Đề cương ôn tập môn Chính trị học đại cương
lượt xem 17
download
Mời các bạn cùng tham khảo đề cương môn Chính trị học đại cương để có thêm tư liệu hỗ trợ phục vụ cho quá trình học tập, ôn luyện kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho bài thi kết thúc học phần gặt hái nhiều thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Chính trị học đại cương
- HỌC VIỆN BÁO CHÍ&TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC VẤN ĐỀ ÔN TẬP Môn: Chính trị học đại cương Dành cho các lớp Đại học I. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của chính trị học 1. Khái niệm: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp; các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ,tổ chức và sử dụng các quyền lực nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội; là hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phái,, nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. Chính trị học là khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị xã hội, cùng những thủ thuật chính trị để hiện thực hóa những quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước. CTH được hiểu ở hai góc độ: CTH đại cương CTH chuyên biệt 2. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của Chính trị học là những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị xã hội; những cơ chế tác động , cơ chế vận dụng: những phương thức, thủ thuật, công nghệ chính trị để hiện thực hóa những quy luật, tính quy luật đó. Đặc biệt là quy luật về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước
- trong đời sống xã hội. Chính trị học nghiên cứu: + Mục tiêu chính trị trước mắt và những mục tiêu triển vọng mang tính hiện thực, cũng như con đường giải quyết những nghĩa vụ để đạt được mục tiêu đó. + Những phương pháp, phương tiện, thủ thuật cộng hình thức tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. + Việc lựa chọn và sắp xếp cán bộ thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ đó. Một hệ thống những quan hệ xã hội đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà nước: chính học nghiên cứu: + Mối quan hệ giữa các giai cấp ( thực chất là quan hệ về lợi ích chính trị mà các giai cấp theo đuổi). + Hệ thống Đảng chính trị, mối quan hệ qua lại giữa chúng dẫn đến hình thành: lý luận chung chính trị cộng kinh nghiệm hoạt động và biệc vận dụng những kinh nghiệm đó vào việc xác định. + Nhà nước và tính chất nhà nước; cơ cấu và cơ chế sử dụng quyền lực nhà nước. + Nhà nước quan hệ dân tộc và các tầng lớp xã hội khác nhau ( hình thành lý luận dân tộc và vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc ). + Việc lựa chọn và sử dụng con người thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ chính trị cụ thể. + Quan hệ giữa các quốc gia ( hình thành học thuyết chính trị quốc tế ). 3. Chức năng của Chính trị học : Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế. Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực
- tiễn : lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ. 4. Nhiệm vụ của Chính trị học : Trang bị cho đội ngũ lãnh đạo chính trị những tri thức, kinh nghiệm cần thiết, giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm : giáo điều, chủ quan, duy ý chí… Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể. Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch địch chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị. Phân tích các thể chế chính trị vầ mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ. 5. Phương pháp nghiên cứu của Chính trị học. Hệ thống phương pháp của Chính trị học bao gồm ba cấp độ : phương pháp luận, hệ phương pháp riêng và những phương pháp cụ thể. Phương pháp luận : Chính trị học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội. Phương pháp riêng : Chính trị học sử dụng triệt để phương pháp thống nhất giữa loogic vầ lịch sử, phân tích và hệ thống. Phương pháp cụ thể : phương pháp so sánh ( chính trị học so sánh) , phương pháp thực nghiệm chính trị và hàng loạt phương pháp công cụ : thống kê, mô hình hóa, miêu tả…
- II. Tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại. Trả lời Điều kiện kinh tế chính trị của Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc : Xã hội Trung Quốc chuyển từ chiếm hữu nô lệ sang phong kiến Đồ sắt xuất hiện, năng xuất lao động cao, mâu thuẫn xã hội gay gắt Nhà Chu thống trị thiên hạ chỉ về hình thức, các nước chư hầu không phục tùng nhà Chu nữa mà mang quân thôn tính lẫn nhau, xã hội đại loạn Nhiều học thuyết chính trị đã ra đời để đáp ứng sự đòi hỏi của lịch sử. TƯ TƯỞNG CỦA PHÁI NHO GIA : Khổng Tử là nhà tư tưởng nổi bật nhất của phái Nho gia. Tư tưởng của ông được thể hiện rõ nét trong bộ Ngũ kinh ( Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) và Tứ thư ( Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh tử). Tư tưởng của Khổng Tử trước hết là vì sự bình ổn xã hội một xã hội ‘’ Thái bình thịnh trị’’ Học thuyết của Khổng Tử về cơ bản là học thuyết chính trị đạo đức. Tư tưởng của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm của ông về NHÂN, LỄ, CHÍNH DANH . NHÂN : Là thước đo, là chuẩn mực quyết định thành bại, tốt hay xấu của chính trị. Nó bao gồm : + Thương yêu con người và hình thành lên hai nguyên tắc : ‘ Điều mình không muốn thì đừng đối xử với người’’ ‘’ Mình muốn thành đạt thì làm cho người khác thành đạt’’ + Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ là Nhân + Tôn trọng và sử dụng người hiền.
- LỄ : vốn là quy định, là nghi thức trong cúng tế, đây còn là phương thức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội. + Lễ tạo cho con người biết phân biệt trên dưới, biết thân phận, vai trò, địa vị của mình trong xã hội, biết phục tùng theo điều hành ( hợp Lễ) và xa rời điều ác ( trái Lễ). + Lễ được rằng buộc trong Ngũ Luân : Quan hệ vua tôi ( lấy chữ Trung làm đầu ) Quan hệ Cha con ( lấy chữ Hiếu làm đầu) Quan hệ Vợ chồng ( lấy chữ Tiết làm đầu) Quan hệ Anh Em ( lấy chữ Đễ làm đầu) Quan hệ Bạn – bè ( lấy chữ Tín làm đầu) CHÍNH DANH : Sự thống nhất giữa Nhân và Lễ thể hiện trên bình diện chính trị là Chính danh. Chính danh là danh phận đứng đắn ngay thẳng. + Xác định danh phận, đẳng cấp và vị tri của từng cá nhân trong tầng lớp xã hội. Ai ở vị trí nào thì làm tròn bổn phận ở vị trí ấy ‘’ quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử ‘’ + Danh phải phù hợp với thực vì lời nói phải đi đôi với việc làm. + Chính danh đòi hỏi mọi người phải rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất ; cũng như yêu cầu xã hội, các nhà quản lý phải biết tu thân để làm gương cho dân và phải sử dụng con người đúng với năng lực phẩm chất của họ. Đây là mầm mống của quan điểm về công bằng xã hội tương đối tiến bộ. Chốt lại : Nội dung xuyên suốt trong tư tưởng của Khổng tử là tư tưởng ‘’ Đức trị ‘’ dùng đạo đức và luân lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội và nhà nước ; làm tiêu chuẩn chi phối các hành vi chính trị.Ba yếu tố có quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành tính chặt chẽ cho học thuyết. MẠNH TỬ Mạnh Tử đựơc coi là người kế thừa xuất sắc và chính thống học thuyết của
- Khổng Tử. Học thuyết của ông là sự phản ánh thực trạng xã hội thời đó theo khuynh hướng cải lương điều hòa mâu thuẫn giai cấp có lợi cho bọn địa chủ quí tộc hơn là bọn quí tộc chủ nô đã đến bước đường cùng. Tư tưởng của Khổng Tử bao gồm các nội dung cơ bản sau đây : + Tư tưởng hai hạng( quân tử và tiểu nhân ) người và thuyết tính thiện : Kế thừa quan điểm của khổng tử về phân chia hai hạng người trong xã hội là quân tử và tiểu nhân, nhưng cụ thể hóa hơn, ông xác định rõ ràng quân tử là những người “lao tâm cai trị người”. và được người cung phụng. Tiểu nhân là những người lao lực bị người cai trị và phải cung phụng cho người. Bản tính con người là thiện, tính thiện là bốn đức tốt nhân, nghĩa, lễ, trí. Bốn cái đó là trời phú, có giữ được hay không là do tâm của mình. Nếu tâm có đầy đủ 4 đức tính đó thì người với trời hòa hợp. + Chính trị “vương đạo, nhân chính và được lòng dân( quan niệm vua – tôi – dân)”: Mạnh Tử đề cao vương đạo kịch liệt phê phán bá đạo. Ông coi vương đạo là dùng nhân nghĩa mà trị dân, còn bá đạo là dùng bạo lực để cai trị mà mục đích là tranh lợi. Tranh lợi là nguồn gốc của mọi rối ren, cướp đoạt lẫn nhau. Vương đạo phải thi hành nhân chính, thi hành chính trị được lòng dân. Một câu nói nổi tiếng của ông là: dân là quí, xã tắc là phụ, vua là thường. Ông cho rằng phải phân phối đất đai cho dân cày cấy, làm cho dân no ấm, sau đó với thúc đẩy dân làm điều thiện. Không cho dân có hằng sản, để cho dân sinh tội lỗi rồi lại dùng hình phạt ra mà trị dân như vậy là chăng lưới để bẫy dân. Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra luận điểm tôn trọng dân : ‘’ Dân là quý nhất, quốc gia đức thứ hai, vua là không đáng trọng ‘’ TƯ TƯỞNG CỦA PHÁI PHÁP GIA :
- Người hoàn thiện và phát triển học thuyết chính trị của phái Pháp gia là Hàn Phi tử. Theo ông con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô, tính toán để kiếm lợi cho mình. Cho nên không thể cai trị bằng nhân, lễ, nghĩa được. Ông kiên quyêt phủ nhận lý luận chính trị thần quyền. Đối với ông “người cai trị mà mê tín quỉ thần thì tất nhiên mất nước”. Từ đó ông tập trung vào 3 nguyên lý trong chính trị đó là Pháp, Thế, Thuật.Pháp là trung tâm và thật, thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp. Trọng pháp: Pháp là những quy định, những luật lệ, là nội dung của chính sách cai trị do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo. +Ông khẳng định tầm quan trọng của pháp luật và cho rằng, pháp luật phải công khai, ai cũng phải biết và không ai được tự ý thay đổi. Việc làm cho pháp luật không bị hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao cuả chính trị. + Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp ví như cán cân tiêu biểu cho lẽ công bằng.
- Trọng thuật: Thuật là thủ đoạn, phương pháp, cách thức, mưu lược của “ người làm vua” +Thuật là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi …. Dùng thuật để làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết được. Dùng thuật để thấy rõ tính trung hay gian của bề tôi do đó mà điều khiển được bề tôi. Trọng thế: Thế là vị thế, quyền uy, thế lực của người cai trị. Nó là cái đặc biệt cần thiết đối với người cầm quyền. + Ông cho rằng chỉ có pháp và thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người có làm vua có thuật điều khiển các bầy tôi cũng không thể đảm bảo cho các bầy tôi phục tùng sự cai trị của vua. Do vậy theo ông Thế là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách tự nhiên trong chủ nghĩa nhân trị Quan hệ giữa pháp, thuật, và thế: Nếu thế nằm trong tay người kém cỏi cũng có thể gây hại và làm rối lọan đất nước. Nên quyền lực được đặt cho những người trung bình. Pháp và thế không tách rời nhau, biết giữ gìn pháp và thế thì đất nước yên trị. Nếu trái pháp bỏ thế thì nước nổi loạn. Pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp. Ông cho rằng thưởng phạt là công cụ để chấp hành pháp luật. Do vậy, ông chủ chương phạt nặng và thưởng hậu để chấp hành pháp. Theo ông hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu loại người: bọn hàng giặc chạy dài, sợ chết: bọn tự cao học đại, tự lập ra cá học thuyết và bọn lìa xã pháp luật: bọn ăn chơi xa xỉ: bọn bạo ngược, ngạo mạn: bọn dung thứ lũ giặc, giấu giếm kẻ gian:bọn nói kheo dối trá. Dùng hình phạt để khuyến khích sau loại người: những người lăn mình vào chốn hiểm nghèo, hy sinh thành thực: những người ít nghe lời bậy, tuân theo pháp luật: những người dốc hết sức mà làm ăn, làm lợi cho đời: những người trung hậu thật thà, ngay thẳng: những người trọng mạng mình: những người giết giặc trừ gian. Có thể nói rằng : Tuy còn mang tính sơ khai, nhưng các trường phái chính trị của Trung Quốc cổ đại đã đặt nền móng cho luồng tư tưởng sau này.Việc kế thừa có chọn lọc những tri thức đó là cần thiết cho thực tiễn chính trị hôm nay. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM Sự ảnh hưởng của Nho Gia đến đởi sống chính trị xã hội Việt Nam Ưu điểm :
- + Nho gia đã giúp cho nền phong kiến Việt Nam vững mạnh ( là nền tảng lý luận để tổ chức nhà nước, pháp luật, phát triển kinh tế xã hội) + Thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông đưa Nho gia trở thành quốc giáo ở nước ta. + Trong thời kỳ đó, Lê Thánh Tông còn tuyển chọn nhân tài từ nhiều khoa thi để sắp xếp vào bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Nhược điểm: + Nho gia không chú ý đến phát triển khoa học kỹ thuật dẫn đến nước ta bị kìm hãm sự phát triển nhiều thế kỷ. Sự ảnh hưởng của Pháp gia đến đời sống chính trị Ưu điểm : Luật Hình Thư, Luật Hồng Đức, Luật Gia Long… Nhược điểm: Các bộ luật khá nghiêm ngặt. 3. Tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại và phương Tây cận đại. Trả lời Điều kiện kinh tế xã hội của Hy Lạp cổ đại : + Đồ sắt xuất hiện phổ biến + Sản xuất hàng hóa ra đời + Thương nghiệp ra đời và phát triển + Phân công lao động xã hội và phân hóa giàu nghèo Các nhà tư tưởng chính trị cơ bản : 1. Hê rô đốt ( 484425 trước Công nguyên) Hêrêđốt được coi là người cha của chính trị học. Ông là người đầu tiên phân biệt và so sánh các thể chế chính trị khác nhau. Theo ông, có ba thể chế chính trị: quân chủ, quý tộc và dân chủ. Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua. Vua có công lập quốc, sống vì nước, vì dân. Vua có quyền cấm tất cả những ý kiến phản
- biện, phản kháng. Đặc quyền và lạm dụng quyền lực khiến vua dễ trở thành tội lỗi. Quý tộc: là thể chế được xây dựng trên cơ sở cầm quyền của một nhóm người ưu tú nhất của đất nước, vì lợi ích chung. Tuy nhiên, thể chế này dễ có sự khác biệt, bất hòa, chia bè kéo phái dẫn đến tranh giành, tàn sát lẫn nhau. Dân chủ: là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm bằng con đường bỏ phiếu để trao những chức vụ công cộng một cách đúng đắn và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, xây dựng nhà nước trên nguyên tắc cơ bản: tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng khi dân chúng có trình độ thấp thì dễ bầu ra những người lãnh đạo kém hiểu biết. Họ dễ bị kích động bởi các cá nhân cầm quyền, từ đó xảy ra tình trạng vô chính phủ. 2. Xênôphôn (khoảng 427 – 355 TCN) Ông thuộc tầng lớp quý tộc. Khi bàn về chính trị, ông bàn về cách cai trị và cách quản lý. Ông thấy chính trị có một nghệ thuật thực hành, nghệ thuật cao nhất – nghệ thuật của bậc đế vương. Ai nhận thức được các vấn đề chính trị sẽ trở thành người trung thực, người tốt. Ai ngu dốt về chính trị sẽ rơi vào hàng nô lệ. Tư tưởng chính trị của ông thể hiện ở quan điểm về thủ lĩnh chính trị. Theo ông, thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục, biết cảm hóa người khác. Nhưng người thủ lĩnh cũng phải có những phẩm chất đặc biệt như biết bảo vệ lợi ích chung, có khả năng tập hợp sức mạnh của quần chúng. Thiên tài của thủ lĩnh không phải tự nhiên mà có. Nó sinh ra từ sự kiên nhẫn, từ khả năng chịu đựng lớn vể mặt thể chất, với ý chí sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm. 3. Platôn (428 – 347 TCN) Platôn là nhà triết học thiên tài, đồng thời còn là nhà chính trị xuất sắc. Tư tưởng chính trị của ông được phản ánh trong tác phẩm: “Nước cộng hòa”, “Các đạo luật và Nền chính trị”. Ông là người đầu tiên đạt tới quan niệm giá
- trị phổ biến, tầm vĩ mô của chính trị và hoạt động chính trị, tiêu chuẩn của nền chính trị đích thực. Khi bàn về khái niệm chính trị, Platôn cho rằng chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, là nghệ thuật dẫn dắt xã hội con người. Chính trị tự phân chia thành pháp lý, hành chính, tư pháp, ngoại giao… Chính trị là nghệ thuật cai trị. Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. Chính trị phải là sự chuyên chế, tất cả các cá nhân phải phục tùng quyền uy. Tự do chỉ dẫn đến hỗn loạn, gây tai họa cho đời sống công dân. Xã hội lý tưởng của Platôn là xã hội được trị vì bởi sự thông thái. Ông chia xã hội thành ba hạng người: + Các nhà triết học thông thái đảm nhận vai trò lãnh đạo, cai trị, quản lý nhà nước. + Tầng lớp chiến binh bảo vệ an ninh xã hội. + Tầng lớp nông dân, thợ thủ công làm ra của cải, vật chất, đảm bảo cuộc sống cho xã hội. Công lý là ở chỗ, mỗi hạng người làm hết trách nhiệm của mình, hoạt động phù hợp với chức năng của mình. Theo Platôn, điều kiện và cơ sở để duy trì một xã hội được cai trị bởi những người thông thái là phải thực hiện cộng đồng về tài sản và hôn nhân. Ông chủ trương xóa bỏ sở hữu cá nhân (vì nó là nguồn gốc sinh ra cái ác) và tình yêu gia đình, thay vào đó là những tổ chức cộng đồng. Như vậy, xóa cá nhân vì một xã hội lý tưởng, Platôn đã biến phương tiện thành mục đích. Đó là khởi nguồn của “chủ nghĩa cộng sản không tưởng”. Ông cho rằng, khi lãnh đạo nhà nước, cần gạt sang một bên ý chí cá nhân, trước tiên phải dựa vào tôn giáo và pháp luật. Sự chuyển hóa quyền lực trong xã hội là do có sự đối kháng về quyền lợi và những vận động về chính trị. => Quan điểm chính trị của Platôn còn nhiều mâu thuẫn: vừa đòi hỏi xóa bỏ tư hữu, vừa muốn duy trì chế độ đẳng cấp. Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng và công lý nhưng đồng thời lại bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc, chủ nô. Tuy nhiên, ông đã có những quan niệm cụ thể và hệ thống về chính trị và sự phát triển của xã hội nói chung.
- 4. Arixtốt (384 – 322 TCN) Arixtốt là nhà bác học vĩ đại của văn minh Hy Lạp. Trong hai công trình nghiên cứu và chính trị là “Chính trị” và “Hiến pháp Aten”, ông đã tổng kết và phát triển tài tình các kết luận của các bậc tiền bối về nguồn gốc và bản chất, hình thức và vai trò của nhà nước pháp quyền. Theo Arixtốt, nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Con người là “động vật chính trị” Bản tính của con người là sống trong cộng đồng. Hình thức tổ chức cuộc sống cộng đồng trong một thể chế xã hội nhất định được gọi là nhà nước. Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước và sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ. Nó được phát triển từ gia đình và làng xã. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố chính quyền nhà nước. Thể chế chính trị điều hành, quản lý xã hội về ba phương diện: lập pháp, hành pháp và phân xử. Sứ mệnh của nhà nước là lãnh đạo tập thể các công dân, quan tâm tới các quyền chung của công dân, làm cho mọi người sống hạnh phúc. Điều đó lại chính là bản chất và chức năng của pháp luật. Công lý chính là hành động một cách công bằng theo pháp luật. Thông qua pháp luật, các quyền chung của công dân được thể hiện và củng cố. Ông cho rằng, không một loại hình chính phủ nào là duy nhất có thể phù hợp với tất cả mọi thời đại và các nước. Ông phân loại chính phủ theo tiêu chuẩn số lượng (người cầm quyền) và chất lượng (mục đích của sự cầm quyền). Kết hợp hai mặt đó, có thể sắp xếp chính phủ theo hai loại: chính phủ chân chính là: quân chủ, quý tộc, cộng hòa, chính phủ biến chất là: độc tài, quả đầu, dân trị. Ông nhiệt thành ủng hộ chế độ quân chủ, coi như hình thức tổ chức nhà nước thần thánh và ưu việt nhất. => Tư tưởng chính trị của Arixtốt chứa đựng những giá trị tích cực sau: Con người có khuynh hướng tự nhiên gắn bó với nhau thành xã hội. Do đó, con người là động vật công dân, động vật chính trị, sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- Chính trị là làm sao trong đời sống cộng đồng, cái chung cao cả hơn cái cá nhân riêng biệt, con người sống ngày càng tốt hơn. Chính trị phải giáo dục đạo đức và phẩm chất cao thượng cho công dân. Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân. Chế độ dân chủ sẽ chuyển thành chế độ mị dân hoặc độc tài nếu: ý chí cá nhân thay thế pháp luật, chế độ bị trao cho những tên nịnh bợ, gian xảo, ham quyền lực… Không thể hoạt động chính trị nếu bị dục vọng của cải chi phối và sự dốt nát chế ngự. Chế độ quân chủ là hình thức sơ khai vì không có ai uy tín bằng lãnh tụ chiến thắng. Nhưng khi xã hội phát triển, người tốt, người giỏi có nhiều thì chế độ chính trị phải thay đổi. Mặc dù hạn chế bởi mục tiêu giai cấp, bởi quan điểm cổ đại hẹp hòi về quyền tự do cá nhân cho những người nô lệ và lao động… song với nhãn quan uyên thâm và sâu sắc, tư tưởng chính trị của Arixtốt có ý nghĩa là sự tổng hợp và khái quát hóa những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI Điều kiện kinh tế xã hội phương Tây cận đại : + Chủ nghĩa tư bản ra đời với sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ + Kinh tế có sự phát triển mạnh chưa từng thấy + Những giá trị dân chủ, tự do, tư hữu được đề cao Các tư tưởng chính trị tiêu biểu : 1. Tư tưởng chính trị J.lốc cơ + Tự do là giá trị chủ đạo của chính trị của pháp quyền tự nhiên. Đó là tư tưởng coi trọng quyền tự nhiên trong lịch sử, là chuyển pháp quyền tự nhiên sang tự do cá nhân.
- +Trong tư tưởng của ông còn nêu ra nguồn gốc, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước: Trong trạng thái tự nhiên thì con người có các quyền được sống, quyền tự do,bình đẳng và tư hữu đó là quyền tối cao và bất khả xâm phạm “ Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và cần phải được bình đẳng về quyền” Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của dân Nhà nước – xã hội chính trị xã hội công dân thực chất là một “ Khế ước xã hội”. Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân là tiêu chí căn bản xác định giới hạn và phạm vi hoạt động của nhà nước. Phân quyền là tất yếu kỹ thuật của những thể chế chính trị tự dovà để chống lại độc tài , phải thực hiện sự phân quyền, quyền lực phải phân theo ba lĩnh vực : lập pháp, hành pháp, liên hợp. Ông phủ nhận chế độ quân chủ chuyên chế và ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến.. Học thuyết của ông trở thành sự luận giải cho các cuộc cách mạng tư sản lớn với những tuyên ngôn nổi tiếng ( Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789). 2. Tư tưởng của SL Mông tét xki ơ ( 16891775) Học thuyết về nguồn gốc nhà nước : Ông cho rằng nhà nước xuất hiện ở một trình độ phát triển nhất định của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện một cách tất yếu khi mà trong xã hội xuất hiện tình trạng chiến tranh mà không thể chấm dứt bằng bạo lực nhà nước là sản phẩm của mâu thuẫn và không thể điều hòa. Lý luận chỉnh thể : Ông có tư tưởng chống lại nhà nước chuyên chế và có thiện cảm với thể chế cộng hòa ( dân chủ và quý tộc) + Nền cộng hòa dân chủ theo ông là quyền lực tối thượng trong tay nhân dân.Đặc trưng của pháp luật trong xã hội là duy trì sự bình đẳng trong
- sáng. + Nền cộng hòa quý tộc : Quyền lực tối cao nằm trong tay một vài người. + Nền quân chủ : Quyền lực nằm trong tay một người, cai trị bằng những luật lệ cố định đã thiết lập. Học thuyết về sự phân quyền : Thể chế chính trị tự do phải là thể chế chính trị mà trong đó, quyền lực tối cao phân chia thành ba quyền : lập pháp, hành pháp, tư pháp. + Quyền lập pháp : là biểu hiện chung ý chí chung quốc gia. + Quyền hành pháp : là việc thực hiện những luật pháp đã được thiết lập. + Quyền tư pháp : là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột cá nhân. Tuy là vẫn mang tư tưởng quý tộc thỏa hiệp( bảo vệ tư tưởng quân chủ lập hiến) nhưng nhìn chung, tư tưởng phân quyền của ông có sự ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử chính trị nhân loại. 4.Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị? Trả lời : Chính trị là hoạt động trong quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước, là sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà nước và hoạt động thực tiễn của các giai cấp, đảng phải, nhà nước nhằm tìm kiếm khả năng thực thi những đường lối, những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người.
- Là một bộ phận cấu thành của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ: Bản thân Hồ Chí Minh là một “nhà chính trị chuyên nghiệp”. Lĩnh vực chính trị Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh để tâm nhiều hơn cả. Chính trị là một lĩnh vực mà Hồ Chí Minh có nhiều sáng tạo độc đáo, nhất là sự sáng tạo ấy có ảnh hưởng tích cực tới cách mạng thế giới, được quốc tế thừa nhận. Có thể khái quát một số nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: 1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội: Trong toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, tư tưởng bao trùm là tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tư tưởng đó được Người quán triệt và thể hiện trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Đây là hạt nhân cốt lõi nhất trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, đồng thời là tư tưởng trọng tâm xuyên suốt toàn bộ hệ thống. Độc lập dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung: Dân tộc đó phải thoát khỏi nô lệ (dưới mọi hình thức) bằng con đường cách mạng do chính dân tộc đó tiến hành. Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phải có quyền tự quyết định sự phát triển của dân tộc mình. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự chứ không phải giả hiệu, phải thực hiện các giá trị như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhân dân chứ không phải chỉ là những lời tuyên bố hoa mỹ. Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Phải tự giành lấy con đường cách mạng, tự lực tự cường và tự trọng. Người cho rằng, một dân tộc không có khả năng ý thức độc lập, tự lực tự cường thì dân tộc đó không xứng đáng được hưởng độc lập. Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó độc lập là tiền đề, là điều kiện để đi đến chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là bảo đảm chắc chắn nhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc. Điều này bắt nguồn từ bản chất của sự vận động lịch sử mà sau những tìm tòi công phu cùng sự nếm trải thân phận của một người dân mất nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức được. Người chỉ rõ rằng, giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản cũng giành độc lập, nhưng sau đó nó quay lại thống trị dân tộc, áp bức nhân dân. Chỉ có giai cấp công nhân sau khi giành độc lập dân tộc thì không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội. Do đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mang tính cách mạng phổ biến của cách mạng thể giới, mang tính quy luật của thời đại. Người khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phong này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”. Đó là con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc ta và các dân tộc bị phụ thuộc. Tư tưởng cách mạng đó của Người đã đặt nền tảng vững chắc cho đường lối xuyên suốt toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam. 2. Tư tưởng về đại đoàn kết: Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh, trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta và là một nhân tố cực kỳ quan trọng thường xuyên góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta qua mọi thời kỳ. Hồ Chí Minh quan niệm sức mạnh là ở đại đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng của toàn xã hội. Đoàn kết trên lập trường của giai cấp công nhân, được thể hiện trên mọi phương diện: đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Người chỉ rõ: “Quan sơn muôn dặm một nhà
- Vì trong bốn biển đều là an hem” Và khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đoàn kết, theo Hồ Chí Minh, phải dựa trên cơ sở có lý, có tình, có nghĩa, đoàn kết là để phát triển, để làm tốt hơn nhiệm vụ cách mạng, cách mạng muốn thắng lợi thì phải đoàn kết, đoàn kết lấy liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích. Chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa là sự đúc kết và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước, vừa thể hiện tinh thần bất hủ của chủ nghĩa Mác – Lênin là “Vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới đoàn kết lại”. Trong sự nghiệp đổi mới hôm nay, Đảng và nhân dân ta hơn bao giờ hết, đã và đang giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” vì hòa bình, độc lập, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, thông qua thương lượng để tìm giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề còn tồn tại và tranh chấp, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác, và phát triển. 3. Tư tưởng về Nhà nước của dân, do dân, vì dân: Hồ Chí Minh rất chú trọng tới xây dựng Nhà nước kiểu mới – nhà nước dân chủ cộng hòa. Điều mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là tính chất nhà nước. Nhà nước đó có phải là nhà nước của dân hay không? Chế độ dân chủ có phù hợp với chế độ nhà nước hay không? Người khẳng định rằng: Cách mạng Việt Nam muốn thành công thì không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, con đường của Cách
- mạng Tháng Mười Nga. Người quyết định lựa chọn kiểu nhà nước theo chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng không “bê nguyên xi” kiểu nhà nước Xô Viết vào hoàn cảnh nước ta. Người chủ trương lập nhà nước cộng hòa dân chủ (tức là nhà nước dân chủ nhân dân). Dân chủ có nghĩa là “dân làm chủ”. Hồ Chí Minh quan niệm, giá trị thực chất của dân chủ là phải có cơm ăn, áo mặc, học hành… Người chỉ rõ vai trò động lực của dân chủ, xem dân chủ là chìa khóa của tiến bộ xã hội. Người chủ trương thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân, giáo dục nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, dân chủ gắn liền với nghĩa vụ của công dân, dân chủ gắn với pháp luật, gắn với tập trung. Hồ Chí Minh phê phán bệnh độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, vô chính phủ. Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền lợi đều vì dân, bao nhiều quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Từ quan niệm này, Hồ Chí Minh cho rằng: chế độ dân chủ phù hợp với nhà nước ta. Đó là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. Tính chất nhân dân và bản chất giai cấp của nhà nước ta được Hồ Chí Minh xác định rõ ràng và đích thân Người cùng toàn Đảng, toàn dân, ra sức xây dựng. Người chỉ rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam…” và “Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra chính phủ. Chính phủ đó là thật, là chính phủ của toàn dân”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân cũng có nghĩa là dân có quyền kiểm soát nhà nước. Người viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”. Như vậy, dân được đặt ở vị trí tối thượng và quyền có được bảo đảm trong thực tế không chỉ ở trên lời nói. Nhà nước của dân, theo quan niệm của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ dân không chỉ có quyền giám sát, kiểm tra mà còn có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc
- hội và Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Về bản chất giai cấp của nhà nước ta, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, Đảng ta là Đảng cầm quyền, nhà nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, mang tính chất dân chủ nhưng dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông dân – trí thức, do giai cấp công nhân lãnh đạo, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, thực hiện sự thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rõ ràng. Cùng những quan điểm trên, Hồ Chí Minh còn nêu lên quan điểm phục vụ của cán bộ nhân viên nhà nước là: Việc gì có lợi cho dân, thì làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân, thì phải hết sức tránh. Chú ý thật sự đến quyền lợi của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đến quyền lợi thiết thực hàng ngày của dân, “làm cho dân có ăn, làm dân cho có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”, chống đặc quyền đặc lợi và các tiêu cực khác, giữ bộ máy nhà nước thật trong sạch. Người thường xuyên nhắc nhở rằng, Nhà nước ta không phải bộ máy áp bức dân, cán bộ viên chức nhà nước không phải là những người “làm quan cách mạng” bóc lột nhân dân, kéo bè cánh để thu vén lợi ích cá nhân. Người căn dặn, cán bộ phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhân dân, thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, nếu phạm khuyết điểm thì cả quyết công khai sửa lỗi của mình. Người nói: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lỗi lầm trên này thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức tiến bộ thêm. Ai đã phạm những lầm lỗi này, thì phải hết sức sửa chữa, nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung.” Người nhấn mạnh: “Cơ quan của chính phủ tư toàn quốc cho đến các làng xã đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt, thuộc về bản chất của nhà nước ta từ năm 1945 đến này và mãi về sau này, chừng nào xã hội còn giai cấp và nhà nước. 4. Lý luận về Đảng cầm quyền:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập kinh tế chính trị
56 p | 1219 | 623
-
Đề cương ôn tập thi lý luận chính trị cuối khoá môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
28 p | 1070 | 256
-
Đề cương ôn tập thi lý luận chính trị cuối khóa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
28 p | 762 | 219
-
Đề cương ôn tập môn Lịch sử học thuyết kinh tế
33 p | 1298 | 198
-
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
60 p | 771 | 177
-
Đề cương ôn thi tốt nghiệp 2012 môn chính trị - Nguyễn Ngọc Tùng
18 p | 940 | 169
-
Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam (Năm 2015)
13 p | 424 | 107
-
Đề cương ôn tập môn Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật XHCN
39 p | 1014 | 75
-
Đề cương ôn tập môn đường lối cách mạng
44 p | 472 | 62
-
Đề cương ôn tập môn Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước
14 p | 438 | 54
-
Đề cương ôn tập tốt nghiệp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
32 p | 245 | 40
-
Đề cương ôn tập môn Chính sách xã hội
33 p | 421 | 39
-
Đề Cương ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng Sản
7 p | 312 | 32
-
Đề cương ôn tập môn Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và Lịch sử ĐCS Việt Nam
16 p | 242 | 17
-
Đề cương ôn tập môn Chính trị - Có hướng dẫn trả lời
7 p | 134 | 11
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị
24 p | 11 | 5
-
Đề cương ôn tập Tình hình và Nhiệm vụ của địa phương tỉnh
14 p | 134 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn