng. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa, giáo dục. Câu 5: Các dân tộc đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục, được tạo điều kiện để mọi dân tộc đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục. Câu 6: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng A. giữa các dân tộc. B. giữa các công dân.
- C. giữa các vùng, miền. D. giữa các đảng phái. Câu 7: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực A. Văn hóa. B. kinh tế. C. chính trị. D. xã hội. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về A. thói quen vùng miền. B. tập tục địa phương, C. nghi lễ tôn giáo. D. trình độ phát triển. Câu 9: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. văn hóa. B. tín ngưỡng. C. tôn giáo. D. giáo dục. Câu 10: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 11: Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia đình anh M, đã sử dụng có hiệu có nguồn vốn vay của nhà nước để thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Ngoài ra ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông D cần thay đổi phương thức làm ăn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Gia đình anh M đã thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc của nhà nước ta trên phương diện A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Tôn giáo. D. Văn hóa. Câu 12: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người dân tộc thiểu số. Cho nên chị H đã nhờ cán bộ làm công tác mặt trận là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông U bà T thuyết phục không được, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông Q bà G. Những ai dưới đây đã thực hiện chưa tốt nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Mình ông Q. B. Ông Q và bà G C. Ông U và bà T. D. Bố mẹ P và bố mẹ H.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn